Suy nghĩ về câu nói: Cười người chớ có cười lâu

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Suy nghĩ về câu nói: Cười người chớ có cười lâu


    • Mở bài:
    Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Cuộc sống luôn tuần hoàn theo quy luật khắc nghiệt của nó. Hết thịnh rồi suy, Hết ngày u ám tất sẽ đến ngày tươi sáng. Cứ thế mà quần xoay đến vô thủy vô chung. Đời người cũng thế. Có lúc được thì vẻ vang, hạnh phúc. Có lúc mất thì tủi nhục, khổ đau. không ai dám chắc rằng đời mình không gặp những vận rủi, không rơi vào cảnh khốn cùng. Bởi vậy, thấy người thua thiệt chớ nên chê cười. Nhằm nhắc nhở điều ấy, người xưa có cầu:

    “Cười người chớ có cười lâu
    Cười người hôm trước, hôm sau người cười”.

    • Thân bài:
    Cười là gì?

    Cười là một hoạt động của môi và khuôn mặt của con người. Nụ cười thể hiện trạng thái cảm xúc thoải mái, vui mừng, đồng thuận hay cố tình tạo cho người đối diện hiểu là mình có cảm xúc ấy. Có khi cười còn là tâm trạng khi xúc động hoặc cười còn để xã giao.
    Trong thực tế giao tiếp, nụ cười, tiếng cười còn mang nhiều hàm ý khác, thể hiện những biểu hiện cảm xúc tinh tế của con người. Có lúc là tiếng cười cay đắng trong nước mắt. Có lúc là tiếng cười đau khổ, não nề. Có khi là nụ cười duyên nồng thắm thiết tha. Khi lại là cười đểu giả, cười nhạo báng, cười một cách nham hiểm, thâm sâu.
    Cái cười trong câu tục ngữ trên là cái cười chê bai, mỉa mai, khinh bỉ, có chút hẻ hê trước thất bại hay thua thiệt của người khác. Cái cười thể hiện lòng đố kị, ganh tỵ đối với điều hoen của người khác. Đó là cái cười thấp kém.
    Tại sao cười người chớ có cười lâu?

    Con người tồn tại trong những quy luật khắc nghiệt của đời sống. Trước hết, con người phải đấu tranh với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên ấy để tạo dựng cuộc sống. Đó là một cuộc đấu tranh vô cùng khốc liệt và dài lâu. Trước sức mạnh của thiện nhiên, đôi khi con người hết sức nhỏ bé. Những tai họa giáng xuống cuộc đời họ là không thể tránh khỏi.
    Con người cũng chịu sự ràng buộc bởi các quy luật xã hội. Cuộc sống là một cuộc đấu tranh không ngừng giữa con người và con người để giành lấy phần lợi ich chính đáng về mình. Trong cuộc đấu tranh ấy, không phải lúc nào ta cũng chiến thắng.
    Thế nhưng, tất cả đều xoay vòng, chuyển tiếp không ngừng. Tai họa có đến rồi cũng đi qua. Sau mỗi lần thất bại, con người lại vươn lên làm chủ cuộc sống của mình. Thất bại càng nặng nề, quyết tâm của họ càng cao. Sau mỗi thất bại lớn là những thắng lượi lớn. Đó là sức mạnh sinh tồn mà ai cũng có. Sự thất bại trong hiện tại chỉ là tạm thời. Bằng sức mạnh của mình, một lúc nào đó họ cũng sẽ vượt qua, vượt lên mạnh mẽ. Bởi thế, chớ có cười lâu, chớ có khinh chê, mỉa mai họ.
    Nhưng ý nghĩa thực sự của câu tục ngữ không chỉ ở mặt nổi ấy. Người xưa muốn khuyên chúng ta rằng trước thất bại của người khác chớ có che cười họ. Không ai chuẩn bị để thất bại cả. Thất bại xảy đến là một điều ngoài ý muốn. Người thất bại đã quá đau buồn với những tổn thất, ta chớ nên chê cười bởi sẽ làm nỗi đau ấy thêm khốc liệt. Ngược lại, ta hãy an ủi, động viên và giúp đỡ họ vượt qua nghịch cảnh, khó khăn trong hiện tại, tiếp thêm sức mạnh cho họ tiếp tục vươn lên, tiến đến tương lai. Đó là sống có tình, có nghĩa, đúng với đạo lí dân tộc.
    Giúp đỡ người khác trong hiện tại là tự cứu mình ở tương lai. Bởi rủi ro không chừa bất kì một ai. hôm nay ta được bình yên nhưng sự bình yên ấy chưa hẳn có thể kéo dài mãi mãi. Một khi con người còn sai lầm thì những rủi ro vẫn còn và nó luôn nhanh chóng tìm đến. Bởi thế, tạo ra những ân nghĩa trong hôm nay để chuẩn bị chống lại những rủi ro ở ngay mai là mọt việc làm cần thiết.
    Cười người chớ có cười lâu khuyên ta không nên khinh chê người khác dù họ không bằng mình. Ai rồi cũng sẽ trải qua những khó khăn, không nên khinh miệt lẫn nhau. Hãy lấy lòng khoan dung làm lẽ sống, lấy tình yêu thương để đối sử với nhau, chắc chắn chúng ta sẽ nhận về nhiều điều tốt đẹp.
    Đừng vội chê cười người khác vì sự chê cười ấy không những không mang mang đến cho ta lợi ích gì mà còn tạo ra sự bất mãn, khinh ghét từ người khác. Trăm người yêu thương ta chưa thể tạo ra điều tốt lành. Nhưng chỉ một người khinh ghét ta cũng đủ để tạo ra tai họa. Muốn nhận về cái gì trong cuộc sống này thì hãy cho đi cái đó. Cho đi yêu thương sẽ nhận về yêu thương. Cho đi sự căm ghét sẽ nhận về sự căm ghét. Đó là cuộc sống vốn công bằng đó thôi.
    • Kết bài:
    Không có lí do gì để cười sự thất bại của người khác. Nụ cười, tiếng cười chỉ có ở con người. Hãy quý trọng điều ấy. hãy cười đugns ý nghĩa. hãy biến nụ cười thành trăm nghìn liều thuốc bổ tốt nhất cho mình và cho người khác. Hãy cười chia sẻ, cười động viên, khích lệ người khác. Chớ cười mỉa mai, cười đểu giả, khinh chê. Bởi cái cười ấy cũng chẳng mang lại cho ta bất kì giá trị tốt đẹp nào.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Bài làm 2:

