Suy nghĩ về ý nghĩa câu tục ngữ Tiên hoc lễ, hậu học văn

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Suy nghĩ về ý nghĩa câu tục ngữ Tiên hoc lễ, hậu học văn


    10.jpg
    Tiên hoc lễ, hậu học văn​


    Dân tộc ta vốn rất coi trọng lễ nghi. Ứng xử theo các nguyên tắc của lễ nghi, lễ nghĩa được xem là một điều bắt buộc đối với mỗi con người. Chính lễ nghi tạo nên giá trị ở con người. Một người không có lễ nghi sẽ bị xem thường trong xã hội. Bởi thế, người xưa dạy rằng: Tiên hậu lễ, hậu học văn.
    Thực sự đúng như vậy, không phải “văn” mà chính là “lễ” mới biểu hiện giá trị thực sự của con người.
    “Lễ” không chỉ lễ phép mà còn lễ nghĩa, đạo đức, tư tưởng, lối sống đúng đắn của con người. Đối với một con người thì “lễ” luôn được chú trọng, đề cao. Lễ nghi cũng là giá trị đầu tiên để đánh giá phẩm chất con người.
    “Lễ” không phải một khái niệm xa xôi, trừu tượng mà nó được thể hiện một cách cụ hể trong cuộc sống của chúng ta: Đó là lời nói lễ phép với người trên, là thái độ “kính trên nhường dưới” của một nhanh niên, là lối sống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
    Lễ nghĩa là cội rễ tạo nên sự yên bình của xã hội. Một xã hội không coi trọng và đề cao lễ nghi sớm muộn gì cũng rối loạn. Không có lễ nghĩa, đạo đức, nhân nghĩa thì vật chất dẫu nhiều, con người cũng không có ý nghĩa gì.
    Truyền thống lễ nghĩa của dân tộc ta đã được đề cao từ xa xưa. Đến bay giờ, dẫu có nhiều đổi thay nhưng vẫn còn nguyên giá trị. Bởi thế, “Tiên học lễ, hậu học văn” là lời dạy đạo đức luôn đúng trong mọi xã hội, mọi thời đại