Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam – Văn mẫu lớp 8

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt NamThuyết minh lễ Vu Lan

    Bài Làm:
    Trong cuộc sống đầy phức tạp và mệt mỏi này, ai cũng khao khát, muốn sở hữu hạnh phúc trong tay. Do đó, họ lao vào tìm kiếm, xây dựng những hạnh phúc quá xa vời, không có thực. Mấy ai hiểu được rằng, hạnh phúc đó đơn giản là khi mình được sinh ra, được ăn học, được trưởng thành, và hạnh phúc là khi mình còn có cha, có mẹ. Ngày lễ Vu Lan như một lời nhắc nhở đối với những người con: Ai còn cha mẹ xin đừng thờ ơ!
    Xuất phát từ truyền thuyết bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu cứu mẹ mình khỏi kiếp ngạ quỷ, Vu Lan là một dịp để cho người con tri ân đấng sinh thành của mình. Khi xưa, bồ tát Mục Kiền Liên lúc đà tu luyện thành công mười phép thần thông, mẫu thân của ông là bà Thanh Đề đã qua đời. Vì muốn biết mẹ mình sống thế nào, ông đã dùng mắt thần quan sát khắp thế gian, thấy mẹ mình khi xưa đã làm nhiều chuyện ác nên vướng phải kiếp ngạ quỷ. Mẹ ông phải chịu đói khổ, đau đớn vì bị hành hạ, thương mẹ, Mục Kiều Liên đã đem bát cơm xuống tận cửa quỷ dâng cho mẹ. Tuy nhiên, do bị đói khổ hành hạ lâu ngày, mẹ ông khi ăn lấy tay che lại để không cho cô hồn khác cướp, do đó, khi bát cơm đưa lên gần miệng đã hoá thành tro lửa. Quá thương mẹ, Mục Kiền Liên đã tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật nói rằng: “Dù ông có thần thông quáng đại đến đâu cùng không thể cứu được mẹ ông. Chỉ còn cách là hợp lực mười chư tăng từ bốn phương mới mong có thể cứu được mẹ. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chu tăng, hãy chuẩn bị sắm sửa cúng lễ vào ngày ấy!”. Mục Kiền Liêu làm theo lời Phật và cứu được mẹ, từ đó, ngày Vu Lan ra đời, là dịp để cho con cái báo hiếu cha mẹ.
    Trong một số nước Á Đông, ngày lễ này thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 (Am lịch) để tò hiếu với cha mẹ, ông bà và giúp đỡ những người khác. Tại Nhật Bản, ngày này dùng để báo đáp công ơn của cha mẹ, mọi người sẽ viết điều ước của mình vào một tờ giấy rồi treo lên cây trúc với mong muốn nó sè trở thành hiện thực, Ở Ấn Độ, từ xưa đã thực hiện ngày lễ này nhung lại theo pháp Vũ Lan Bồn. Ở Trung Quốc, vào năm 538, nhà vua Lương Võ Đế đầu tiên thực hiện nghi lễ này, sau đó các bậc Đê vương vẫn thực hiện theo, trở thành truyền thống tới ngày nay.
    Tại Việt Nam, dòng người vẫn đổ xô ra dòng đời, đầy vội vã, nhưng bỗng nhiên, vào ngày 15 tháng 7 này, nhịp sống bỗng dưng chậm lại, sắc hoa trắng xen lẫn đỏ trên ngực áo của những người con nhuộm buồn lòng người. Tại Việt Nam. bao giờ cũng phải cúng trong chùa trước, sau đó mới cúng tại gia. Thường phải cúng vào buổi sáng, tránh cúng vào chiều, tối, khi mặt trời đã lặn nghi lễ cúng gồm hai mâm: mâm tổ tiên và mâm chúng sinh.
    Trên mâm tổ tiên thường có cỗ mặn, tiền vàng, những vật làm bằng giấy dành cho con người cõi Âm tượng trưng cho những vật truyền thống như giày dép, quần áo hay thậm chí là người giúp việc, đồng thời cũng có những vật hiện đại như tivi. điện thoại, xe cộ,… để cho họ có một cuộc sống đầy đủ như người dương thế.
    Trên mâm chủng sinh thường có quần áo nhiều màu (xanh, đỏ, tím,…); chè lam, bỏng ngô, gạo vừng, bánh quế, tiền xu,… những vật liệu cô hồn, ma đói ở trong chùa, khi cúng xong cho những đứa trẻ vào giật tượng trưng cho cô hồn.
    Những người con có thể chọn cho mình một bông hoa cài lên ngực áo với ý nghĩa tri ân cuộc sống tốt đẹp này. Hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý. Ai đã mất mẹ thì cài hoa trắng. Ai còn mẹ thì cài hoa đỏ. Người có hoa hồng đỏ hẳn sẽ tự hào vô cùng khi mình còn mẹ cha. Ai cài bông trắng sẽ như một lời nhắc nhở rằng mình đã mất những gì quan trọng nhất, từ đó hành động cho phải với lương tâm.
    Loading...
