Tác giả văn học Nguyễn Du

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tác giả văn học Nguyễn Du
    I. Tìm hiểu chung:
    1. Cuộc đời đầy sóng gió, gian truân:

    Nguyễn Du (1765 – 1820) sinh ra tại Thăng Long, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, (cha làm Tể tướng trong triều Lê – Trịnh).
    Thời thơ ấu và niên thiếu sống sung túc nhưng mới 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi mồ côi mẹ, Nguyễn Du đên sống với người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản.
    Từ năm 1789 đến năm 1802: Nguyễn Du rơi vào hoàn cảnh khó khăn gian khổ, hơn 10 năm lăn lộn chật vật ở các vùng quê khác nhau.
    Năm 1802: Nguyễn Du ra làm quan dưới triều Nguyễn.
    Năm 1813: Nguyễn Du được cử đi sứ Trung Quốc lần 1.
    Năm 1820: ông lại được cử đi sứ Trung Quốc lần 2 nhưng chưa kịp đi thì mất.
    Nguyễn Du là một con người tài hoa lại niếm trải bao cay đắng, thăng trầm trong cuộc đời; là người có “trái tim nghệ sĩ”, được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

    Những yếu tố kết tinh nên một thiên tài Nguyễn Du:

    Thời đại: đó là một thời đại bão táp của lịch sử. Thời đại loạn lạc và khủng hoảng của xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh dai dẳng triền mien giữa các tập đoàn phong kiến đã làm cho cuộc sống xã hội trở nên điêu đứng, số phận con người bị chà đạp thê thảm.
    Quê hương và gia đình: quê hương núi Hông sông Lam cùng với truyền thống gia đình khoa bảng cũng là một yếu tố quan trọng làm nên thiên tài Nguyễn Du.
    Bản thân: cuộc đời gió bụi, phiêu bạt trong loạn lạc chính là yếu tố quan trọng nhất để Nguyễn Du có vốn sống và tư tưởng tạo nên một tác phẩm đỉnh cao văn học: truyện Kiều.

    II. Sự nghiệp văn học vĩ đại của Nguyễn Du:

    1. Các sáng tác chính:

    Sáng tác bằng chữ Hán:
    hiện sưu tầm được 249 bài:
    “Thanh Hiên thi tập”: viết trong những năm trước khi ra làm quan cho nhà Nguyễn.
    “Tam Trung tạp ngâm”: viết trong khoảng thời gian ông làm quan.
    “Bắc hành tạp lục”: sáng tác trong chuyến đi sứ Trung Quốc.
    Các bài thơ trong “Thanh Hiên thi tập” và “Nam Trung tạp ngâm” thể hiện tâm trạng buồn đau day dứt, đã cho thấy rõ khuynh hướng quan sát suy ngẫm về cuộc đời, tình cảm của Nguyễn Du.

    Sáng tác bằng chữ nôm: “Đoạn trường tân thanh” (Truyện Tiều) và “Văn chiêu hồn”
    “Truyện Kiều”: sáng tác trên cơ sở cốt truyện của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc “kim vân kiều truyện”. Nguyễn Du đã sáng tạo nên một tác phẩm mới, với cảm hứng mới, nhằm nhận thức lí giải nhân vật theo cách riêng. Nguyễn Du đã sáng tạo nên một kệt tác độc nhất vô nhị của văn học trung đại Việt Nam. “truyện kiều” là truyện thơ viết bằng thể thơ lục bát.
    “Văn chiêu hồn” (văn tế thập loại chúng sinh): viết bằng thể thơ song thất lục bát. Bài văn tế thể hiện một phương diện quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo. ông viết bài thơ chiêu hồn nhiều hạng người trong xã hội. văn chiêu hồn phổ biến rộng rãi.

    2. Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du:

    Đặc điểm nội dung:
    – Sáng tác của Nguyễn Du là sự đề cao xúc cảm, tức đề cao tình. Nội dung quan trọng hàng đầu là tình cảm chân thành, là sự cảm thông sâu sắc đối với cuộc sống và con người, đặc biệt những con người nhỏ bé, bất hạnh, người phụ nữ… được nhà thơ nói đến bằng một tấm lòng tôn trọng, yêu thương (dẫn chứng)
    – Cái nhìn nhân đạo sâu sắc: ông là người đầu tiên trong văn học trung đại đã nêu lên vấn đề thân phận những người phụ nữ có sắc đẹp và tài năng văn chương nghệ thuật.
    – Nguyễn Du là tác giả tiêu biểu của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX vì ông đề cao hạnh phúc của con người tự nhiên, trần thế (“truyện kiều” thấm đẫm tinh thần ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp kì diệu của tình yêu đôi lứa).

    Đặc điểm nghệ thuật:
    – Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc: thơ ngũ ngôn, thơ thất ngôn, thể hành,…
    – Thơ chữ hán: có nhiều bài xuất sắc.
    – Thơ chữ nôm: góp phần trau dồi ngôn ngữ văn học dân tộc, làm giàu cho tiếng việt qua việc Việt hóa nhiều yếu tố ngôn ngữ ngoại nhập.

    III. Tổng kết

    Nguyễn Du là một nhà thơ nhân đạo tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Ông có đóng góp to lớn đối với văn học dân tộc về nhiều phương diện nội dung và nghệ thuật, xứng đáng được gọi là thiên tài văn học.

    • Câu hỏi luyện tập:
    – Em có nhận xét gì về cuộc đời của Nguyễn Du? Những đặc điểm về cuộc đời của Nguyễn Du góp phần lí giải những thành công trong sáng tác của nhà thơ như thế nào?
    – Cho biết các sáng tác chính của Nguyễn Du?
    – Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du?
    – Thuyết minh về cuộc đời của tác giả Nguyễn Du?
    – Thuyết minh về sự nghiệp thơ văn của tác giả Nguyễn Du?