Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Soạn bài: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

    I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

    1. Đề văn tự sự

    - Yêu cầu của đề (1): kể chuyện (có thể về người hoặc sự việc), chữ kể trong đề văn cho biết định hướng tự sự, cụm từ bằng lời văn của em cho biết yêu cầu về diễn đạt.


    - Các đề (3), (4), (5), (6) cũng là đề tự sự. Các đề này được diễn đạt như những nhan đề cho trước của một bài văn.

    - Các từ ngữ trọng tâm:

    + (1): câu chuyện em thích

    + (2): một người bạn tốt

    + (3): kỉ niệm thơ ấu

    + (4): sinh nhật

    + (5): quê em

    + (6): lớn rồi

    - Đề (2), (6) nghiêng về kể người; đề (3), (5) nghiêng về kể sự việc; đề (4) nghiêng về tường thuật sự việc; đề (1) tuỳ thuộc vào việc lựa chọn kể lại câu chuyện nào.


    2. Cách làm bài văn tự sự

    a. Các bước tiến hành làm một bài văn tự sự:

    - Tìm hiểu đề: Phải đọc kĩ và hiểu từng câu chữ của đề để nắm được yêu cầu cần thực hiện cũng như định hướng về nội dung tự sự.

    - Lập ý: Sau khi đã xác định yêu cầu của đề, người viết phải hình dung ra nội dung sẽ viết theo các yếu tố như: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của câu chuyện.

    - Lập dàn ý: Các sự việc phải được lựa chọn, sắp xếp trình tự để đảm bảo diễn đạt được diễn biến câu chuyện, thể hiện được ý nghĩa mà người viết hướng tới.

    - Viết thành bài: Sau khi đã có dàn ý, người viết phải tiến hành viết thành một bài văn tự sự hoàn chỉnh theo kết cấu ba phần.

    b. Cho đề văn sau: "Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em".

    Gợi ý: Em phải thực hiện tuần tự các bước: đọc, tìm hiểu đề, xác định yêu cầu trọng tâm của đề, nhiệm vụ cần thực hiện. Tiếp theo là đi tìm ý, trong câu chuyện có những ý chính, ý then chốt nào, câu chuyện e chọn bộc lộ chủ đề gì?. Đến khâu lập dàn ý, đây là khâu liên quan trực tiếp đến lời kể: Hình dung câu chuyện mở đầu, kết thúc, diễn biến câu chuyện ra sao cho thật logic, nhân vật xuất hiện ra sao, kết cục thế nào, thời điểm, không gian, thời gian. Bước sau cùng là cách diễn đạt lại tất cả bằng lời văn của mình.

    Ví dụ: Em muốn kể lại truyện Thánh Gióng.

    - Câu chuyện kể về một vị anh hùng của dân tộc đã có công đánh đuổi giặc xâm lược để giữ yên bề cõi nước ta ngay từ buổi đầu lịch sử.

    - Các nhân vật có trong truyện: nhân vật chính là Thánh Gióng, các nhân vật phụ như: cha mẹ Thánh Gióng, dân làng xung quanh, vua, sứ giả…

    - Mở đầu câu chuyện giới thiệu sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng. Kết thúc bằng việc Thánh Gióng được vua phong là Phù Đổng Thiên Vương, cưỡi ngựa bay lên trời, và đến sau này nhân dân lập nên đề thờ ngay ở quê nhà.

    - Các sự việc chính diễn ra trong truyện:

    + Sứ giả báo tin sau đó Thánh Gióng nghe được


    + Việc Thánh Gióng ăn khỏe lớn nhanh như thổi

    + Thánh Gióng vươn vai một cái trở thành một tráng sĩ lực lưỡng, khỏe mạnh phi thường.

    + Thánh Gióng giết giặc

    + Chi tiết khi Thánh Gióng giết giặc roi sắt gãy, Thánh Gióng liền nhổ những cây tre bên đường làm vũ khí.

    + Khi giành thắng lợi, Thánh Gióng liền cởi bỏ áo giáp, cưỡi ngựa bay lên trời.

    - Giọng điệu khi kể chuyện mang đậm chất hào hùng, ngợi ca đối với nhân vật lịch sử đã có công to lớn, không chỉ vậy giọng điệu còn thể hiện được màu sắc thần kì.

    II. Luyện tập

    Lập dàn ý đề văn: Kể lại truyện "Sơn Tinh, Thủy Tinh".

    1. Mở bài:

    - Vua Hùng kén rể cho con gái

    - Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn

    2. Thân bài:

    - Giới thiệu tài năng của hai vị thần

    - Vua Hùng ra sính lễ

    - Sơn Tinh đến trước lấy được Mỵ Nương

    - Thủy Tinh tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh

    - Kết quả Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh thua

    3. Kết bài: Hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thất bại.