    Bản chất cuộc đời như con thuyền ngoài biển khơi, lúc thì sóng yên biên lặng, lúc thì bão tố phong ba. Người luôn bên ta trên con đường đời này không ai khác là cha, là mẹ. Đi đâu trên thế gian này tìm được một điểm tựa vững chắc như cha, một vòng tay ấm áp như mẹ là một điều hạnh phúc trần đời. Ngày lễ Vu Lan như một hồi chuông thức tỉnh tiềm thức cùa giới trẻ ngày nay, như một lời nhắc nhở: “Ai còn cha mẹ..xin đừng thờ ơ!”
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam – Thuyết minh về Hội Gióng

    Bài Làm:
    Cách Hà Nội 10km bên phải đường đi Bắc Ninh có một làng phù mật: Phù Đổng, Hội làng Phù Đổng hàng năm kỷ niệm một sự kiện lịch sử đã diễn ra trước công nguyên bốn thế kỷ. Đó là chiến thắng quân xâm lược của nước Văn Lang. Quân tiên phong của họ đã tiến đến Bắc Ninh; thua trận hoàng tử Trung Quốc là TchaoOuangvà bốn tướng bị giết, nghe tin giặc từ phương Bắc tràn xuống xâm phạm bờ cõi, Hùng Vương bèn sai Lý Công Dật cầm quân chống cự. Hai bên giao chiến ở hai mạn núi Tam Lung và Lý Công Dật thua phải rút về Long Đô, rồi tự sát. Cả nước lo sợ, nhà vua phải phái sứ đi triệu tập hiền tài.
    Ở Phù Đổng có ông lão nghèo sáu mươi tuổi sinh được đứa con đã ba tuổi mà chỉ im không biết ngồi, không nói cũng không cười, tương truyền là bà mẹ đã có thai vì đã đem chân mình ướm lên một lốt chân to lớn khi đi qua Bến Tàu (Thị Cầu).
    Nghe mẹ than phiền vì mình vô dụng, chú bé bỗng biết nói và bảo mẹ mời sứ giả vào, xin nhà vua cho đánh giặc, cho con ngựa sắt nghìn cân. chiếc roi sắt trăm cân. Khi ngựa đem đến chú bé không bằng lòng vì ngựa rỗng, không có gan ruộ bất phải đánh thêm cho đủ.
    Xong cậu mới đòi ăn, mẹ không chạy đủ, cả làng phải mang cơm gạo đến, ăn suốt hai ngày thì cao to lớn lên phi thường, cậu bé bèn lên ngựa cầm roi đi đánh giặc. Hai anh em họ Nguyễn ở Nghiêm Xá đang cày cũng bó trâu vác cày chạy theo.
    Hùng Vương cùng cho hoàng tử thứ chín là Long Sơn và thứ mười là Uy Sơn theo Gióng đánh giặc. Quân Văn Lang chia làm ba đạo, mỗi đạo ba vạn đường. Đánh nhau to ở chân núi Trâu. Hoàng tử Trung Quốc và bốn tướng bị giết, quân
    giặc bị đuổi chạy dài. Hai mươi bốn tướng khác nhau bị bắt, thề không sang đánh Văn Lang nữa, đều được tha về. Hoàng tử Trung Ọuổc chết thì chôn ở chân núi Vệ Linh, nay còn mả.
    Giữa trận đánh, roi sắt bị gãy, Gióng bèn nhổ tre đánh tiếp. Thắng xong, Gióng phi ngựa về phía Kim Anh, tới núi Vu Linh cởi áo giáp treo lên cành cây, vứt bụi tre lại, rồi bay lên trời, còn để lại lốt chân của mình trên đá ở đỉnh núi.
    Con ngựa thì tự mình chạy về Đông Vi. Nơi ngựa dừng lại nay là làng Phù Ninh, đó có đền thờ. Nơi sinh Thánh cũng có đền, tại chỗ nền nhà cũ có bia đá. Năm 1020 nhà Lý lập hai đền thờ ở Phù Đổng và ở sườn núi Vu Linh, ở đó có tượng.
    Đen Phù Đổng gồm ba lớp, trong cùng là hậu cung, cột gỗ to, mái cong vút, rồng trên nóc vảy đều toàn là bằng mảnh sứ xanh.
    Đường đi từ cổng đền đến hậu cung lát đá cẩm thạch đen đẽo thô sơ nhưng những bước chân của thiện nam tín nữ bao đời đã làm cho nhẵn bóng, cổng đồ sộ ba cửa, lợp mái rộng. Kinh lược sử Bắc Kỳ vừa tu bổ và có bia. Hai bên cổng phía trong có hai sư tử đá. Phía ngoài là một đôi rồng năm móng. Trước cửa giữa có một con rùa đá cao hơn mặt đất một chút.
    Hội làng Phù Đổng hàng năm diễn ra ngày 9 tháng Tư âm lịch. Các làng trong tổng đều đến tế, tất cả đến trăm người của họ các làng mặc áo thụng xanh, đội mu đen, đi hia để trắng. Họ đứng thành hàng hai bên, tay cầm hốt ngà.
