Soạn giáo án Địa lý lớp 6 - HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    1. Hơi nước và độ ẩm của không khí.
    - Không khí có chứa một lượng hơi nước nhất định. Nguồn cung cấp hơi nước cho khí quyển chủ yếu là từ biển và đại dương.
    - Hơi nước tạo nên độ ẩm của không khí.
    - Dụng cụ để đo dộ ẩm: Ẩm kế
    - Nhiệt độ càng cao thì khả năng chứa hơi nước càng nhiều.
    - Không khí bão hòa hơi nước khi nó chứa một lượng hơi nước tối đa.
    - Khi không khí đã bão hòa, mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh đi do bốc lên cao, hay do tiếp xúc với không khí lạnh thì hơi nước trong không khí sẽ đọng lại thành hạt nước. Hiện tượng đó gọi là sự ngưng tụ.

    2. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên trái đất.
    a) Mưa
    - Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước trong không khí bị ngưng tụ tạo thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất tạo thành mưa.
    - Tính lượng mưa: để tính lượng mưa ở một địa phương người ta dùng thùng đo mưa (hay vũ kế).
    + Lượng mưa trong ngày bằng tổng lượng mưa đo được sau các trận mưa trong ngày.
    + Lượng mưa trong tháng bằng tổng lượng mưa các ngày trong tháng.
    + Lương mưa trong năm bằng tổng lượng mưa của 12 tháng.
    + Lượng mưa trung bình năm bằng tổng lượng mưa của các năm trên số năm.
    b) Sự phân bố lượng mưa trên thế giới.
    - Các khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 2000mm là: dải đồng bằng ven biển phía Tây của Bắc Mĩ, khu vực Trung Mĩ, vùng xích đạo phía Bắc Braxin, vùng ven vịnh Chilê, Inđônêxia, ven vịnh Bengan và vùng ven biển phía Đông Ô-xtrây-li-a...
    - Các khu vực có lượng mưa trung bình năm dưới 200mm là: Bắc Phi, khu vực Tây Nam Á, sơn nguyên Tây Tạng (Trung Quốc, nội địa Ô-xtrây-lia, phía Bắc Canada, một phần bán đảo Grơnlen, Đông Bắc Liên Bang Nga...
    ⟹ Sự phân bố lượng mưa trên thế giới không đều từ xích đạo về hai cực, tập trung chủ yếu ở khu vực xích đạo (vĩ độ thấp), vùng ven biển đón gió hoặc có dòng biển lạnh chạy qua. Khu vực vĩ độ cao lạnh giá, vùng nội địa...