Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
    • Mở bài:
    Nguyễn Dữ là một hiền nho, sống vào thế kỉ 16. Ông sống cùng thời và là một trong những học trò xuất sắc của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sống trong cảnh chế độ phong kiến mục nát, “giông bão nổ trăm miền”, xã hội là cái “vực thẳm đời nhân loại”chỉ thấy “bóng tối đùn ra trận gió đen”. Nên sau khi đỗ hương cống, Nguyễn Dữ chỉ làm quan một năm rồi lui về ở ẩn. Đó là hình thức bày tỏ thái độ chán nản trước thời cuộc của một trí thức tâm huyết nhưng sinh ra không gặp thời. Ông chuyển tải tất cả những suy tư và nỗi niềm trăn trở trước thời cuộc vào tác phẩm Truyền kì mạn lục. Đây là một kiệt tác văn chương, một “thiên cổ kì bút” trứ danh đến tận ngày nay.
    Chuyện người con gái Nam Xương là thiên truyện thứ 16, trích trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục. Đây cũng là tác phẩm xuất sắc nhất trong Truyền kì mạn lục. Thông qua cuộc đời và số phận bi thảm của nhân vật Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương đã phản ánh sâu sắc thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là một xã hội tàn bạo, bất nhân, đẩy người phụ nữ vào bước đường cùng không lối thoát.
    • Thân bài:
    Chuyện người con gái Nam Xương kể về cuộc đời và số phận đầy oan khuất, bất hạnh của người thiếu phụ tên là Vũ Thị Thiết, thường gọi là Vũ Nương. Vũ Nương vốn là người con gái thùy mị, nết na, tư dung lại muôn phần xinh đẹp. Cảm vì những phẩm đức ấy, Trương Sinh – một chàng trai con nhà khá giả – đã xin mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ. Biết tính chồng hay nghi ngờ, Vũ Nương hết mực giữ gìn khuôn phép. Chưa bao giờ nàng để sảy ra điều tiếng hay vợ chồng dẫn đến thất hòa.
    Hạnh phúc chưa được bao lâu thì năm ấy giặc Chiêm quấy rối biên cương. Trương Sinh dù là con một nhưng cũng phải đầu quân đi lính. Trương Sinh đi chưa được bao lâu thì nàng hạ sinh con nhỏ và đặt tên là Đản. Nàng một mình ở nhà chăm con nhỏ, phụng dưỡng mẹ già. Với con, nàng hết mực chu đáo. Với mẹ chồng, nàng hết lòng phụng dưỡng, chăm lo. Đến khi mẹ mất, nàng cũng lo ma chay tươm tất như mẹ đẻ. Lòng hiếu thuận của nàng khiến cho ai cũng mến phục.
    Đêm đêm, cảnh nhà cô quạnh, đứa bé hay khóc. Để dỗ con, nàng thường chỉ lên cái bóng của mình trên vách và nói đùa đó là cha. Đứa bé nghe thế tưởng thật không khóc nữa. Hai năm sau, giặc dữ đầu hàng, Trương Sinh trở về. Biết tin mẹ đã mất, chàng vô cùng đau buồn.
    Bởi tin lời nói ngây thơ của con trẻ, Trương Sinh nghi ngờ vợ ở nhà có gian tình nên hết lời mắng nhiếc, sỉ nhục và đánh đập vợ tàn tệ. Vũ Nương dù hết lời phân trần, giải bày cũng không khiến Trương Sinh hết giận. Làng xóm cũng can ngăn nhưng trương Sinh không nghe. Quá tuyệt vọng, Vũ Nương đã trầm mình trên bến sông Hoàng Giang, linh hồn còn mang nhiều oan khuất.
    Linh Phi – vợ của vua Thủy Tề dưới thủy cung thương nàng oan khuất nên đã cứu giúp và đưa nàng về sống nơi thủy cung. Nhờ có Quan Lang, một ngư dân được Linh Phi cứu sống, kể lại sự tình, Trương Sinh nghe lời dặn dò lập đàn giải oan cho vợ. Vũ Nương trở về trên bến sông nhưng nàng quyết định sống ở thủy cung chứ không về trần gian gian.