    Đàn sáo dịu dàng không thể tưởng tượng được, hài hòa làm một cách bất ngờ. Chủ tế đi từng bước nhịp nhàng hai tay chắp lại nâng cao chén rượu, có hai trợ tế đi neo, đến quỳ trước một trong các cửa cùa hậu cung. Nhạc hạ thấp dần gần như không nghe thấy nữa. Bỗng vang lên một tiếng ầm ầm và hai cánh cửa hậu cung bỗng nhiên hé mờ. Bên trong tối om, bỗng hiện ra một nhân vật lạ lùng. Đầu chít một khăn đen dài bó ra sau lưng và quấn lấy thân mình; nửa dưới mặt bịt vái vàng, thắt lại sau gáy chỉ để lộ đôi mắt. Nhân vật ấy đi ra quỳ xuống ngưỡng cửa hậu cung, nhận chén rượu trên một cái mâm đồng, rồi đi giật lùi dần vào hậu cung. Hai cánh cửa đóng lại từ từ. Mọi người phủ phục xuống lễ. Một giây yên lặng rồi nghe một tiếng chuông từ hậu cung vẳng ra, rượu đà dâng lên bàn thờ Thánh rồi, và nhạc lại cử, trong khi mọi người trở về cho chuân bị dâng lễ khác tiếp theo.
    Lễ cử hành nghiêm trang thành kính. Chắc chắn là chưa bao giờ có lễ mi-xa nào của giáo hoàng cử hành mà người dự lễ yên tĩnh chú ý hơn, mà có những người trợ tế thấm nhuần sâu sắc hơn phận sự đáng kính của họ và việc làm thiêng liêng của họ hơn. Thật ngạc nhiên khi thấy những người nông thôn bình thường đã biến đổi lạ lùng vì tính cách long trọng của nghi thức, và cử chỉ cua họ thường rụt rè bỗng đường hoàng khoáng đạt lên, thái độ của họ thường khúm núm, e dè bỗng trở thành cao quý trong khi hành lễ vì lòng biết ơn của người yêu nước.
    Tiếp đó là một nghi thức ảnh hưởng của Đạo giáo; con hổ tượng trưng cho điều ác và kẻ thù đến xin quy phục Đức Thánh. Người đóng vai con hổ mặc áo vải vẽ vằn vện, đội cái đầu băng giấy bồi có hai chục người hóa trang đi theo, hát và gõ sênh. Họ đến trước bàn thờ múa và phủ phục hồi lâu… Tiếp theo là những cảnh diễn lại lịch sử: đánh trận giả, và đoàn tù binh diễu qua trước đền. Một trăm trai tráng đón quân Nam họ quấn vai màu đen quanh bụng, đóng khố bỏ thòng múi ra phía trước, cởi trần, chỉ khoác một dải vải hồng trên vai bên phải, buộc hai đầu lại ở bèn sườn trái và buông thòng xuống; lại còn đeo cái túi lụa nhỏ hình bán nguyệt có tua lụa dài. Đầu đội mũ đen, phía sau có rèm che gáy, giống như là những tượng trong đền Lý Bát Đế ở Đình Bàng.
    Bọn tướng giặc thì do hai mươi bốn cô gái đồng trinh đóng. (Dumoutier cũng nói là không hiểu tại sao lại như vậy). Nhiều cô gái trong đám ấy đến mười tuổi. Mỗi cô đều mặc quần áo lụa màu sắc tươi thắm, đeo kiềng, hoa tai bằng vàng, mỗi làng được cử đến một cô và phải lo may mặc cho người của mình. Các cô chỉ đứng mỗi người trên một cái bệ hoàn toàn im lặng, không cử động, cách nhau độ 10 đến 15m; quanh họ là đám đàn bà làng họ. Hai mươi bốn cô xếp thành hàng trên mặt đeee phía trước đền rải dài để cho đám rước diễu qua trưóc mặt. Bốn cô khác đóng vai bốn tướng giặc bị giết trong trận, một cô mặc áo vàng, đội mũ thái từ đóng vai con vua Trung Ọuốc.
    Hình như ngày trước người ta làm những đầu tướng giặc bằng giấy bồi, đem đâm trước thờ Thánh. Năm 1893 người ta chỉ làm những bộ tóc giả của các tướng thôi.
    Một trăm quân sĩ nước Nam múa rất nhiều điệu thật dẻo, và thật nhịp nhàng tiến thoái rất đẹp…
    Cái cảnh chúng tôi đã được chứng kiến sẽ còn mãi trong trí nhớ chúng tôi như một trong những cảnh đáng ngạc nhiên nhất mà chúng tôi đã dược thấy ở Bắc Kì. Ở Châu Âu cổ kính của chúng ta cổ dân tộc nào có thể tự hào là cứ kỷ hàng năm niệm một sự kiện anh hùng trong lịch sử của mình cách ngày nay đã hai nghìn ba trăm năm như thể?
