Tin học 10 Bài 6: Giải bài toán trên máy tính

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    Việc giải toán trên máy tính thường được tiến qua 5 bước:
    • Xác định bài toán
    • Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán
    • Viết chương trình
    • Hiệu chỉnh
    • Viết tài liệu
    1. Xác định bài toán
    Ví dụ 1: Tìm ước chung lớn nhất (UCLN) của hai số nguyên dương M và N
    • Input: M,N
    • Output: UCLN(M,N)
    Xác định bài toán là xác định rõ hai thành phần:
    • Input
    • Output
    2. Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán
    a. Lựa chọn thuật toán
    [​IMG]

    Hình 1. Các bước lựa chọn thuật toán

    • Ít phức tạp
    • ít tốn thời gian thực hiện
    • Chiếm ít ô nhớ
    • Thực hiện ít phép toán, dễ hiểu...
    b. Diễn tả thuật toán
    • Ví dụ: Tìm ước chung lớn nhất (ƯCLN) của hai số nguyên dương M và N.
    • Xác định bài toán:
      • Input: Nhập M, N
      • Output: ƯCLN(M, N)
    • Ý tưởng: Sử dụng những điều đã biết sau:
      • Nếu M = N thì giá trị chung đó là ƯCLN của M và N
      • Nếu M > N thì ƯCLN(M, N) = ƯCLN(M – N,N)
      • Nếu M < N thì ƯCLN(M, N) = ƯCLN(M,N- M)
    b. 1. Thuật toán diễn tả bằng cách liệt kê
    • Bước 1: Nhập M, N;
    • Bước 2: Nếu M = N đưa ra ƯCLN(M,N)=M; Kết thúc
    • Bước 3: Nếu M > N thì M \( \leftarrow\) M - N rồi quay lại bước 2;
    • Bước 4: N \(\leftarrow\) N - M rồi quay lại bước 2
    b. 2. Thuật toán diễn tả bằng sơ đồ khối
    [​IMG]

    Hình 2. Sơ đồ khối thuật toán tìm ƯCLN

    Sau đây là hai ví dụ mô phỏng các bước thực hiện thuật toán trên:
    [​IMG]

    [​IMG]

    Hình 3. Mô phỏng thuật toán tìm ƯaCLN bằng số liệu cụ thể

    3. Viết chương trình
    Ngôn ngữ lập trình + Thuật toán = Chương trình
    • Khi viết chương trình ta nên chọn một ngôn ngữ lập trình hoặc một phần mềm chuyên dụng thích hợp vơi thuật toán
    • Viết chương trình trong ngôn ngữ nào thì phải tuân theo ngôn ngữ đó
    • Chương trình dịch chỉ có thể phát hiện và thông báo về mặt ngữ pháp
    4. Hiệu chỉnh
    • Một chương trình đã viết xong có thể có nhiều lỗi và sẽ cho kết quả không đúng
    • Ta cần thử chương trình bằng vài bộ số Input để phát hiện lỗi và sửa chương trình. Quá trình này gọi là hiệu chỉnh (test)
    5. Viết tài liệu
    • Tài liệu phải mô tả bài toán, thuật toán, thiết kế chương trình, kết quả nghiệm và hương dẫn sử dụng
    • Tài liệu này rất có ích cho người sử dụng chương trình và cho việc đề xuất những khả năng hoàn thiện thêm
    • Các bước có thể lập đi lặp lại nhiều lần cho đến khi ta cho rằng chương trình đã làm việc đúng đắn và hiệu quả