Tài liệu ôn tập Tiếng Việt Học kỳ 1, lớp 9

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tài liệu ôn tập Tiếng Việt Học kỳ 1, lớp 9
    I- TỪ VỰNG

    1. TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ

    Khái niệm: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
    Tiếng Việt có hai loại từ cơ bản: Từ đơn và Từ phức.
    – Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng.
    Ví dụ: sách, nhà, cỏ, núi,….
    – Từ phức là từ gồm từ 2 tiếng trở lên, bao gồm từ ghép và từ láy.
    Ví dụ: học sinh, nhà trường, nhà cửa, xe cộ, long lanh, ầm
    – Trong từ phức gồm có: từ ghép và từ láy
    + Từ ghép được cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc nhiều tiếng có nghĩa lại với nhau. Từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
    • Từ ghép chính phụ là từ có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
    Ví dụ: xe đạp, hoa hồng, bút máy, chiến thắng, học sinh,…
    • Từ ghép đẳng lập: là từ có tính chất họp nghĩa của nhiều tiếng, không có tiếng nào chính, tiếng nào phụ.
    Ví dụ: quần áo, nhà cửa, trước sau, cha mẹ, chân tay, ăn uống,….
    • Trật tự giữa các tiếng của từ ghép đẳng lập trong nhiều trường họp có thể thay đôi vị trí nhưng ý nghĩa không thay đổi (ví dụ: quần áo áo quần, nhà cửa — cửa nhà, cha mẹ – mẹ cha…).
    + Từ láy là một trong hai kiểu từ phức được tạo thành từ các tiếng có quan hệ láy âm với nhau.
    + Từ láy có hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
    • Từ láy toàn bộ (hoàn toàn) là những từ láy có tiếng lặp lại hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn tiếng gốc (chỉ biến đổi thanh điệu, phụ âm cuối).
    Ví dụ: xinh xinh, xanh xanh, hơi hơi, trăng trắng, đo đỏ, nho nhỏ.
    • Từ láy bộ phận là những từ láy có tiếng láy lặp lại một bộ phận của tiếng gốc (hoặc phụ âm đầu, hoặc vần).
    Ví dụ: sạch sẽ, trắng trẻo, xanh xao, lúng túng, bối rối, loanh quanh…

    2. NGHĨA CỦA TỪ

    Khái niệm: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị. Có 2 cách chính để biểu thị nghĩa của từ:
    – Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
    Ví dụ: Thủ đô: thành phố đứng hàng đầu của một quốc gia, nơi làm việc của chỉnh phủ và các cơ quan trung ương.
    – Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
    Ví dụ: phỉ cơ — máy bay; tàu hỏa = xe lửa…

    3. TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ

    Khái niệm: Từ nhiều nghĩa là từ làm nên tên gọi cho nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau, biểu đạt nhiều khái niệm khác nhau (các nghĩa của một từ nhiều nghĩa có liên quan với nhau).
    Ví dụ: Thịt:
    1) Phần mềm có thớ, trong cơ thế người và động vật (thịt lợn);
    2) Phần chắc ở bên trong lóp vỏ quả, vỏ cây (Quả nhãn dày thịt);
    3) Làm (Bắt gà làm thịt).
    – Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
    – Trong từ nhiều nghĩa có:
    + Nghĩa gốc: là nghĩa chính, xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác (nghĩa 1 trong từ thịt).
    + Nghĩa chuyển: là nghĩa được sinh ra trên cơ sở nghĩa gốc trong một từ nhiều nghĩa (nghĩa 2 và nghĩa 3 của từ thịt).

    4. TỪ ĐỒNG ÂM

    Khái niệm: Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau, không liên quan đến nhau.
    Ví dụ:
    Bò (động từ): di chuyển thân thể ở tư thế bụng áp xuống, bằng cử động của toàn thân hoặc những chân ngắn.
    + Con kiến bò
    Bò (danh từ): động vật nhai lại, nuôi để lấy sức kéo, ăn thịt hay lấy sữa.
    + Đĩa thịt bò

    5. TỪ ĐỒNG NGHĨA

    Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ phát âm khác nhau nhưng có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
    Ví dụ: chết = hy sinh = từ trần — tạ thể khuất núi — qua đời mất…

