Suy nghĩ về sự kiện: Góp tay xoa dịu nỗi đau da cam của nhân dân cả nước

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Suy nghĩ về sự kiện: Góp tay xoa dịu nỗi đau da cam của nhân dân cả nước


    20.jpg
    Chất độc màu da cam mà đế quốc Mỹ đã rải xuống các cánh rừng miền Nam thời chiến tranh đã để lại di họa nặng nề cho hàng chục vạn gia đình. Hàng chục vạn người đã chết. Hàng vạn trẻ em chịu tật nguyền suốt đời. Cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau của họ. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về các sự kiện đó.
    • Dàn bài: Góp tay xoa dịu nỗi đau da cam
    I. MỞ BÀI

    Cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài hai mươi mấy năm của đế quốc Mĩ trên đất nước Việt Nam đã gây bão thảm họa. Một trong những tội ác có tính chất hủy diệt là giặc Mỹ đã rải chất hóa học xuống các cánh rừng và làng mạc khắp miền Nam để phá hoại thiên nhiên và tiêu diệt lực lượng cách mạnh. Chất độc màu da cam đã để lại di họa nặng nề cho hàng chục vạn gia đình và hàng vạn trẻ em ra đời sau chiến tranh. Cả nước đang phát động phong trào “Góp tay xoa dịu nỗi đau da cam” và khởi kiện các công ty sản xuất hóa chất của Mỹ, đòi bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân chất độc màu da cam.

    II. THÂN BÀI
    1. Chất độc màu da cam trên đất nước Việt Nam

    Hàng vạn người đã chết, không ít trẻ em ra đời sau chiến tranh đã trở thành nạn nhân của nó. Các bạn nhỏ ở làng Hòa Bình trong bệnh viện Từ Dũ.
    Tội ác của giặc Mỹ, di hại của chất độc màu da cảm hiển diện rõ ràng trên những con người tật nguyền, dị dạng. Có bé không tay, có bé toàn thân đầy lông lá, nhiều bé chân tay vặn vẹo, không thể đi lại. Một số ít may mắn có được hình dáng bình thường thì câm điếc hoặc bị bại não… Số phận bất hạnh sẽ đeo bám cả cuộc đời và là nỗi đau của gia đình và xã hội.
    2. Phong trào đấu tranh đòi bồi thường

    Từ năm 2004 đến nay, phong trào “Góp tay xoa dịu nỗi đau da cam” đã phát triển rộng rãi trên khắp đất nước ta. Ủy ban về vấn đề của nạn nhân chất độc màu da cam đã khởi kiện công ty hóa chất sản xuất và cung cấp chất độc cho quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam.
    3. Suy nghĩ của bản thân

    Căm phẫn trước tội ác dã man của đế quốc Mỹ. Chất độc đó không chỉ gây tác hại nghiêm trọng cho những người trực tiếp chịu ảnh hưởng mà còn di hại tới nhiều thế hệ sau.
    Thông cảm và xót thương những nạn nhân chất độc màu da cam. Đau lòng chứng kiến nỗi bất hạnh của những gia đình nạn nhân. Con cái tật nguyền, dị dạng, không thể học hành, làm việc được. Sống truyền miên trong cảnh thiếu thốn, nghèo khổ còn là nỗi đau tinh thần không thể nào nguôi, không gì bù đắp được.

    III. KẾT BÀI

    Phản đối những cuộc chiến tranh phi nghĩa trong quá khứ và hiện nay đang diễn ra trên thế giới. Chiến tranh là tội ác. Mong sao thế giới luôn hòa bình “Trái đất này là của chúng mình”