Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình và tranh luận

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 1 : Dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện dưới đây, em hãy mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn.
    Trả lời:

    - Đất: Cây cần đất nhất
    Lí lẽ: Đất có chất màu để nuôi cây, là nơi để cây sống. Nhổ cây ra khỏi đất, không có chất màu của đất cây sẽ chết.
    - Nước: Cây cần nước nhất
    Lí lẽ: Nước vận chuyển chất màu đi khắp các bộ phận của cây, có nước đất mới tơi xốp. Khi trời hạn hán thì dù có đất cây cũng héo khô, đất cũng sẽ nứt nẻ.
    - Không khí: Cây cần không khí nhất
    Lí lẽ: Cây không thể sống mà không cần đến không khí. CÓ thể thiếu đất, thiếu nước cây vẫn sống được ít lâu nhưng nếu thiếu không khí, cây sẽ chết ngay.
    - Ánh sáng: Cây cần ánh sáng nhất
    Lí lẽ: Ánh sáng là điều kiện để duy trì màu xanh cho cây. Cây không thể nào sống mà thiếu ánh sáng. Thiếu ánh sáng thậm chí đến con người cũng ốm yếu gầy mòn.

    Câu 2 : Hãy trình bày ý kiến của em nhằm thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao sau:

    Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
    Đèn ra trước gió còn chăng, hỡi đèn?
    Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
    Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây?
    Trả lời:
    Trong cuộc sống của chúng ta, ánh sáng là thứ cần thiết. Ánh sáng mặt trời chiếu soi vào ban ngày giúp cho ta hoạt động, học tập, làm việc… một cách thoải mái. Nhưng khi màn đêm bao phủ, chúng ta cần có ánh sáng để tiếp tục sinh hoạt. Vì vậy, cả trăng và đèn đều rất cần thiết cho mọi hoạt động của con người. Đèn giúp ta soi sáng rõ hơn, giúp ta có thể đọc sách, làm việc lúc tối trời. Tuy vậy đèn cũng không thể tự kiêu vì đèn ra trước gió (đèn dầu) sẽ tắt, và nếu là đèn điện thì cũng có lúc mất điện. Hơn nữa, cả đèn dầu và đèn điện đều chỉ soi sáng được một nơi. Còn trăng là nguồn sáng tự nhiên. Trăng có thể tỏa ánh sáng của mình đi khắp nơi, trăng không sợ gió. Trăng là nguồn cảm hứng cho bao nhà thơ, cho bao nhạc sĩ, họa sĩ làm nên những tác phẩm bất tuyệt cho đời. Thế nhưng trăng cũng không thể tự kiêu vì trăng cũng có lúc mờ, lúc tỏ, khi khuyết, khi tròn. Dù có trăng người ta vẫn cần đèn đọc sách, làm việc. Bởi vậy cả trăng lẫn đèn đều cần thiết đối với con người.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    TẬP LÀM VĂN
    Luyện tập thuyết trình, tranh luận

    * Bài tập 1
    a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề: Cái gì quý nhất trên đời?
    b) Ý kiến và lí lẽ của mỗi bạn
    Lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến
    - Có ăn mới sống được.
    - Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
    - Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
    c) Ý kiến, lí lẽ và thái độ tranh luận của thầy giáo
    Người lao động là quý nhất.
    Lúa gạo, vàng, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc, thì giờ cũng trôi qua vô vị.
    Thầy tôn trọng người đối thoại, lập luận có tình có lí:
    - Công nhận những thứ Hùng, Quý, Nam nêu ra đều đáng quý (lập luận có tình).
    - Nêu câu hỏi “Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ?” rồi ôn tồn giảng giải để thuyết phục học sinh (lập luận có lí).
    Bài tập 2
    Học sinh đóng vai, nêu ý kiến tranh luận bằng cách mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng.
    Bài tập 3
    a) Muốn thuyết trình, tranh luận về một vấn đề, cần có những điều kiện:
    - Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận nếu không thì không thể tham gia thuyết trình tranh luận.
    - Phải có ý kiên riêng về vấn đề thuyết trình, tranh luận, Không có ý kiến riêng nghĩa là chưa hiểu rõ ràng, sâu sắc vấn đề hoặc không dám bày tỏ ý kiến riêng, sẽ dễ nói dựa theo người đối thoại.
    - Phải biết cách nêu lí lẽ và dẫn chứng. Có ý kiến rồi còn phải biết trình bày lập luận để thuyết phục người đối thoại.
    - Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép sự, người nói cần có thái độ ôn tồn, hòa nhã, tôn trọng người đối thoại, tránh nóng nảy, bảo thủ. Phải có ý kiến riêng, nếu không có sẽ dễ nói dựa, nói theo người khác.