    6. TỪ TRÁI NGHĨA

    Từ trái nghĩa là những từ phát âm khác nhau và có nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ: đẹp X xẩu; ngắn >< dài;thiện >< ác; cao thấp…

    7. TRƯỜNG TỪ VỰNG

    Trường từ vựng là một tập họp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. Ví dụ: Trường từ vựng chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tỉm, vàng…
    Trường từ vựng chỉ gia súc: lợn, bò, trâu,

    8. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ

    – Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Những cách phát triển từ vựng là:
    – Phát triển nghĩa của từ: Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ ngừ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
    Ví dụ: từ xe có nghĩa gốc là phương đi hoặc vận tải trên bộ, có 2 bánh lăn.Từ mới: xe ngựa, xe đạp, xe gắn mảy, xe xe
    • Có 2 phương thức biến đổi chủ yếu:
    + Phương thức ẩn dụ
    Ví dụ: Ngày xuân em hãy còn dài
    Xót tình máu mủ thay lời nước non.
    (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
    (Nghĩa thực của xuân: mùa khởi đầu của một năm mới, mùa cây cối đâm chồi nảy lộc. Từ xuân trong câu trên còn có nghĩa ẩn dụ là tuổi trẻ).
    + Phương thức hoán dụ:
    Ví dụ:
    Dù là tuốỉ hai mươi
    Dù là khỉ tóc bạc
    (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)

    (Nghĩa thực của tóc bạc là tóc đã chuyển thành màu trắng; tóc bạc trong câu trên còn có nghĩa hoán dụ là chỉ người già).
    – Tạo từ ngữ mới
    + Việc tạo từ ngữ mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của giao tiếp, sự ra đời của sản phâm mới, ngành khoa học mới,…
    Ví dụ: điện thoại di động, xe tay ga, định, an toàn thực phẩm, bình ổn giá, rau sạch,…
    + Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
    + Ngoài từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm… mà tiếng Việt chưa có từ thích họp để biểu thị. Đó là các từ mượn.
    Ví dụ: Từ mượn các nước châu Âu: a-lô, a-xỉt, ê-ke, xà phòng, ki-lô-gam,…
    Từ mượn Hán (từ Hán Việt) là từ Việt có nguồn gốc mượn từ tiếng Hán phát âm theo cách Việt Nam: thực tiễhòa bình, quyết định, độc lập, sinh,…

    9. THUÂT NGỮ

    Khái niệm: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
    Ví dụ:
    – Thuật ngữ văn học: thơ ca, văn chương, ẩn dụ, so sánh, nhân hoá…
    – Thuật ngữ toán học: thương, tích, hiệu, biểu thức, bình phương, đại số…
    – Thuật ngữ y học: điều dưỡng, giải phẫu, xét nghiệm, hộ sản, nhiễm trùng…

    10. TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

    Khái niệm: Từ địa phương là những từ ngữ được dùng hạn chế ở một hoặc một vài địa phương.
    Ví dụ:
    – Từ địa phương Bắc Bộ: bầm (mẹ); giời (trời); chả (không, chẳng)…
    – Từ địa phương Nam Bộ: heo (lợn); tía (cha); thẹo (sẹo); dù (cái ô)…
    – Từ địa phương Trung Bộ: mô (đâu); chộ (thấy); rứa (thế); tê (kia)…
    Khái niệm: Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ đặc biệt dùng trong một tầng lóp xã hội nhất định.
    Ví dụ:
    – Biệt ngữ của triều đình phong kiến: trẫm, khanh, hạ thần, ngự giá,…
    – Biệt ngữ của học sinh: ngỗng (điểm 0), vịt (điểm 2), phao (tài liệu)… Không nên lạm dụng biệt ngữ xã hội vì có thể gây khó hiểu.