    Nhận xét: Mới trên một trăm năm mà nội dung cũng như diễn biến của hội Gióng đã có đổi thay. Đổi thay về nội dung huyền thoại Gióng như hoàng tử Trung Ọuốc cầm quân sang xâm lược có tên là Tchao Quang (Trong khi ngày nay ta hiêu đó là giặc Ân), người được vua Hùng cử đi chống quân xâm lược có tên là Lý Công Dật (điều mà ngày nay không ai biết tới, nhắc tới) cùng như Gióng có cả cha, ông cụ sáu chục tuổi mới sinh ra Gióng. Hoặc về tình tiết hội thi nếu như nay chúng ta vẫn coi tượng trưng cho giặc Ân nói chung là 28 tướng nữ thì Dumoutier lại chỉ đưa ra con số 24 nữ tướng bị bắt làm tù binh còn 4 nữ tướng bị chết trong chiến trận v.v…
    Có thể đó là do Dumoutier đã dựa vào những người phiên dịch, do điều tra điền đã sai hoặc bịa đặt hoặc chính ông đã tiếp cận với những tư liệu mà nay không còn tồn tại.
    Song cái quan trọng nhất chính là giá trị của bài báo: đã nói lên sự khâm phục của một vị học giả Pháp trước một lễ hội của một làng quê Bắc Bộ. là làng Gióng. Khâm phục về các nghi lễ, các tình tiết hội, khâm phục cả về lề lối tổ chức hoành tráng. Ông đã so sánh – không biết có đúng không – với các lễ hội Châu Âu và khẳng định tính hơn hẳn của hội Gióng.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam – Tết nguyên đán

    Bài Làm:
    Tết nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truvền thống của dân tộc Kinh cũng như đa số các dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay. Tết nguyên Đán là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới. Đây cũng là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội: giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý và tình nghĩa xóm làng…
    Ông Táo (thần bếp) là người theo dõi việc làm ăn cùa mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam làm mâm cơm tiền đưa “ông Táo". Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của tết Nguyên dán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn nhà cửa. lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ơ những nơi sang trọng để chuẩn bị đón Tết.
    Cùng với thủ treo tranh dân gian, câu đối thì cắm hoa. chơi hoa là yếu tố tinh thần cao quý thanh lịch của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa đào, miền Nam có hoa mai, đây là hai loại hoa tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam. Ngoài ra còn có quất với trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc,…
    Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bánh trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, bưởi, quả cam (hoặc quýt), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mâm ngũ quả là xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao cuủ con người vì sự đầy đủ, sung túc. Ngày tết có nhiều phong tục tốt như khai bút, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ…Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ.
    Ngày tết có tục mừng tuổi chúc tét. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà mẹ. Ông bà cùng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Những ngày tết mọ người luôn cười tay bắt mặt mừng thân thiện với nhau, chúc nhau sức khoẻ, phát tài phát lộc và thường kiêng không nói điều rủi ro hoặc xấu xa.
    Các tục lệ trong đêm giao thừa
    Một năm bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa, do vậy
    vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này có lễ trừ tịch. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt dẹp của năm nới săp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để “khu trừ ma quỳ”, do đó có từ “trừ tịch”. Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa. Người Việt Nam thường cúng giao thừa tại các đình, chùa hoặc tại nhà. Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở ngoài trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thú lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã. Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ thì đơn giản hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà.
    Theo quan niệm của người Kinh (cũng như đại đa số các dân tộc khác) phút
    giao thừa là thiêng liêng. Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông thành khiến coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia. cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi vì quan niệm xưa hình dung trong phút các quan hành khiển bàn giao công việc luôn có quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần không nhìn thấy được), thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì. Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, những đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã trông coi gia đình mình trong năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm hát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ làm vè cúng Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa. Trong dịp tết Nguyên đán còn có một số phong tục tốt đẹp được lưu giữ đến nay:
    + Đi lễ chùa, đình, đền: lễ giao thừa ở nhà xong, mọi người cùng nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình. Nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.
    + Kén hướng xuất hành: khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.
    + Hái lộc: đi lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là “lấy lộc” của trời đất, Thần, Phật, ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.
    + Hương lộc: có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang lương đó về cắm vào bình hương bàn thờ nhà mình. Ngọc lửa tượng trung cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.
    + Xông nhà: thường người ta kén một người “dễ vía” trong gia đình ra khỏi từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lề trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái hành lộc ở đền chùa mang về. Lúc trở về đã sang năm mới và người này sẽ tự “xông nhà” cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Nếu không có người “dễ vía” người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem lại may mắn vui vẻ quanh năm
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam – Thuyết minh về Tết nguyên tiêu

    Bài Làm:
    “Lễ Phật quanh năm không bằng hôm rằm tháng giêng“ Các em lại được cùng bà, cùng mẹ, cùng gia đình hoặc các em lớn hơn thì có khi cùng bạn bè đi lễ các đền. chùa, miếu mạo… Không khí thật tưng bừng náo nhiệt, được thụ lộc và thụ trai tại chùa, được gặp bạn bè cùng chơi vui vẻ tại các hội làng sau này là các hội chợ, chợ phiên, đi du ngoạn xa…
    Tại nhiều nơi tối hôm rằm tháng giêng có lỗ hội thả đèn trên sông, hoặc như tạ Hội An, Đà Nằng có lỗ hội Hoa đăng. Có một khu vực toàn đèn lồng đủ mầu, đủ kiểu khoe sắc rực rỡ, ba mặt xung quanh Hội An là nước bên ngoài các cuộc đua thuyền tiêu biểu, ban đêm còn có thả đèn hoa sen trên mặt nước. các em lại có dịp vui vẻ cùng đèn.
