Tìm hiểu bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tìm hiểu bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão

    Bài làm:

    I. TÌM HIỀU CHUNG


    1. Tác giả: Phạm Ngũ Lão (1255-1320) người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, Hưng Yên
    – Là một võ tướng lập nhiều chiến công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông đồng thời cũng thích đọc sách, ngâm thơ => văn võ song toàn
    2. Tác phẩm:
    a) Hoàn cảnh sáng tác: Theo Đại Việt sử kí toàn thư: năm 1282 quân Nguyên đòi mượn đường đánh Chiêm Thành để xâm lược nước ta. Vua Trần mở hội nghị tại bến Bình Than. Sau đó, Phạm Ngũ Lão và một số tướng được cử lên biên ải phía bắc để trấn giữ đất nước. Hoàn cảnh đó đã ảnh hưởng đến hào khí của bài thơ
    b) Nhan đề
    – “Thuật”: bày tỏ; “hoài”: mang trong lòng. Btieeu đề có ý nghĩa bày tỏ suy nghĩ, hoài bão. Đây là mọt đề tài quen thuộc trong thơ trung đại
    – Người tỏ lòng là một vị tướng đang giữ trọng trách nơi biên ải (vừa quen thuộc, vừa mới mẻ)

    II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

    1. Hai câu đầu: Tư thế hiên ngang, kì vĩ của người nah hùng

    Câu 1:

    Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu (múa giáo non sông trải mấy thu)
    + hành động: cầm ngang ngọn giáo
    + tư thế: trấn giữ đất nước
    + thời gian: đã mấy năm
    → hình ảnh tráng sĩ hiên ngang, lẫm liệt đang làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước. => mang tầm vóc vũ trụ.
    Câu 2:
    Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu (Ba quân khí thế mạnh mẽ như hổ báo, nuốt cả sao Ngưu)
    + Tam quân (ba quân) → quân đội → dân tộc
    – Tỳ hổ khí thôn ngưu (khí mạnh nuốt trôi trâu): hình ảnh ước lệ diễn tả sức mạnh và khí thế mạnh mẽ của quân đội nhà Trần (câu thơ gây ấn tượng mạnh bởi sự kết hợp giữa hình ảnh khách quan và cảm nhận chủ quan, giữa hiện thực và lãng mạn).
    → Hai câu thơ có 2 hình ảnh đẹp đẽ, lớn lao bổ sung vẻ đẹp cho nhau (thời đại hào hùng tạo nên con người anh hùng và ngược lại).
    → Niềm tự hào của Phạm Ngũ Lão về quân đội của mình, về con người thời đại mình (tác giả vừa nói về chính mình vừa nói tiếng nói của thế hệ mình)
    – giọng thơ: mạnh mẽ, đậm chất sử thi

    2. Hai câu cuối: Nỗi thẹn cao cả của người anh hùng

    Câu 3: Nam nhi vị liễu công danh trái (Công danh nam tử còn vương nợ )


    → Quan niệm về chí làm trai: lập công (để lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm). Công danh là món nợ phải trả với đời (trả xong nợ công danh là hoàn thành nghĩa vụ với dân, với nước)
    + còn vương nợ: chưa trả xong món nợ công danh.

    Câu 4: Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu (Luống thẹn khi nghe kể chuyện Vũ Hầu)

    → Thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu: chưa vừa lòng với mình: Ý thức cao độ về trách nhiệm của một kẻ sĩ đối với non sông đất nước: đóng góp nhiều hơn cho đất nước
    → Hai câu thơ thể hiện chí lớn và cái tâm cao cả của người tráng sĩ (lập công danh vì dân tộc; khi đã có công danh còn phải phấn đấu vươn lên không ngừng)

    III. Tổng kết

    – Bài thơ là lời tâm sự của một đấng trượng phu phải có công danh sự nghiệp, phải có trách nhiệm với giang sơn, tổ quốc, phải có tiếng thơm để lại cho đời. Bài thơ đã thể hiện hào khí Đông A
    – Bài thơ hàm súc, cô đọng, hình ảnh hoành tráng có tính sử thi