    Phân tích:

    Câu chuyện có yếu tố hoang đường nhưng đã phản ánh chân thực bộ mặt xã hội phong kiến đương thời. Đồng thời, truyện còn đề cao phẩm hạnh của người phụ nữ. Đó là tiếng kêu oan thê thiết, đòi quyền sống của con người trong xã hội nam quyền bất công, thối nát.
    Ở nhân vật Vũ Nương, hội tụ khá đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Đó là một người phụ nữ không những đẹp người mà còn đẹp nết. Nàng vô cùng đảm đang, tháo vát, hiếu thuận, lại hết mực thủy chung, son sắt.

    Vũ Nương là một người vợ đảm đang, cần mẫn, biết giữ mình trong khuôn phép.

    Khi chồng đi lính, Vũ Nương một mình nuôi con thơ. Ngày đêm giữ gìn tiết hạnh hầu vun đắp, dưỡng nuôi cái nguồi hạnh phúc mà nàng mong đợi.
    Nàng còn là một người con dâu chu toàn, hiếu thảo. Nàng tận tình chăm sóc mẹ chồng, thuốc thang cho mẹ khi ốm đau. Tấm lòng hiếu nghĩa ấy khiến mẹ Trương Sinh muôn phần cảm động. Không những phụng dưỡng mẹ khi còn tại thế, khi mẹ mất, Vũ Nương sốt sắng lo ma chay tế lễ mẹ như mẹ ruột của mình. nghĩa cử của nàng khiến cho xóm giềng không ngớt lời ca ngợi. Sự đảm đang, hiếu nghĩa ấy cũng biểu hiện “tấm lòng son” của mình đối với Trương Sinh. Đạo làm con, làm vợ, làm mẹ, tất cả đều được Vũ Nương thực hiện trọn vẹn.

    Vũ Nương còn là một người vợ thủy chung, son sắt, đậm tình, đậm nghĩa. Trước sau nàng một lòng giữ vẹn tình nghĩa vợ chồng.

    Khi về làm vợ trương Sinh, biết chồng hay gen tuông, nàng luôn giữ cho quan hệ vợ chồng. Không để lúc nào gia đình phải thất hòa. Khi chồng đi lính, nàng lựa lời đưa tiễn, không ham gì công danh quyền quý. Nàng chỉ mong chồng được bình an trở về. Qua lời tiễn biêt chồng ra trận, ta thấy rõ tình yêu thương chồng và niềm mơ ước khao khát hạnh phúc: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ,chỉ xin ngay ve mang theo hai chữ bình yên là đủ rồi”.
    Khi Trương Sinh chinh chiến nơi biên ải, nàng luôn giữ sự thủy chung. “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết”, nànghết lòng trung trinh, thay chồng làm tròn bổn phận. Thế nhưng, cuộc đời vốn đầy oan nghiệt. Ông trời thường làm khó kẻ hiền lương. Khi Trương sinh trở về, bởi nghe lời nói ngây thơ của con trẻ đã nghi ngờ vợ không đoan chính và sỉ nhục, đánh đập nàng. Vũ Nương không hiểu chuyện gì đang sảy ra. Nàng cố gắng phân minh để hàn gắn hạnh phúc. Nhưng mọi cố gắng không thể nào giải được mối oan tình.

    Bàn luận:
    Vũ Nương là một người phụ nữ bất hạnh, chịu nhiều khổ đau, phải lấy cái chết để chứng minh mình trong sạch trước nỗi hoài nghi của chồng.

    Đó cũng là hành động của con người khi rơi vào tuyệt vọng. Nàng quyết giữ gìn nhân phẩm, không chịu bị sỉ nhục. Cái chết của Vũ Nương và câu cái bóng trên tường được giải bày khiến cho Trương Sinh ra hiểu ra sự tình; chàng hối lỗi đã nghi ngờ và đối sử thô bạo với nàng nhưng đã quá muộn.