    Người xưa có câu “Cười người hôm trước, hôm sau người cười” đều có lý do cả. Mỗi người khi sinh ra ai cũng có điểm mạnh, yếu riêng biệt mà chính bản thân họ tạo ra, vì thế đừng bao giờ vội vàng đánh giá ng khác qua vẻ ngoài.
    Câu tục ngữ này khuyên ta rằng không nên khinh thường người khác bởi vì mình chẳng phải là một người hoàn hảo nên cũng có lúc mắc những lỗi sai trong cuộc sống. Cười người chớ vội cười lâu nghĩa là đừng dùng tiếng cười của mình vào đề của người khác quá nhiều có thể khiến người khác khó chịu.
    Trong cuộc sống của mỗi con người có thể sẽ gặp những bất hạnh, khi người khác gặp chuyện khó khăn chúng ta cần giúp đỡ họ với tất cả sự đồng tình, nếu không cũng đừng cười họ. Vì người gặp chuyện tiếp theo có thể là ta. Cười người hôm trước hôm sau người cười khi chúng ta chê cười họ vì một chuyện gì đó thì sẽ có lúc mình sẽ gặp chuyện giống họ. Mỗi người điều có một khuyết điểm chúng ta nên nhắc cho họ biết để họ sửa đổi chứ ko nên chê cười họ vì chính chúng ta có thể mắc khuyết điểm giống họ.
    Câu tục ngữ khuyên ta rằng không ai cũng hoàn hảo nên họ có thể mắc những sai lầm trong cuộc sống chúng ta phải biết thông cảm giúp đỡ họ chứ không nên chê cười vì chính chúng ta cũng không hoàn hảo nên cũng sẽ mắc sai lầm và sẽ bị như họ đã từng bị. Tôi cũng vậy từng cười chê họ không nghĩ đến cảm giác của họ nhưng rồi tới lúc mắc phải sai lầm giống họ và hiểu cảm giác của họ. Khi sinh ra và lớn lên chúng ta đã một thói quen là khi người khác mắc phải sai lầm nào đó chúng ta lại mỉa mai và chê cười họ nó có thể là một thói quen là một nhân cách ảnh hưởng của môi trường xung quanh nhưng nếu như chúng ta biết sửa đổi giúp đỡ, nhắc nhở họ trong lúc sai lầm thì sẽ tốt hơn là chúng ta chê cười họ.
    Khi ta chê cười mỉa mai về việc sai của họ chúng ta có thể sẽ gây ra sự căm ghét của họ đối với ta và ta có thể mất đi một mối quan hệ. Làm người khác thích thì không dễ nhưng làm người khác ghét thì rất dễ dàng.
    Đây là câu tục ngữ nghe qua tuy đơn giản nhưng hàm ý ẩn dụ sâu bên trong nó lại sâu sắc vô cùng. Đừng vì một chút lỗi sai, khuyết điểm của người khác mà lấy nó làm trò cười vì đâu ai biết trước đc sau này sẽ như nào. Bản thân là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ ấy, em sẽ không bao giờ cười trên khó khăn, sai lầm của người khác, thay vào đó sẽ động viên, khuyên nhủ họ cách giải quyết như thế vừa có thể giúp người khác, vừa rèn luyện thêm một phẩm chất đạo đức tốt cho bản thân.