Tôi yêu em – Puskin

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tôi yêu emPuskin


    [​IMG]
    Tôi yêu em – (Pu-skin)​


    I. Tìm hiểu chung

    1. Tác giả:

    Pu-skin (1799 – 1837) – “mặt trời của thi ca Nga”, là một nhà thơ vĩ đại “có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga”.
    Là một thi sĩ lừng danh, Pu-skin còn là tác giả của các tiểu thuyết bằng thơ, những trường ca sâu lắng, những bị kịch lịch sử hoành tráng, những truyện ngắn xuất sắc… khởi đầu cho chủ nghĩa hiện thực Nga.
    Sáng tác của Pu-skin thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu. Ở thể loại nào, văn chương Pu-skin cũng luôn là một tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết, thể hiện cuộc sống một cách giản dị, chân thực.
    Tác phẩm tiêu biểu: Ép-ghe-nhi, Ô-nhe-ghin, Người tù cap-da-dơ, Con đầm bích, tôi yêu em,…

    2. Tác phẩm: Tôi yêu em

    Hoàn cảnh sáng tác

    Tôi yêu em là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Pu-skin, được khơi nguồn từ mối tình đầu của nhà thơ với Ô-lê-nhi-a – người mà mùa hè năm 1829 Pu-skin đã cầu hôn, nhưng không được chấp nhận.

    Nội dung và nghệ thuật: (ghi nhớ)

    Bài thơ đượm buồn của một mối tình vô vọng, nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha. Lời giãi bày tình yêu của Pu-skin được thể hiện qua ngôn từ giản dị mà tinh tế.

    II. Tìm hiểu văn bản

    1. Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng của nhân vật trữ tình (Bốn câu thơ đầu)

    Tôi yêu em: đến nay chừng có thể.
    Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
    Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
    Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

    Câu 1,2: (tình cảm) tình yêu say đắm, mãnh liệt. Điệp khúc “tôi yêu em” (tôi đã yêu em): lời giãi bày trực tiếp, chân thành, giản dị, lời thú nhận cho một tình yêu đã có từ lâu của nhân vật trữ tình.
    Cách xưng hô “tôi” – “em”: trang trọng, có phần xa cách. Hình ảnh ẩn dụ “ngọn lửa tình” thể hiện tình yêu vẫn còn rạo rực, cháy bỏng như thuở ban đầu.
    “chưa hẳn tàn phai”: phủ định để khẳng định tình yêu vẫn còn tha thiết, dai dẳng. Đó là một tình yêu chân thành, mãnh liệt như ngọn lửa dai dẳng cháy và được ấp ủ từ lâu.

    Câu 3, 4: (lí trí) tình yêu luôn biết tự kiềm chế.
    Nhưng không để em bận lòng thêm nữa.
    Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
    “nhưng”: Khép lại tình cảm chân thành (câu 1 – 2) và mở ra thế giới của suy tư, lí trí (câu 3 – 4).
    “không”: (từ phủ định): quyết định dứt khoát, tự nguyện rút lui vì tôn trọng tình cảm của người mình yêu, không muốn làm em buồn vì bất cứ lẽ gì.
    Nhân vật trữ tình nghĩ đến người mình yêu, đang kìm nén, dằn lòng, tự đấu tranh với chính mình để đem lại hạnh phúc cho người mình yêu.

    2. Một tình yêu với nhiều cung bậc cảm xúc (ba câu thơ tiếp theo):


    Tôi yêu em âm thầm không hy vọng,

    Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
    Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm,

    Trạng thái tình yêu được bộc lộ cụ thể, thành thực (âm thầm, không hy vọng, rụt rè, hậm hực lòng ghen): tình yêu cháy bỏng trong âm thầm; cuồng nhiệt trong vô vọng, đắm đưới bối rối, âu lo, thấp thỏm; một tâm hồn vật vã, trăn trở, day dứt, không biết đến nhẹ nhõm, thanh thản nhịp đập sôi nổi, mạnh mẽ, tràn đầy sinh lực của trái tim yêu.
    Chân thành, đằm thắm là hai phẩm chất, hai tiêu chuẩn của một mối tình đẹp.

    3. Một tình yêu chân thành, vị tha, cao thượng (câu thơ cuối):


    Lời cầu chúc mong muốn người mình yêu có được hạnh phúc với người khác sự khẳng định tình yêu đơn phương chân thành, say đắm và tâm hồn trong sáng, cao thượng của tác giả.
    • Nghệ thuật
    Lời giãi bày tình yêu của Pu-skin được thể hiện qua ngôn từ giản dị mà tinh tế.
    • Câu hỏi luyện tập
    1. Điệp khúc nào làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ? Bài thơ dường như là lời từ giã cho một mối tình không thành. Lời từ giã của Pu-skin có gì đặc biệt?
    – Điệp khúc “tôi yêu em” được lặp lại nhiều lần làm nổi bậc cảm xúc chủ đạo của bài thơ.
    – Bài thơ dường như là lời từ giã của một tình yêu không thành. Nhưng nét đặc biệt ở chỗ lời từ giã của Pu-skin cuối cùng hóa ra là lời giãi bày, bộc bạch một tình yêu chẳng thể nào nguôi ngoai, vẫn sôi nỗi, nồng nàn, như chẳng thể nào khác được.

    2. Cảm xúc trong hai câu thơ: “Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng – Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen” có gì đặc biệt? nó hé mở trạng thái tình cảm gì trong lòng nhân vật trữ tình?
    3. Tại sao nói hai câu kết là bất ngờ, hàm chứa nhiều ý vị?
    – Sự bất ngờ trước hết thể hiện ở sự thay đổi đột ngột của mạch cảm xúc. Cảm xúc bị dồn nén, như ngưng đọng ở cá hậm hực, “ghen tuông” bỗng được giải tỏa, nâng cao bởi tình yêu chân thành, đằm thắm.
    – Câu thơ cuối vừa bất ngờ vừa hàm chứa nhiều ý vị, dư ba (đó là sự thăng hoa của tình yêu). Bộc lộ tính nhân văn sâu sắc.

    4. Tại sao nói tình yêu của tác giả trong bài thơ là tình yêu chân thành vị tha, cao thượng?
    – Nhân vật trữ tình đã vượt lên nỗi u buồn, lòng ghen tuôn, ích kỉ để vươn tới cái cao cả của tình yêu chân thành, say đắm “cầu em được người tình như tôi đã yêu em”.
    – Nhà thơ đã quên đi cái tôi của mình để nghĩ đến người mình yêu. Thi sĩ gửi gắm vào một người khác, người thứ 3, tất cả tình cảm nâng niu, trân trọng đối với người anh yêu và ước mong nàng được hạnh phúc.

    5. Bài thơ gợi cho anh/chị những cảm nghĩ gì về tâm hồn Pu-skin và tình yêu.
    – Bài thơ thấm đượm nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha dẫu mối tình vô vọng.
    – Bài thơ mở ra cho người đọc những quan niệm đúng đắn về tình yêu: tình yêu là sự tự nguyện từ hia phía, phải tôn trọng tình cảm người mình yêu, cần phải có thái độ ứng xử văn hóa trong tình yêu nói riêng và trong cuộc sống nói chung.