    Bi kịch cuộc đời Vũ Nương là bi kịch gia đình trong xã hội phong kiến nhưng nguyên nhân sâu xa là do chiến tranh gây nên.

    Cái chết của Vũ Nương là lời tố cáo mạnh mẽ xã hội phong kiến đối bất công, tàn bạo đối với người phụ nữ, đã đẩy họ vào bước đường cùng không lối thoát. Họ luôn luôn bị ràng buộc trong giáo điều phong kiến và tư tưởng trọng nam khinh nữ đầy nghiệt ngã. Vì thế họ không nói lên được tiếng nói đòi quyền sống, quyền lợi cho mình. Họ phải chịu bao cảnh bất công trong chế độ nam quyền.
    Vũ Nương vốn là người vợ hiền, dâu thảo đáng quý. Trong cuộc sống vợ chồng, Vũ Nương rất ý tứ khôn khéo để giữ gìn hạnh phúc. Khi chồng đi lính nàng khắc khoải nhớ mong, lo lắng cho chồng. Nàng một lòng vẹn tiết, một dạ thủy chung, thay chồng phụng dưỡng mẹ già, làm tròn đạo con dâu. Còn với con thì nàng hết dạ thương con, vì không muốn con thiếu tình cha nên thường chỉ bóng mình trên vách khi đêm xuống và bảo đó là cha Đản. Không ngờ nàng đã vô tình đẩy mình vào bi kịch thương tâm.
    Với những phẩm chất tốt đẹp ấy, đáng lý nàng phải được hưởng hạnh phúc. Nhưng vì chiến tranh chia cắt. Hơn nữa quan niệm khắc nghiệt của lễ giáo phong kiến đối với thân phận người phụ nữ xã hội cũ nàng đã không thể nhận được hạnh phúc mà lẽ ra nàng xứng đáng có được.
    Vũ Nương rơi vào bi kịch gia đình. Nàng muốn phân trần để chồng hiểu hầu bảo vệ hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ. Thế nhưng, Trương Sinh vốn “con nhà hào phú” lại thất học, đa nghi thêm tính cả ghen nên đã bỏ ngoài tai mọi lời bày tỏ của vợ, mọi lời biện bà con hàng xóm, họ hàng. Vũ Nương đau đớn thất vọng cho số phận hẩm hiu chồng con ruồng rẫy, phải chịu điều tiếng nhuốc nhơ. Cái chết của Vũ Nương trên bến sông Hoàng Giang là tiếng kêu uất ức, là tiếng thét đời quyền sống của con người.
    Dù Vũ Nương không làm mồi cho tôm cá, nàng được các tiên cá cứu về cung nước nhưng hạnh phúc của nàng ở trần gian đã tan vỡ “trâm gãy bình tan”. Vũ Nương ở thủy cung với Linh Phi nhưng quyền làm mẹ làm vợ của nàng không còn nữa. Đó là nỗi đau lớn nhất của người phụ nữ.
    Tuy rơi vào cảnh bất hạnh thương tâm, người phụ nữ xưa kia vẫn luôn khao khát khẳng định phẩm chất của mình. Mặc dù chết oan uổng nhưng Vũ Nương vẫn luôn muốn mình được giải oan. Nguyễn Dữ đã hiểu và thông cảm cho thân phận họ nên tác giả đã tạo nên yếu tố hoang đường kỳ ảo ở cuối truyện.
    Như vậy Nguyễn Dữ đã tạo ra yếu tố thần kỳ để nâng thêm giá trị tư tưởng cho tác phẩm. Các yếu tố hoang đường này được tác giả đưa vào xen kẽ với đia danh thực tế về địa danh lịch sử từ sự kiện đến nhân vật làm cho thế giới huyền ảo mơ hồ trở nên gần gũi thực tế.
    Tóm lại, hình tượng nhân vât Vũ Nương cũng là một hình ảnh tiêu biểu cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia. Họ là những người mẹ tận tụy, đảm đang, người con hiếu thuận, người vợ chung thủy son sắc. Nhưng họ có số phận nhỏ nhoi, đầy bi kịch thương tâm trong xã hội cũ.