    Trưa rằm tháng giêng, có lễ cầu an, có lễ phóng sinh chim. Các em cỏ dịp đứng quanh lồng chim cua gia đình mua để thả. chờ nhà sư tụng niệm, vẩy nước bằng cành lá trúc, tre làm phép phóng sinh. Sau lễ, các em lại có dịp được thả chim vì học bài học về vêu quý sinh mệnh mọi loài, trân trọng sự sống, phát triển lòng nhân ái yêu thương đối với mọi người, mọi loài xung quanh ta.
    Sau khi làm lễ phóng sinh cầu an và thụ lộc tại chùa, mọi người xin lại chai nước tại Dàn Dược Sư đem về nhà uống cho được khoẻ mạnh và tai qua nạn khỏi. Sau đó, mọi người lại tiếp tục đi lễ Thập Tự (đi đủ 10 chùa trong ngày) hoặc đi lễ thêm tại nhiều chùa, đền, đình, miếu,… Đây thực là một ngày hội để người lớn, trẻ em đi cầu an, cầu phước, đi du ngoạn, thăm các thắng tích nơi xa trên đường đi có cơ hội được đi viếng các đền chùa danh tiếng như Thích Ca Phật Dài ( VũngTàu), chùa Tây Phương, chùa Trấn Quốc (Hà Nội), chùa Niệm Phật Bình Dương
    các chùa Bà (Châu Đốc, Bình Dương, Tây Ninh…), chùa Hương Tích (Hà Nội), chùa Non Nước (Đà Nẵng), đình Phong Phú (Thành phố Hồ Chí Minh), đền bà Chúa Liễu Hạnh (Thanh Hóa), đền bà Chúa Kho (Bắc Ninh), đền Kiếp Bạc (Hải Dương), miếu Ba Cô (đường lên Đà Lạt)… các đình, miếu, đền, chùa ở xa mà thường ngày không có dịp viếng thăm, dâng lễ.
    Ngày nay vào những dịp lễ lớn (Tết Nguyên Đán, Rằm tháng Giêng, Lễ Phật Đản…) người ta cùng đi dâng lễ và thăm viếng thập tự, đền, miếu… không chỉ những đình, đền, chùa, miếu… trong xóm, làng, trong tỉnh mà còn đi các đền, chùa.. ở ngoài tỉnh. Và những năm gần đây, các em thanh thiếu niên, ấu nhi lớn và tráng nhi vào những dịp lễ tết còn có cơ hội tham gia cùng vui chơi theo các tour du lịch, tại các Hội Bánh Tét, Hội Hoa Xuân, Hội cồng Chiêng. Ngày hội các dân tộc, các khu vui chơi…
    Khi đi lễ các cảnh chùa xa cùng cha mẹ, các em lại có dịp vừa di du lịch xa. vừa thăm cảnh đẹp và cũng là dịp thể hiện và phát huy lòng tín ngưỡng nơi đạo pháp, vào nhân quả:

    “Làm lành thì lại gặp lành
    Làm ác thì lụi tan tành ra ma "
    (có nơi đọc là “ra tro ")
    Khi vào lễ chùa, nghe giảng kinh, đến thăm chỗ thờ Thập điện Diêm Vương, xem tranh treo trên tường vẽ các cảnh hình phạt tội nhân làm ác ở trân gian, các em bắt đầu biết tránh xa tội ác vì những hình phạt sẽ phải chịu.
    Các em bắt đầu biết sợ trừng phạt của luật Trời khi làm bậy vì mặc dù người đời không biết, luật pháp thế gian bỏ sót không hay, nhưng lại không thể lọt qua lưới trời vì qua những ý niệm người lớn hằng nhắc nhở các em thì “Quỷ thần luôn ở hai vai ta. Ông Thiện ghi các việc lành và ông Ác ghi các việc xấu mà ta làm để trình lẻn Thánh Thần, Trời Phật xét xử” (đây có thể là cách nói đơn giản để khuyên các em làm điều lành và tránh điều ác nhưng các em lại rất tin và cũng rất sợ, nhất là khi nhìn thấy hình hai vị Hộ Pháp (ông Thiện và ông Ác) thờ ở hai bên cửa vào chánh điện của mỗi chùa). Lớn hơn chút nữa các em bắt đầu phát triển tâm lành vì được người lớn dạy rằng: vạn sự “nhất thiết duy tâm tạo”: mọi được, mất trong đời mỗi người thực sự đều bởi các việc lành hoặc dữ do tâm ta khiển ta hành động mà tạo nên hậu quả (quan niệm nhân quả của Phật giáo). Thượng đế của ta (ban phát ch0 ta ơn lành, việc tốt hoặc trừng phạt ta, bắt ta chịu hoạn nạn v.v…) thực ra chính là tâm ta vậy.
