Thượng kinh kí sự – Lê Hữu Trác

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Thượng kinh kí sựLê Hữu Trác
    09.jpg
    I. TÌM HIỂU CHUNG:

    1. Tác giả Lê Hữu Trác ( 1724 – 1791 )

    – Biệt hiệu: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
    – Là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học.

    2. Thượng kinh kí sự

    – Tập kí sự bằng chữ Hán, viết năm 1782, khắc in 1885.
    – Tả quang cảnh ở Kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa và quyền uy, thế lực của nhà chúa

    3. Đoạn trích: Tác giả vào phủ để bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán

    II. PHÂN TÍCH:

    1.Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa”

    * Quang cảnh trong phủ chúa: Tráng lệ, tôn nghiêm, lộng lẫy (dc: đường vào phủ, vườn hoa, bên trong phủ, nội cung của thế tử…)
    * Cung cách sinh hoạt: Theo nghi lễ, khuôn phép
    (dc: cách đưa đón thầy thuốc, cách xưng hô, cảnh khám bệnh)
    =>Cao sang, quyền uy tột đỉnh, cuộc sống xa hoa đến cực điểm và sự lộng uyền của nhà chúa.

    2. Thái độ, tâm trạng của tác giả:

    – Dửng dưng trước cuộc sống xa hoa, giàu sang; không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng ngột ngạt, thiếu sinh khí.
    – Lúc đầu có ý định chữa cầm chừng để tránh bị công danh trói buộc, nhưng sau đó ông đã làm đúng với lương tâm của người thầy thuốc, đưa ra cách chữa đúng bệnh.

    3. Nhân cách, con người Lê Hữu Trác

    Một thầy thuốc giỏi, bản lĩnh, giàu kinh nghiệm, y đức cao; xem thường danh lợi, yêu tự do, sống giản dị, thanh đạm.

    3.Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự

    Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, kể diễn biến sự việc sinh động, tạo nên được chất hiện thực của tác phẩm.
    Kết hợp văn xuôi và thơ làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm.

    III. Tổng kết

    Bằng tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết chân thực, tác giả đã vẽ lại bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa quyền quý của chúa Trịnh. Đồng thời bộc lộ thái độ coi thường danh lợi.