Tổng hợp bài tập trắc nghiệm rèn luyện tư duy chuyên đề Hình trụ - Hình nón - Hình cầu và ứng dụng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Một hình trụ có bán kính đáy bằng \(\dfrac{1}{4}\) đường cao. Khi cắt hình trụ này bằng một mặt phẳng đi quanh trục thì mặt cắt là một hình chữ nhật có diện tích \(50cm^2\). Tính diện tích xung quanh hình trụ.
    • \(50\pi\left(cm^2\right)\)
    • \(80\pi\left(cm^2\right)\)
    • \(125\pi\left(cm^2\right)\)
    • \(70\pi\left(cm^2\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    Gọi đường cao của hình trụ là x(cm , x > 0) thì bán kính đáy hình trụ là \(\dfrac{1}{4}x\left(cm\right)\).
    Đường kính của hình trụ là: \(2.\dfrac{1}{4}x=\dfrac{1}{2}x\left(cm\right)\).
    Hình chữ nhật có chiều rộng là đường kính, chiều dài là chiều cao hình trụ.
    Ta có: \(\dfrac{1}{2}x.x=50\Leftrightarrow x=10\left(cm\right)\).
    Vậy chiều cao hình trụ là 10cm, bán kính hình trụ là 2,5cm.
    Diện tích xung quanh hình trụ là:
    \(2\pi.2,5.10=50\pi\left(cm^2\right)\)
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Một hình trụ có bán kính 2cm. Biết diện tích toàn phần gấp ba diện tích xung quanh.
    Tính chiều cao hình trụ.
    • \(h=2cm\)
    • \(h=4cm\)
    • \(h=1,5cm\)
    • \(h=6cm\)
    • \(h=2,5cm\)
    Hướng dẫn giải:

    Gọi h là chiều cao hình trụ (h > 0).
    Diện tích xung quanh hình trụ là: \(2\pi rh=4\pi h\) .
    Diện tích toàn phần hình trụ là: \(2\pi rh+2\pi r^2=4\pi h+2.2^2.\pi=4\pi h+8\pi.\)
    Diện tích toàn phần gấp ba lần diện tích xung quanh nên:
    \(4\pi h+8\pi=3.4\pi h\)
    \(\Leftrightarrow4h+8=12h\)
    \(\Leftrightarrow h=2\left(cm\right)\).
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Một hình trụ có diện tích xung quang là \(20\pi cm^2\) và diện tích toàn phần là \(30\pi cm^2\).
    Tính thể tích hình trụ.
    • \(20cm^3\)
    • \(10cm^3\)
    • \(15cm^3\)
    • \(25cm^3\)
    Hướng dẫn giải:

    Gọi bán kính hình trụ là r và chiều cao là h (r, h > 0).
    Diện tích xung quanh hình trụ là:
    \(S_{xq}=2\pi rh=20\pi\).
    \(S_{tp}=2\pi rh+2\pi r^2=28\pi\).
    Suy ra: \(2\pi r^2=8\pi\)\(\Leftrightarrow r^2=4\)\(\Leftrightarrow r=2\left(cm\right)\).
    Thay r = 2cm ta có: \(S_{xq}=2\pi rh=2\pi.2.h=20\pi\)\(\Leftrightarrow h=5\left(cm\right)\).
    Thể tích hình trụ là: \(V=\pi.r^2.h=\pi.2^2.5=20\left(cm^3\right)\).
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Một cái trục lăn có dạng một hình trụ. Đường kính của đường tròn đáy là 42cm, chiều rộng trục lăn là 2m. Sau khi lăn 10 vòng thì trục lăn tạo trên sàn phẳng một diện tích là bao nhiêu?
    • \(26400cm^2\)
    • \(58200cm^2\)
    • \(528cm^2\)
    • \(264000cm^2\)
    Hướng dẫn giải:

    2m = 200cm.
    Diện tích xung quanh của cái trục lăn là:
    \(42.\dfrac{22}{7}.200=26400\left(cm^2\right)\)
    Diện tích trục lăn tạo trên mặt phẳng là:
    \(26400.10=264000\left(cm^2\right)\)
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Người ta đổ nước vào một thùng có dạng hình trụ, có đường tròn đáy là 4m lên đến độ cao 2,5m.
    Biết rằng \(1cm^3\) nước có khối lượng là 1g.
    Trong các số sau đây, số nào là số biểu diễn khối lượng nước đổ vào thùng?
    • \(10^7\pi\left(g\right)\)
    • \(10^8\pi\left(g\right)\)
    • \(10^6\pi\left(g\right)\)
    • \(10^5\pi\left(g\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    Bán kính đáy hình trụ là: \(4:2=2\left(m\right)\).
    Thể tích hình trụ là: \(2^2.\pi.2,5=10\pi\left(m^3\right)\)\(=10\pi.10^6\left(cm^3\right)=10^7\pi\left(cm^3\right)\)
    Khối lượng nước đổ vào thùng là:
    \(10^7\pi.1=10^7\pi\left(g\right)\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho tam giác ABC vuông tại A, \(\widehat{B}=30^o\) và \(BC=3cm\) . Quay tam giác đó một vòng quanh cạnh huyền BC. Hãy tính diện tích xung quanh của hình tạo thành.
    • \(\dfrac{\pi.3\sqrt{3}\left(3\sqrt{3}+3\right)}{8}\left(cm^2\right)\)
    • \(\dfrac{\pi.3\sqrt{3}\left(3\sqrt{3}+3\right)}{4}\left(cm^2\right)\)
    • \(\dfrac{\pi.3\sqrt{3}\left(2\sqrt{3}+1\right)}{8}\left(cm^2\right)\)
    • \(\dfrac{\pi.3\sqrt{3}\left(3\sqrt{3}+3\right)}{16}\left(cm^2\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    Khi quay tam giác đó một vòng quanh cạnh huyền ta được hai hình nón úp vào nhau. Hai hình nón có cùng bán kính đáy là độ dài đường cao kẻ từ A.
    Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có:
    \(AB=BC.cos30^o=\dfrac{3\sqrt{3}}{2}\left(cm\right)\); \(AC=BC.sin30^o=3.\dfrac{1}{2}=\dfrac{3}{2}\left(cm\right)\).
    \(\dfrac{1}{AH^2}=\dfrac{1}{AB^2}+\dfrac{1}{AC^2}=\dfrac{1}{\left(\dfrac{3\sqrt{3}}{2}\right)^2}+\dfrac{1}{\left(\dfrac{3}{2}\right)^2}=\dfrac{16}{27}\)
    Suy ra: \(AH=\dfrac{3\sqrt{3}}{4}\left(cm\right)\).
    Diện tích xung quanh của hình tạo thành là:
    \(\pi.r.\left(l+l'\right)=\pi.\dfrac{3\sqrt{3}}{4}.\left(\dfrac{3\sqrt{3}}{2}+\dfrac{3}{2}\right)=\dfrac{\pi.3\sqrt{3}\left(3\sqrt{3}+3\right)}{8}\left(cm^2\right)\).
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