    Trí óc non nớt thơ ngây của các em đối với các ý niệm trên khi được người lớn giảng chỉ hiểu một cách mơ hồ là muốn làm lành lánh dữ, muốn làm người tốt để được phước, được an vui, học giỏi thì các em phải theo lời chỉ bảo của người lớn không được nói dối, không được làm bậy (TD: ăn cắp, nói tục, lười học V.V.), phải vâng lời cha mẹ, phải giúp đỡ người già, tàn tật… vì các em luôn nhớ tới lời người lớn đã dặn mọi việc xấu tốt các em làm quỷ thần hai vai đều biết hết… Rồi cứ như thế các em ngày càng củng cố tín ngưỡng của mình, xây dựng dần dần những tập tín hướng thiện đề khi lớn lên, hiểu được chính xác các lời thuyết giảng về Đạo pháp, mỗi em sẽ trở thành một con người lương thiện, một công dân tốt biết làm tròn trách vụ của mình, biết yêu thương mọi người xung quanh.
    Như vậy, những mầm mống về tín ngưỡng của các em trong khi vui chơi (chơi bầy đình, chùa, chơi phụ đồng, chơi trò chơi thiên đàng địa ngục hai bên…), khi dự lễ hội, khi cùng cha mẹ tham dự các lễ tôn giáo… nếu biết hướng dẫn khéo sẽ là căn bản tốt để xây dựng nên những con người có đạo đức, hướng thiện có lợi cho xã hội, nhân quần.
    Cũng như vậy, những buổi cúng lễ gia tiên cùng gia đình trong ngày Tết cũng như cùng bà con họ hàng trong những ngày giỗ chạp là những bài học thiết thực vê sự tri ân tổ tiên, gia đình ngày Tết cũng như ngày thường, không khí thân mật, náo nhiệt những lúc vui chơi bài hoặc cờ bàn trong gia đình những ngày lễ Tết, ngày xuân sẽ là kỷ niệm sâu đậm khó quên về tình nghĩa gia đình mà sau này khi lớn lên dù ở hoàn cảnh nào, nơi xa xôi nào vẫn khiến người ta nhớ tới và khát khao dược trở lại với gia đình, họ mạc…
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam – Thuyết minh về phong tục hóa vàng

    Bài Làm:
    Trong ba ngày Tết, từ mùng 1 đến hết mùng 3, ngoài thì giờ để đi lễ chùa, đình, đền, miếu, mạo, nhà thờ v.v… dâng cỗ trên bàn thờ để cúng lỗ gia tiên và đi lễ tết để chúc Tết họ hàng, bà con thân tộc, bạn bè. đồng nghiệp, các thầy cô giáo v.v… là thì giờ để mọi người nhất là các em nhỏ vui chơi. Nhưng có một lễ rất quan trọng đối với đa số người Việt Nam theo đạo Phật và thờ cúng tố tiên là lễ cúng hỏa vàng để tiễn đưa ông bà vào ngày mùng 3 Tết hoặc có gia đình thì tổ chức vào ngày mùng 4 Tết như ở Thị cầu (Bắc Ninh) sau khi đã đi viếng mộ vào sáng ngày mùng 4 Tết, theo như tục lệ vùng này.
    Từ sáng mùng 4 Tết, tại các nghĩa trang ở Thị cầu (Bẳc Ninh) đã đông đầy người của các gia đình đi tảo mộ, đem theo cuốc, xẻng để đắp lại các ngôi mộ và rẫy cỏ trên mộ trước khi cúng lễ, các em tráng nhi đi theo cũng tham gia công việc này rất tích cực và vui vẻ; mọi người cũng đem theo lễ vật thường là xôi gà, hoa quả, vàng hương, trầu cau và rượu v.v… và có cả pháo để cúng cáo thổ thần và cúng mời người thân về dự lễ hóa vàng tiễn đưa họ về âm phú sau ba ngày Tết, và đốt pháo khi hương (nhang) tàn… Lễ tất (lễ xong), sau khi hóa vàng (có trẻ em phụ cùng người lớn đốt và vẩy rượu xung quanh chỗ hóa vàng), người lớn đốt pháo và trẻ em cũng đua theo. Khung cảnh lúc đó thật là náo nhiệt, ồn ào. Sau buổi lễ, trẻ em phụ gia đình mang một phần lễ vật về nhà, phần còn lại để cho trẻ chăn trâu.
    Vào ngày hóa vàng, mẹ nấu một mâm cơm cúng “ông bà” thật ngon và thịnh soạn, nấu xôi chè và chuẩn bị trái cây đế cúng tại các bàn thờ khác. Các con đã có gia đình và ở riêng cùng đều dự lễ tiễn ông bà. Có khi bố mẹ và các con còn mời thêm bạn bè của gia đình đến dự. Không khí buổi lễ rất vui. Sau khi đợt nhang thử nhất tàn, đốt đợt hai, nhang cháy được phân nửa thì gia chủ thường là bố lỗ tạ, hạ vàng mã xuống hóa, hạ cơm xuống bày ra bàn, phản hoặc sập v.v… tùy nhà, chờ hóa vàng xong thì mọi người cùng ăn. Trong khi hoá vàng các em tráng nhi phụ bố mang hai cây mía dựng hai bên bàn thờ ra hơ lửa hoá vàng để các cụ. ông bà "có đòn gánh, gánh đồ lễ về và dùng để đánh đuổi lũ ma quỷ đói muốn cướp lễ vật" Trong lúc dùng cơm, mọi người vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ, sôi nổi. Sau đó thường là mọi người cùng vui xuân với các bàn bài: rút bất, tam cúc v.v… không khí lúc này rất náo nhiệt, nhất là với những tiếng cười giòn giã và tiếng reo hò rất phấn khởi, từ đám trẻ em, của các em thắng bài…
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam – Thuyết minh về hội Chùa Hương

    Bài Làm:
    Vào tháng hai âm lịch có Hội chùa Hương, hội mở vào trung tuần tháng giêng tới hết trung tuần tháng hai âm lịch. Chùa Hương Tích là một danh lam thắng cảnh miền Bẳc Việt Nam thuộc làng Yên Vỹ, phủ Mỹ Đức, tỉnh Hà Đông. Chùa Hương Tích thực ra là một quần thể gồm nhiều chùa, hang, động trong một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, núi rừng trùng điệp. Dù đi đường thủy hay đi đường bộ, cuối cùng đến Bến Đục, địa đầu cùa chùa Hương, khách cũng phải đi đò suối sau khi đi bộ một khoảng 500m. Khách trẩy hội rất đông, kẻ mới tới để vào lễ, người lễ rồi về, nườm nượp, nhộn nhịp khiến các con đò đều chật ních người. Trên mặt suối đầy những con đò chở khách ra vào lưu chuyến san sát như thoi đưa. Tiếng niệm kinh, tiếng chào nhau “Nam mô a di đà Phật” giữa khách hành hương mỗi khi thuyền ra vào gặp nhau hay một thuyền vượt thuyền khác, vang lên trên không, vào vách đá hàng cây, lan tỏa trên mặt nước, trong một bầu không khí mênh mông trong vắt, thơm tho. Con suối uốn mình chạy giữa cánh đồng chiêm, con suối lại giữa hai bên vách đá dựng đứng, xanh rì. Từ thuyền nhìn lên, khách hành hương thấy những ngọn núi cái đậm, cái nhạt, đủ mọi hình thù. Cảnh đi đò suối vừa nên thơ lại vừa đậm màu thoát tục khiến lòng người trở nên rộng mở vị tha, cơ hội gột bỏ được hết bụi trần, tạm quên hết mọi muộn phiền, hệ lụy của cuộc đời, vứt lại sâu lưng những tư tưởng hẹp hòi tranh đua, phân biệt. Trên con đường đi vào đất Phật mọi người sang hèn giàu nghèo đều thân thiết, giúp đỡ nhau. Lúc này người ta đang ngụp lặn trong tứ vô lượng tâm: “từ, bi, hỉ, xả”. Ai đã từng trẩy hội chùa Hương Tích, viếng Nam Thiên Đệ Nhất Động không thể nào quên được những phút giây này!…
    Khách trẩy hội rất đông và gồm đủ nam, nữ, già, trẻ đôi khi có đem theo một vài em tráng nhi. Đường đi trẩy hội xa xôi, vất vả, khó khăn đối với các em nên các em chỉ còn cách đợi ở nhà chờ bà, mẹ hoặc ông, bố, anh, chị đi lễ đem lộc đem quà về.
    Các em tráng nhi được đi theo, ngồi trên con đò suối, nghe tiếng niệm Phật rì rào, nhìn các cụ, các bà lần tràng hạt cũng ngượng nghịu bắt chước người “Nam mô a di đà Phật” chào hỏi khách hành hương khi gặp đò ra vào ngược chiều hoặc vượt đò, lại bị ảnh hưởng bởi cảnh trí bao la hùng tráng, cũng cảm thấy tâm hồn lâng lâng hướng thiện, cảm thấy mình lớn hẳn lên và tốt lành hơn, và cũng mơ hồ cảm thấy phần nào sự nhiệm mầu của “lẽ đạo’' trên con đường đi vào đất Phật.
    Các cô lái đò duyên dáng, mau mắn trong sự giúp đỡ mọi người hành hương vận chuyển và sấp xếp đồ đạc, lễ vật… nay lại vừa chèo đò vừa nói chuyện với khách, chỉ dần cho khách biết đâu là núi Gà, núi Oản, núi Mâm Xôi với bao nhiêu là khỉ, núi Tượng (voi phục hình giống hệt con voi có đủ đầu đuôi), núi Trống, núi Chiêng; ở đâu là Động Tuyết Quỳnh, chùa Trinh, chùa Ngoài (chùa Thiên Trù), chùa Trong, chùa Thiết…
    Cô cũng lại giải thích tại sao gọi là chùa Trình, tạo sao gọi là hang Phật Tích, tại sao có suối Giải Oan, núi Mẹ bồng con, tại sao có chùa Cửa Võng, chùa Tiên, đường lên trời thế nào, lối xuống địa ngục ra sao?
