Tại sao nước mắt có vị mặn?

  1. Tác giả: LTTK CTV21
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Nhắc đến nước mắt hầu hết chúng ta đều nghĩ đến những phiền muộn, những chuyện buồn khiến bản thân bật khóc. Nhưng nước mắt không tồn tại chỉ để khóc mà còn có nhiều lý do khác, chính những lý do đó sẽ góp phần lý giải tại sao nước mắt lại có vị mặn.
    woman-eyes.jpg
    Giống như xe hơi phải có kính trước thì mắt cũng cần có một lớp bảo vệ và “kính trước” của mắt chính là mí mắt, với nhiệm vụ chính là bảo vệ và giữ cho mắt sạch. Chúng ta chớp mắt khoảng 6 giây một lần, khi đó mí mắt di chuyển lên xuống. Trong quá trình chớp mắt, tuyến lệ tiết ra một ít nước mắt để làm sạch và bôi trơn cho giác mạc.
    Chính vì vậy nước mắt là một dung dịch bao gồm muối và một số chất khác giúp vệ sinh giác mạc. Một trong những chất đó còn có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Có ý kiến cho rằng đây mới chính là tác dụng sinh học thật sự của nước mắt vì việc khóc là phản xạ chỉ xuất hiện ở con người nhằm biểu hiện cảm xúc. Khi cảm xúc dâng trào mà ta không thể diễn tả bằng lời, ta khóc và đó là lý do vì sao trẻ sơ sinh khóc là khi chúng bắt đầu có suy nghĩ và cảm nhận.
    baby-crying-1024x640.jpg
    Có phải muối tồn tại trong cơ thể chỉ có ở nước mắt? Muối thực sự tồn tại trong từng tế bào cơ thể, theo tính toán và đo lường thì một cơ thể người trưởng thành có 250 gr muối. Nhờ lượng muối đó mà cơ thể có thể điều tiết nhiều hoạt động khác nhau.
    Lượng muối trong cơ thể quyết định cơ chế của sự cân bằng lượng nước trong cơ thể, có nghĩa là sự cân bằng lượng nước mà cơ thể tiểu tiện và lượng nước mà cơ thể uống vào. Mất cân bằng nước có thể gây bệnh thận hoặc làm cơ thể tích tụ muối dư thừa dẫn đến chứng phù nề (nước đọng quanh cơ tim).
    Hầu hết các chất lỏng trong cơ thể đều chứa muối Natri Clorua gồm thành phần natri và thành phần clo. Thành phần Natri đảm nhận vai trò hổ trợ truyền xung thần kinh trong cơ thể và các xung điện từ tế bào. Các cơ quan vị giác, xúc giác, thính giác đều do thành phần này điểu khiển. Natri còn hỗ trợ hoạt động của các cơ bao gồm cả cơ tim, truyền tín hiệu từ não và từ các cơ quan đến não.
    eye_health.jpg
    Còn thành phần Clo cũng quan trọng không kém, Clo hỗ trợ quá trình tiêu hóa, cân bằng axit – bazơ trong cơ thể, hấp thụ Kali và mang CO2 từ các mô đến phổi để đẩy ra ngoài.
    Một cơ thể khỏe mạnh luôn duy trì một lượng muối nhất định để đảm bảo sức khỏe và phát triển cơ thể bình thường. Việc thiếu hoặc thừa muối trong cơ thể sẽ dẫn đến những bệnh lý khác nhau (về thận hoặc tim). Do lượng muối có mặt trong hầu hết các chất lỏng, các mô trong cơ thể nên nước mắt cũng không ngoại lệ mà còn có tác dụng riêng để giúp cho đôi mắt.