Tại sao các đầu ngón tay lại nhăn nheo khi ngâm lâu trong nước?

  1. Tác giả: LTTK CTV21
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Lúc còn nhỏ, bạn hay thích đẫm mình trong các bể nước tại nhà, hồ bơi hoặc là trong một chuyến đi biển. Rồi vô tình khi nhìn vào tay mình thì bạn không khỏi ngạc nhiên khi các đầu ngón tay trở nên nhăn nheo, phồng lõm một cách lạ thường. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn nguyên nhân của hiện tượng trên.
    tam-ho-boi.jpeg
    Da của bạn, mặc dù không thể thấy, được phủ một lớp dầu đặc biệt. Lớp dầu này giúp da bạn chống thấm nước. Đó là lí do vì sao khi bạn rửa tay, nước vẫn chảy tuột xuống hết. Sau một khoảng thời gian ở trong môi trường nước, khi lớp dầu này bị nước cuốn đi hết, sự thâm nhập nước vào da bắt đầu từ đó.
    Ở phía ngoài cùng của lớp da con người (lớp sừng) có một loại protein có cấu trúc phức tạp gọi là Keratin. Ở đó Keratin được xếp dạng sợi với Corneocyte – Tế Bào Vảy Chết (cái mà bạn vẫn hay gọi là Ghét, Cáu Bẩn ấy). Chính nhờ cấu trúc dạng sợi đó cho phép các tế bào chết mở rộng, hấp thụ nước và co lại khi nước bay hơi hết. Việc hấp thụ nước làm cho các tế bào nở ra nhưng việc Tế Bào Vảy Chết vẫn gắn chặt với lớp tế bào không có khả năng hấp thụ nước bên dưới khiến nó không bị bong ra. Lớp tế bào bên dưới không có khả năng hấp thụ nước đồng nghĩa với việc nó không thể thay đổi hình dạng. Lớp sừng hấp thụ nước làm thể tích cấu trúc tăng lại gắn chặt với phần bên dưới không thể biến đổi, khiến nó phải trở nên méo mó, nhăn nheo để chứa đủ thể tích mới. Càng ở lâu trong môi trường nước thì sự nhăn nheo càng rõ rệt.
    cau-tao-da.jpg
    Cấu tạo da
    Một điều khá thú vị về lớp sừng này là nó dày nhất ở bàn tay và bàn chân. Điều này lí giải vì sao bạn chỉ thường thấy da ở hai vị trí đó nhăn lại còn da các bộ phận khác thì hơi trắng ra một tí. Càng lớn tuổi thì lớp sừng càng mỏng dần nên hiện tượng này ít xảy ra đối với người lớn tuổi.
    tay-nhan-nheo.jpg
    Có nhiều ý kiến trái chiều về nguyên nhân xảy ra hiện tượng trên, một số các nhà khoa học đưa ra cách giải thích khác, có người cho rằng đó là phản ứng của hệ thần kinh để thích nghi với môi trường. Riêng nhà nghiên cứu Tom Smulders – một chuyên gia sinh vật học tiến hóa tại Đại Học Newcastle (Anh) cho rằng : “Hiện tượng quen thuộc với mọi người không phải là dạng tác dụng phụ của bản chất da trên ngón tay, ngón chân mà là đặc điểm chức năng có thể đã được chọn trong quá trình tiến hóa”. Việc đi tìm nguyên nhân thật sự của hiện tượng vẫn khiến các nhà khoa học không khỏi tò mò và nếu như theo Tom Smulders cho rằng đó là sự tiến hóa thì có khi nào trong tương lai loài người chúng ta sẽ sở hữu đôi bàn tay và bàn chân như thế vĩnh viễn?