Thơ hai-cư – (Ba-Sô)

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Thơ hai-cư – (Ba-Sô)


    05.jpg
    Thơ hai-cư của Ba-Sô​


    I. Tìm hiểu chung

    1. Tác giả:

    Ma-su-ô Ba-sô (1644 – 1694) là nhà thơ hàng đầu của nhật bản. Ông sinh ra ở U-rê-nô trong một gia đình võ sĩ cấp thấp.
    Khoảng năm 28 tuổi, ông chuyển đến Ê-đô sinh sống và làm thơ Hai-cư với bút hiệu là Ba-sô. Mười năm cuối đời, ông đi khắp đất nước vừa viết du kí vừa sáng tác thơ Hai-cư.
    Tác phẩm: lối lên miền Ô-ku, áo tơi cho khỉ, cánh đồng hoang.

    Thể thơ Hai-cư.
    Là thể thơ có số từ vào loại ít nhất, chỉ có 17 âm tiết (hoặc hơn một chút), ngắt nhịp thành 3 đoạn theo thứ tự 5 – 7 – 5.
    Thời điểm trong thơ được xác định theo mùa qui tắc sử dụng “quý ngữ”.
    Mỗi bài thơ điều có một thứ tự thơ nhất định, từ đó khơi gợi lên một cảm xúc, một suy tư nào đó.
    Thơ Hai-cư thấm đẫm tinh thần thiền tông và tinh thần văn hóa phương Đông. Hai-cư thường thể hiện con người và vạn vật nằm trong mối quan hệ khắn khít.
    Cảm thức thẫm mĩ của Hai-cư: đề cao cái vắng lặng, đơn sơ, u huyền, mềm mại,…
    Về ngôn ngữ: thơ Hai-cư chỉ gợi chứ không tả, thường dùng những nét chấm phá.

    II. Tìm hiểu văn bản

    Bài 1:

    Đất khách mười mùa sương
    Về thăm quê ngoảnh lại
    Ê-đô là cố hương

    Nội dung:
    Tác giả thể hiện tình cảm thân thiết, gắn bó với mảnh đất nơi mình ở.
    “mười mùa sương”: mười năm sống nơi đất khách (Ê-đô), về quê (Mi-ê) lại nhớ Ê-đô. Tình yêu quê hương và đất nước là một. Thấy Ê-đô thân thương như quê hương mình.

    Nghệ thuật:
    “mùa sương” → quý ngữ (mùa thu).
    Ngôn ngữ cô đọng, súc tích.

    Bài 2:
    Chim đỗ quyên hót
    ở Kinh đô
    mà nhớ Kinh đô

    nội dung:
    Tiếng chim đỗ quyên biểu hiện nỗi thương tiếc thời gian, nỗi buồn và sự vô thường. “Ở kinh đô mà nhớ kinh đô”, chủ thể bài thơ bị xóa mờ, ở giữa kinh đô này mà nhớ kinh đô xưa. Đó là tiếng chim đỗ quyên hay tiếng người? có thể là cả hai.
    Qua tiếng chim đỗ quyên, bài thơ thể hiện tiếng lòng da diết, xen lẫn buồn vui mơ hồ về một thời xa xăm, nỗi thương tiếc thời gian, thương nhớ quá khứ.

    Nghệ thuật:
    “Chim đỗ quyên” → quý ngữ chỉ mùa hè.
    Khoảnh khắc tiếng chim hót, gợi cảm giác tĩnh lặng trong lòng người, gợi nên nhiều xúc cảm khác nhau nơi người đọc.

    Bài 3:
    Lệ trào nóng hổi
    Tan trên tay tóc mẹ
    Làn sương thu

    Nội dung:
    Ba-sô về quê, mẹ đã mất. Người anh đưa cho ông di vật còn lại của mẹ là một mớ tóc bạc.
    “Làn sương thu” có thể hiểu là giọt lệ như sương, mớ tóc bạc của mẹ như sương hay cuộc đời như giọt sương – ngắn ngủi, vô thường.
    Hình ảnh thơ mờ ảo, đa nghĩa, gợi nên những suy nghĩ khác nhau trong lòng người đọc gợi ra nỗi buồn trống trãi bởi công sinh thành dưỡng dục được báo đền, tình mẫu tử khiến người đọc rung rung.

    Nghệ thuật:
    Quý ngữ: “sương thu”
    “Tóc mẹ”: một vật nhỏ bé tầm thường nhưng lại gợi nên những triết lí sâu sắc.

    Bài 6:
    Từ bốn phương trời xa
    Cánh hoa đào lả tả
    Gợn song hồ Bi-oa
    Nội dung: cánh hoa đào rơi xuống làm mặt hồ gợn song thể hiện một triết lí sâu sắc: các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ luôn có sự tương giao.

    Nghệ thuật:
    Quý ngữ “hoa đào” → mùa xuân
    Cảm thức thẩm mỹ: cái nhẹ nhàng (hình tượng thơ giản dị, nhẹ nhàng)

    * Ý nghĩa văn bản: Thơ Ba-sô đã thức dậy nỗi nhớ da diết trong lòng những người xa quê hương về xứ sở.

    • Câu hỏi luyện tập:
    1. Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả Ba-sô?
    2. Trình bày những hiểu biết của em về thể thơ Hai-cư?
    3. Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố Ê-đô và nỗi niềm hoài cảm về kinh đô ki-o-to đẹp đẽ đầy kỉ niệm được thể hiện qua các bài 1 và 2 như thế nào?
    4. Tìm “quý ngữ” và cảm thức thẩm mĩ về cái vắng lặng, đơn sơ, u huyền trong bài 6?