Tổng hợp bài tập trắc nghiệm chuyên đề Lý thuyết điện xoay chiều trong đề thi các năm

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện thì
    • cường độ dòng điện trong đoạn mạch sớm pha π/2 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
    • dòng điện xoay chiều không thể tồn tại trong đoạn mạch.
    • cường độ dòng điện trong đoạn mạch trễ pha π/2 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
    • tần số của dòng điện trong đoạn mạch khác tần số của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
    Hướng dẫn giải:

    Mạch xoay chiều chỉ có tụ điện thì cường độ dòng điện sớm pha π/2 so với điện áp hai đầu mạch.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động ổn định với tốc độ quay của từ trường không đổi thì tốc độ quay của rôto
    • luôn bằng tốc độ quay của từ trường.
    • lớn hơn tốc độ quay của từ trường.
    • nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường.
    • có thể lớn hơn hoặc bằng tốc độ quay của từ trường, tùy thuộc tải sử dụng.
    Hướng dẫn giải:

    Trong động cơ không đồng bộ, tốc độ quay của rôto nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện?
    • Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là khác không.
    • Điện áp giữa hai bản tụ điện trễ pha π/2 so với cường độ dòng điện qua đoạn mạch.
    • Hệ số công suất của đoạn mạch bằng không.
    • Tần số góc của dòng điện càng lớn thì dung kháng của đoạn mạch càng nhỏ.
    Hướng dẫn giải:

    Với mạch chỉ có tụ điện thì độ lệch pha giữa u và i \(\varphi =\dfrac{\pi}{2}\)
    Do vậy, công suất tiêu thụ: \(P=U.I.\cos\dfrac{\pi}{2}=0\)
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) L và tụ điện C mắc nối tiếp. Kí hiệu uR , uL , uC tương ứng là hiệu điện thế tức thời ở hai đầu các phần tử R, L và C. Quan hệ về pha của các hiệu điện thế này là
    • uR trễ pha π/2 so với uC.
    • uC trễ pha π so với uL.
    • uL sớm pha π/2 so với uC.
    • uR sớm pha π/2 so với uL.
    Hướng dẫn giải:

    Ta có giản đồ véc tơ
    01.png
    Căn cứ theo giản đồ véc tơ, ta chọn được phương án đúng là: uC trễ pha π so với uL
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần
    • cùng tần số với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch và có pha ban đầu luôn bằng 0.
    • cùng tần số và cùng pha với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.
    • luôn lệch pha π/2 so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.
    • có giá trị hiệu dụng tỉ lệ thuận với điện trở của mạch.
    Hướng dẫn giải:

    Với mạch điện chỉ có điện trở thuần thì cường độ dòng điện trong mạch cùng pha với hiệu điện thế hai đầu mạch.
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh một hiệu điện thế xoay chiều u = U0sinωt. Kí hiệu UR , UL , UC tương ứng là hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) L và tụ điện C. Nếu UR = UL/2 = UC thì dòng điện qua đoạn mạch
    • trễ pha π/2 so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.
    • trễ pha π/4 so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.
    • sớm pha π/4 so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.
    • sớm pha π/2 so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.
    Hướng dẫn giải:

    Để đơn giản, ta lấy UL = 2đv (đơn vị), suy ra: UR = UC = 1đv.
    Độ lệch pha giữa u và i: \(\tan\varphi = \dfrac{U_L-U_C}{U_R}= \dfrac{2-1}{1}=1\)
    \(\Rightarrow \varphi_{u/i}=\dfrac{\pi}{4}\) \(\Rightarrow \) u sớm pha π/4 so với i.
    Do vậy, cường độ dòng điện trễ pha π/4 so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Trong một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện thì hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch
    • sớm pha π/2 so với cường độ dòng điện.
    • sớm pha π/4 so với cường độ dòng điện.
    • trễ pha π/2 so với cường độ dòng điện.
    • trễ pha π/4 so với cường độ dòng điện.
    Hướng dẫn giải:

    Mạch chỉ có tụ điện thì hiệu điện thế hai đầu mạch trễ pha π/2 so với cường độ dòng điện.
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đặt hiệu điện thế u = U0sinωt (U0 không đổi) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Biết điện trở thuần của mạch không đổi. Khi có hiện tượng cộng hưởng điện trong đoạn mạch, phát biểu nào sau đây sai?
    • Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch đạt giá trị lớn nhất.
    • Hiệu điện thế tức thời ở hai đầu đoạn mạch cùng pha với hiệu điện thế tức thời ở hai đầu điện trở R.
    • Cảm kháng và dung kháng của đoạn mạch bằng nhau.
    • Hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu điện trở R nhỏ hơn hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch.
    Hướng dẫn giải:

    Khi hiện tượng cộng hưởng điện xảy ra thì: \(U_R=U\), hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu điện trở bằng hiệu điện thế hiệu dụng của mạch.
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Trong một đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh, cường độ dòng điện sớm pha φ (với 0 < φ < 0,5π) so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch. Đoạn mạch đó
    • gồm điện trở thuần và tụ điện.
    • chỉ có cuộn cảm.
    • gồm cuộn thuần cảm (cảm thuần) và tụ điện.
    • gồm điện trở thuần và cuộn thuần cảm (cảm thuần).
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Tương quan giữa điện áp u và dòng điện i được biểu diễn trên giản đồ véc tơ như hình vẽ. Từ giản đồ véc tơ ta thấy, chỉ có phương án thoả mãn là: Mạch gồm điệ trở thuần và tụ điện.