    Cùng với người lớn các em thích thú được ngắm các cảnh đẹp, biết thêm bao nhiêu là sự tích cùng các địa danh lạ, mà lại có được cảm giác lâng lâng nhẹ nhàng như được ngụp lặn trong không khí siêu thoát của cõi Phật.
    Tới chùa Trình, khách vào lễ Phật để trình diện trước khi vào cảnh Phật. Trước Khi ra về Phật tử cũng ghé đây để từ giã đất Phật. Cũng có một số không ghé chùa Trình.
    Rồi tới chùa Trong ở lưng chừng núi, mọi người cùng xuống đò tại bến rồi đi các bậc thang lên. Đây thường là một cảnh trí u nhã, tịch mịch nếu không phải là ngày hội. Chùa rộng rãi khang trang, có sân gạch rộng bao la, cây xanh lá biếc vây quanh trùng điệp. Thêm vào đó, đàn cá lững lờ dưới suối nghe kinh, tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim gõ mõ trong ngàn cây, tiếng tụng kinh vang âm, tiếng chuông chùa đổ từng hồi lan trong cánh núi rừng bao la hùng vĩ khiến mọi người cơ hồ quên hết mùi trần tục, như đang lâng lâng nhẹ gót tới cõi niết bàn để quỳ dưới chân Phật với tâm nhẹ nhàng, thấu đáo hai chữ sắc không.
    Cảnh các cô lái đò và khách hành hương cùng vui vẻ giúp nhau mang lễ vật và đồ đạc từ đò vào chùa cho thấy rõ ảnh hưởng của khung cảnh nhà Phật đã khiến mọi laười lòng vị tha rộng mở, quý người hơn quý mình, lay sự niềm nở giúp đỡ lẫn nhau làm trọng yếu. Điều này cũng ảnh hưởng đến tâm hồn các em tráng nhi đi theo.
    Vào chùa dâng lề Phật cầu an, cầu phước không chỉ cho riêng mình và gia đình mà còn "quốc thái dân an, gia đình thịnh vượng, thế giới hòa bình, nhân sanh an lạc, mưa thuận gió hòa, mùa màng hưng thịnh, bội thu”. Các em đi theo cũng được người lớn dạy cho phải phát tâm từ bi mà cầu như thể sau khi cầu cho gia đình tai qua nạn khỏi, mạnh giỏi, an vui, phát đạt, các em học hành tấn tới. Mọi người tụng theo khóa kinh, nghe thuyết giảng Phật pháp rồi ghé thăm và dâng lề tại các chùa khác cùng ghé thăm các hang động. Thường muốn thăm hết các cảnh chùa, hang động, khách hành hương phải ngủ lại chùa. Ngoài một đêm trước khi vào chùa Trong và lúc ra về rẽ phải lên núi để thăm đường lên trời, lối xuống âm phủ.
    Sau khi viếng thăm cảnh chùa Hương, tâm hồn người lớn cũng như các em tráng nhi đi theo đều như được đổi mới và trong sáng hơn, tốt lành hơn, thấm nhuần được “lẽ đạo’" hơn hiểu rõ hai chữ vô thường, bớt ích kỉ, thêm vị tha…
    Riêng các em thiếu nhi thì cảm thấy lớn hơn, “đã đi một ngày đàng học một sàng khôn” học được thêm bao cảnh đẹp quê hương, biết được cảnh đẹp tưng bừng một lần trẩy hội chùa chiền khiến các em thích thú cảm nhận phần nào được Phật pháp nhiệm mầu để chuẩn bị cho sự nảy nở những tính hạnh tốt lành của một con người vị tha, có trách nhiệm, có tình yêu thương đối với gia đình, xã hội và nhân quần…
    Đi chùa Hương về lại có quà, có lộc: những khúc lão mai, những bó rau sắng, chai nước suối giải oan để làm thuốc, những túi quả mơ, rồi oán khảo, bánh kẹo trái cây là lộc thỉnh từ chùa, lại có cả các bức tượng Phật, các cỗ tràng hạt có gắn hình Đức Phật Di Lặc, Đức Quan Thế Âm, những món quà quý nhất cho người già và trẻ em đeo, lại có những chiếc vòng cho bé gái cùng gương, lược; lại có trò chơi là những cỗ chuyền, con quay, quả bóng, các cỗ rải ranh bằng sỏi nhẵn bóng… là niềm vui thích hân hoan của những người ở nhà và các em (kể cả các em ở nhà và các em đi trây hội).
    Có đồ chơi các em tha hồ vui chơi và khoe cùng chúng bạn, còn các em đi trẩy hội thì lại có những câu chuyện để mà hãnh diện kể lại cùng mọi người.