    11. TỪ TƯỢNG HÌNH VÀ TỪ TƯỢNG THANH

    Khái niệm: Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.
    Ví dụ:
    – Nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói làm cho dãy tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược )
    – Ấm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
    Khái niệm: Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
    Ví dụ:
    – Sương chùng chình qua ngõ. (Hữu Thỉnh, Sang thu)
    – Từng giọt long lanh rơi. (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhố)

    12. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

    So sánh:
    So sánh là đem đối chiếu sự vật này với sự vật khác để tìm ra sự giống và khác nhau giữa chúng.
    Ví dụ: Công cha như núi Thải Sơn
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
    (Ca dao)
    Ẩn dụ
    Ẩn dụ là so sánh ngầm, gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác dựa vào sự liên tưởng tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
    Ví dụ: A 7gày ngày mặt trời đi qua trên lãng
    Thấy một mặt trời trong lăng đỏ
    (Viễn Phương, Viếng lăng Bác)
    Nhân hóa
    Nhân hóa là dùng những từ ngữ chỉ thuộc tính của con người để chỉ những sự vật không phải là người.
    Ví dụ:
    Ánh trăng im phăng phắc
    Đủ cho ta giật mình.
    (Nguyễn Duy, Ánh trăng)

    Hoán dụ
    Hoán dụ là lấy tên sự vật này thay thế để gọi sự vật khác có quan hệ gần gũi.
    Ví dụ:
    Đầu xanh đã tội tình gì
    Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi
    (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

    Nói quá
    Nói quá là dùng từ ngữ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả.
    Ví dụ:
    Bàn tay ta làm nên tất cả
    Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
    (Hoàng Trung Thông, ca vỡ đất)
    Nói giảm, nói tránh
    Nói giảm, nói tránh là dùng cách diễn đạt tế nhị làm giảm nhẹ, làm yếu đi sự việc được nói đến.
    Ví dụ:
    Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
    Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.
    (Tố Hữu, Bác ơi)

    Điệp ngữ
    Điệp ngữ là lặp lại những từ ngừ nhàm nhấn mạnh ý, gây cảm xúc mạnh.
    Ví dụ:
    Một mùa xuân nho nhỏ
    Lặng lẽ dâng cho đời
    Dù là tuổi hai mươi
    Dù là khi tóc bạc.
    (Thanh Hải, xuân nho nhỏ)

    Chơi chữ
    Khái niệm: Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
    Ví dụ:
    Bà già đi chợ cầu Đông
    Bói xem một quẻ lấy chồng chăng?
    Thầy bói gieo quẻ nói rằng
    Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn
    (Ca dao)

    Luyện tập
    Bài 1: Hãy chỉ ra từ láy, từ ghép trong đoạn văn sau:

    Ôi chao ! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bon cải cảnh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh.Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.
    (Nguyễn Thế Hội, Con chuồn chuồn, Tiếng Việt lóp 4 – Nxb Giáo dục, 1995)

    Bài 2: Phân tích nghĩa của từ mặt trời trong các câu sau:

    Mặt trời xuống biến như hòn lửa
    Sóng đã cài then đêm sập
    (Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
    Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
    (Viễn Phương, Viếng lăng Bác)

    Bài 3: Tìm các từ Hán Việt có yếu tố
    : an (yên, yên ổn), bách (trăm, nhiều), gia (nhà, gia đình), hải (biển), nghĩa (điều họp lẽ phải, khuôn phép xử thế), quang (ánh sáng), siêu (cao hơn, vượt lên trên), viễn (xa).

    Bài 4: Xác định từ tượng thanh và từ tượng hình trong đoạn văn sau đây:
    Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc thì thấy những tiếng nhổn nháo bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi,quần áo xộc xệch, hai con mắt long sòng sọc.
    (Nam Cao, Lão Hạc)

    Bài 5: Viết 1 đoạn văn khoảng 5 dòng (chủ đề tự chọn) có sử dụng ít nhất 2 từ tượng thanh và 2 từ tượng hình.

    Bài 6: Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

    Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước,giữ mải nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh đế bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu. (Thép Mới, Cây tre Việt Nam)

    Bài 7: Chỉ ra phép tu từ trong các câu sau đây:

    Anh đi anh nhớ quê nhà
    Nhớ canh rau muống,nhớ cà dầm tương
    Nhớ ai dãi nắng dầm sương
    Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
    (Ca dao)

    Đi tu Phật bắt ăn chay
    Thịt chó ăn được thịt cầy thì không.
    (Ca dao)

    Mặt trời xuống biển như hòn lửa
    Sóng đã cài then, đêm sập cửa
    (Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)

    Thuyền ơi cỏ nhở bến chăng
    Ben thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
    (Ca dao)

    Đất nước như vì sao
    Cứ đi lên phía trước
    (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)