Tổng hợp lý thuyết chuyên đề Con lắc đơn và bài tập rèn luyện

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    1. Cấu tạo, hoạt động
    01.png
    - Cấu tạo: Gồm một sợi dây không dãn, dài l. Một dầu sợi dây giữ cố định, một đầu treo vật khối lượng m.
    - Hoạt động: Ban đầu, vật đứng yên tại VTCB. Khi được kích thích thì vật m dao động quanh VTCB.

    2. Sự dao động điều hòa


    - Để chứng minh con lắc đơn dao động điều hòa, ta cần phải sử dụng đến công thức tính gần đúng trong toán học, đó là: với α rất nhỏ thì \(\sin\alpha \approx \alpha\) với α tính theo rad.
    - Do vậy điều kiện để con lắc đơn dao động điều hòa là biên độ góc α0 rất nhỏ. Để thuận tiện, người ta lấy α0 < 100.
    - Cũng như con lắc lò xo, ta sẽ dùng phương pháp động lực học để chứng minh con lắc đơn dao động điều hòa.
    02.png
    + Lực tác dụng lên vật: Trọng lực \(\overrightarrow{P}\), lực căng dây \(\overrightarrow{\tau}\)
    + Theo định luật II Niu-tơn, ta có: \(m\overrightarrow{a}=\overrightarrow{P}+\overrightarrow{\tau}\)
    + Chiếu lên trục tọa độ: \(m.a = -P\sin\alpha \approx-mg\alpha\)(*).
    Ta có: \(x=\alpha.\ell \Rightarrow\alpha=\dfrac{x}{\ell}\)(một số tài liệu người ta dùng độ rời cung \(s\) thay cho \(x\)).
    Thế vào (*) ta được: \(m.a=-mg.\dfrac{x}{\ell}\Rightarrow a=-\dfrac{g}{\ell}.x\).
    Đặt \(\omega=\sqrt{\dfrac{g}{\ell}}\)ta có: \(a=-\omega^2.x\), đây chính là công thức độc lập trong dao động điều hòa.
    + Vậy con lắc đơn dao động điều hòa quanh VTCB với \(\boxed{\omega=\sqrt{\dfrac{g}{\ell}}}\)
    - Trong trường hợp biên độ góc α0 > 100 thì con lắc đơn chỉ dao động tuần hoàn mà thôi.

    3. Cơ năng dao động

    03.png
    - Chọn mốc thế năng tại VTCB (về sau, người ta mặc định luôn gốc thế năng tại VTCB).
    • Động năng: \(\boxed{W_đ=\dfrac{1}{2}mv^2}\)
    • Thế năng (trọng trường): \(W_t=mgh=mg.HO=mg(IO-IH)=mg(\ell-\ell\cos\alpha)\)\(\Rightarrow \boxed{W_t=mg\ell(1-\cos\alpha)}\)
    • Cơ năng: \(W=W_đ+W_t=W_{đmax}=W_{tmax}=const\)
    \(\Rightarrow \boxed{W=\dfrac{1}{2}mv_{max}^2=mg\ell(1-\cos \alpha_0)}\)
    - Bài toán: Con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng m, treo trên sợi dây không giãn dài l đang dao động quanh VTCB với biên độ góc \(\alpha_0\). Khi vật nặng đi qua vị trí có góc lệch \(\alpha\leq\alpha_0\). Tìm
    a) Tốc độ của vật
    b) Lực căng dây
    - Hướng dẫn giải:
    04.png
    a) Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng, ta có: \(W_M=W_N\Rightarrow mg\ell(1-\cos\alpha_0)=mg\ell(1-\cos\alpha)+\dfrac{1}{2}mv^2\)\(\Rightarrow \boxed{ v=\sqrt{2g\ell(\cos \alpha-\cos\alpha_0)}}\)
    b) Lực tác dụng lên vật: \(\overrightarrow{P}\), \(\overrightarrow{\tau}\)
    Áp dụng định luật II Niu-tơn: \(m\overrightarrow{a}=\overrightarrow{P}+\overrightarrow{\tau}\)
    Chiếu lên phương hướng vào tâm (theo phương của \(\overrightarrow{\tau}\)), ta có: \(ma_{ht}=-P\cos\alpha+\tau\Rightarrow\tau=ma_{ht}+mg\cos\alpha\), mà \(a_{ht}=\frac{v^2}{l}\) nên: \(\tau=ma_{ht}+mg\cos\alpha=m\frac{v^2}{l}+mg\cos\alpha=m.2gl(\cos\alpha-\cos\alpha_0)+mg\cos\alpha\)
    \(\Rightarrow \boxed{\tau=mg(3\cos\alpha-2\cos\alpha_0)}\)
    4. Trường hợp đặc biệt khi con lắc đơn dao động điều hòa

    - Bây giờ chúng ta xét trường hợp đặc biệt khi xảy ra dao động điều hòa (biên độ góc α0 < 100).
    - Để thống nhất với những tính chất của con lắc lò xo, chúng ta đưa vào hệ số hồi phục k (với con lắc lò xo, k chính là độ cứng lò xo)
    - Hệ số hồi phục: \(k=m\omega^2=m\dfrac{g}{\ell}\)
    - Khi đó, chúng ta có thể áp dụng những công thức đã biết như con lắc lò xo như sau:
    + Thế năng: \(W_t=\frac{1}{2}k.x^2=\dfrac{1}{2}\dfrac{mg}{\ell}.(\alpha.\ell)^2=\dfrac{1}{2}mg\ell\alpha^2\)(α tính theo rad).
    + Cơ năng: \(W=\dfrac{1}{2}mg\ell\alpha_0^2\)
    + Lực hồi phục: \(F_{hp}=-k.x=-\dfrac{mg}{\ell}\alpha \ell=-mg\alpha\approx-mg\sin\alpha\)
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Một con lắc đơn có chu kì dao động T = 2 s. Khi người ta giảm bớt 19 cm, chu kì dao động của con lắc là T’ = 1,8 s. Tính gia tốc trọng lực nơi đặt con lắc. Lấy \(\pi^2 = 10\).
    • \(10m/s^2. \)
    • \(9,84m/s^2.\)
    • \(9,81m/s^2.\)
    • \(9,80m/s^2.\)
    Hướng dