Tập đọc: Có chí thì nên

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 1. Dựa vào nội dung các tục ngữ trên, hãy xếp chúng vào ba nhóm sau :
    a) Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định thành công.
    b) Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn.
    c) Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn.
    Câu 2. Cách diễn đạt của tục ngữ có đặc điểm gì khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu ? Chọn ý em cho là đúng nhất để trả lời:
    a) Ngắn gọn, có vần điệu.
    b) Có hình ảnh so sánh.
    c) Ngắn gọn, có vần điệu, hình ảnh.
    Câu 3. Theo em, học sinh phải rèn luyện ý chí gì ? Lấy ví dụ về những biểu hiện của một học sinh không có ý chí.
    Trả lời:
    Câu 1. Xếp thành ba nhóm:
    a. Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định thành công:
    - Có công mài sắt, có ngày nên kim.
    - Người có chí thì nên.
    - Nhà có nền thì vững.
    b. Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn:
    - Ai ơi đã quyết thì hành. Đã đan thì lận tròn vành mới thôi!
    - Hãy lo bền chí câu cua.
    Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!
    c. Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn:
    - Thua keo này bày keo khác
    - Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
    - Thất bại là mẹ thành công.
    Câu 2. Chọn c: Ngắn gọn có vần điệu hình ảnh
    Câu 3.
    Theo em học sinh phải rèn luyện ý chí vượt khó, kiên trì, siêng năng.
    + Ví dụ một học sinh không có ý chí.
    - Viết chữ như gà bới không chịu khó luyện tập.
    - Gặp bài toán khó, không chịu suy nghĩ nhờ anh ( chị, bố, mẹ) làm giúp.
    - Bị điểm kém sinh ra chán nản v.v