    Câu chuyên có thể khép lại khi Trương Sinh hiểu thấu được mọi việc. Nhưng tác giả thêm phần Vũ Nương dưới thủy cung nhầm làm tô đậm thêm tính cách và tâm hồn của nàng. Tuy khao khát hạnh phúc, thương yêu chồng con, thiết tha với cuộc sống trần thế nhưng khi chồng lập đàn giải oan thì nàng vẫn từ chối cuộc sống nơi trần gian vì xã hội đó thiếu cái ân đức không có chỗ cho người con gái lương thiện dung thân. Thế nên cho dù đã nghe tiếng chồng gọi – người chồng vẫn chưa cạn tình, nàng chỉ đa tạ và trở về cuộc sống ở thủy cung.
    Cùng với Vũ Nương, Thúy Kiều, Kiều Nguyệt Nga, người phụ nữ trong bài Bánh trôi nước luôn có số phận khổ đau, bất hạnh nhưng luôn toát lên phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
    Tác phẩm có sự kết hợp phương thức tự sự, trữ tình, giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả, giữa văn xuôi và văn biển ngẫu, lời văn cô đọng xúc tích. Lời lẽ Vũ Nương nhiều lần nói trong tác phẩm: khi bi oán, khi thiết tha, tạo sự xúc đọng cho người đọc. Cách dẫn dăt tình tiết câu chuyện hợp lý, tăng cường tính bi kich làm câu chuyện hấp dẫn, sinh động. Cách thắt nút, mở nút bất ngờ gây được sức thu hút mãnh liệt, đầy thú vị cho người đọc. Yếu tố kỳ ảo là những yếu tố không thể thiếu của truyền kỳ làm câu chuyện thêm hấp dẫn. Đây là sự sáng tạo trong xây dựng cốt truyện độc đáo của Nguyễn Dữ.
    Cách thức đưa yếu tố thực (địa danh,thời điểm lịch sử, sự kiện lịch sử, tình cảnh của nhà Vũ Nương) đan xen yếu tố kỳ ảo đã làm thế giới kỳ ảo lung linh gần cuộc đời thực, tăng độ tin cậy, người đọc không thấy ngỡ ngàng.
    Tác phẩm không chỉ thành công về mặt nghệ thuật mà còn mang giá trị, ý nghĩa sâu sắc. Đó là một chiếc gương phản ánh chân thực hiện thực xã hội phong kiến đương thời với nhiều sự bất công (trọng nam khinh nữ, phân hóa giàu nghèo, chiến tranh phi nghĩa,…).; khắc họa rõ nét bức tranh về cuộc đời – số phận của người phụ nữ thời kì đó, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
    Tác phẩm thể hiện sự trân trọng của nhà văn đối với những ước mơ chính đáng, khát vọng cao đẹp như: khát vọng được hạnh phúc, ước mơ về sự công bằng trong xã hội,… và bày tỏ niềm xót thương, cảm thông sâu sắc của tác giả đối với số phận của người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ Nương.
    Tác phẩm còn là bản cáo trạng lên án, phê phán, tố cáo xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người và mạnh mẽ khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ Nương.
    • Kết bài:
    Hơn 400 năm qua, câu chuyện về người con gái Nam Xương vẫn còn làm rung động và nhận được sự đồng cảm sắc của người đời. Yếu tố là nên giá trị của bản “thiên cổ kì bút” này chưa hẳn ở sự ly kì, hấp dẫn của câu chuyện mà chính là tấm lòng trât trọng của nhà văn đã dành cho những người phụ nữ bất hạnh và khổ đau trong đời sống đương thời.