Tin học 9 Bài 6: Bảo vệ thông tin máy tính

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Vì sao cần bảo vệ thông tin máy tính?
    • Theo thời gian, thông tin được tạo ra và lưu trữ trong máy tính dưới các dạng tệp (thông tin máy tính) ngày càng nhiều.
    • Trong số đó, không ít thông tin rất quan trọng hoặc được sử dụng thường xuyên
    • Sự mất an toàn thông tin ở quy mô lớn hoặc ở tầm quốc gia có thể đưa đến những hậu quả vô cùng to lớn. Do đó bảo vệ thông tin máy tính là một việc hết sức cần thiết.
    2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính
    Có ba nguyên nhân cơ bản:
    • Yếu tố công nghệ - vật lí;
    • Yếu tố bảo quản và sử dụng;
    • Virus máy tính.
    a. Yếu tố công nghệ - vật lí
    • Phần mềm:
      • Yếu tố ngẫu nhiên.
      • Yếu tố tuổi thọ của linh kiện.
      • Thời gian sử dụng.
    • Phần mềm: Sự cố (treo máy, không tương tác,…) có thể làm mất thông tin.
    Ví dụ:Nếu 1 ổ đĩa bị Bad (hỏng) thì có thể xảy ra sự cố thông tin lưu trên đĩa không đọc được.

    b. Yếu tố bảo quản và sử dụng
    • Vị trí: không để những nơi không phù hợp khi sử dụng máy tính (ẩm thấp, nhiệt độ cao, bị ánh nắng chiếu vào,… )
    • Sử dụng: khởi động, tắt máy hay thoát khỏi chương trình đúng cách.
    c. Virus máy tính
    • Xuất hiện: từ những năm 80 của thế kỉ XX
    • Tác hại: làm mất thông tin, nặng bộ nhớ,…
    • Biện pháp: sao lưu dữ liệu nhiều lần phòng chống virus máy tính.
    3. Virus máy tính và cách phòng tránh
    a. Virus máy tính là gì?
    • Virus máy tính (gọi tắt là virus) là một chương trình hay đoạn chương trình có khả năng tự nhân bản hay sao chép chính nó từ đối tượng bị lây nhiễm này sang đối tượng khác mỗi khi đối tượng bị lây nhiễm (vật mang virus) được kích hoạt.
    • Vật mang virus có thể là các tệp chương trình, văn bản, bộ nhớ và một số thiết bị máy tính (đĩa cứng, đĩa mềm, …..).
    b. Tác hại của virus máy tính
    • Tiêu tốn tài nguyên hệ thống.
    • Phá huỷ dữ liệu.
    • Đánh cắp dữ liệu.
    • Mã hoá dữ liệu tống tiền.
    • Phá huỷ hệ thống.
    • Gây khó chịu khác cho người dùng: Ẩn file/folder, thay đổi cách thức hoạt động của hệ thống hay phần mềm,...
    c. Các con đường lây lan của virus
    • Qua việc sao chép tệp đó bị nhiễm virus.
    • Qua các phần mềm bẻ khóa, các phần mềm sao chép lậu.
    • Qua các thiết bị nhớ.
    • Qua internet, đặc biệt là thư điện tử.
    • Qua các "Lỗ hổng" của phần mềm.
    d. Phòng tránh virus
    Để phòng tránh virus, bảo vệ dữ liệu, nguyên tắc chung cơ bản nhất là: "Phải cảnh giác và ngăn chặn virus trên chính những đường lây lan của chúng".
    • Hạn chế sao chép không cần thiết, không chạy các chương trình tải từ Internet hoặc sao chép từ máy khác khi chưa đủ tin cậy.
    • Không mở những file gửi kèm trong thư điện tử khi không rõ nguồn gốc.
    • Không truy cập các trang web có nội dung không lành mạnh
    • Thường xuyên cập nhật bản vá lỗi cho các phần mềm, kể cả hệ điều hành.
    • Định kì sao lưu dữ liệu để có thể khôi phục khi bị Virus phá hoại.
    • Định kì quét và diệt Virus bằng các phần mềm diệt Virus.
    Một số phần mềm diệt Virus:
    • Bkav
    • AVG
    • AntiVirus
    • Kaspersky
    • CMC
    • ...