Soạn giáo án Tiếng Việt lớp 5 - CHÍNH TẢ: ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ; MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    I. Nghe – viết: Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ
    Phrăng Đơ Bô-en là một người lính Bỉ trong quân đội Pháp xâm lược Việt Nam. Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng. Một lần, rơi vào ổ phục kích,ông bị địch bắt. Địch dụ dỗ, tra tấn thế nào cũng không khuất phục được ông, bèn đưa ông về giam ở Pháp.
    Năm 1986, Phan Lăng cùng con trai đi thăm Việt Nam, về lại nơi ông đã từng chiến đấu vì chính nghĩa.
    Theo Như Kim

    II. Nghe – viết: Một chuyên gia máy xúc
    Qua khung cửa kính buồng máy, tôi nhìn thấy một người ngoại quốc cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng. Tôi đã từng gặp nhiều người ngoại quốc tới tham quan công trường. Nhưng người ngoại quốc này có một vẻ gì nổi bật lên khác hẳn các khách tham quan khác. Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khỏe, khuôn mặt to chất phác…, tất cả gợi lên ngay từ phút ban đầu những nét giản dị, thân mật.

    III. Nhớ - viết: Ê-mi-li,con…
    Ê-mi-li con tôi!
    Trời sắp tối rồi…
    Cha không bế con về được nữa!
    Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa
    Đêm nay mẹ đến tìm con
    Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn
    Cho cha nhé
    Và con sẽ nói giùm với mẹ:
    Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn!
    Oa-sinh tơn
    Buổi hoàng hôn
    Ôi những linh hồn
    Còn, mất?
    Đã đến phút lòng ta sáng nhất!
    Ta đốt thân ta
    Cho ngọn lửa sáng lòa
    Sự thật.​

    IV. Quy tắc đánh dấu thanh các tiếng chứa uô/ua, ươ/ua, iê/ia
    - Trong tiếng có chứa ia (không có âm cuối): Đặt dấu thanh ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi ia – chữ i.
    VD: nghĩa, mía, tía, lìa, bịa,…
    - Trong tiếng có chứa iê (có âm cuối): Đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi iê – chữ ê.
    VD: chiến, tiến, diện, tiễn, tiền, khiển,…
    - Trong tiếng có chứa ua (tiếng không có âm cuối): Đặt dấu thanh ở chữ cái đầu của âm chính ua – chữ u.
    VD: múa, của, lụa,….
    - Trong tiếng có chứa uô (tiếng có âm cuối): Đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai của âm chính uô – chữ ô
    VD: cuốc, muốn, muội, muỗi,…
    - Trong tiếng có chứa ưa (không có âm cuối): Đặt dấu thanh ở chữ cái đầu của âm chính ưa – chữ ư
    VD: mưa, thửa, tựa, chữa, dứa, dừa,….
    - Trong tiếng có chứa ươ (có âm cuối): Đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai của âm ươ – chữ ơ
    VD: nước, dược, lược, sưởi,….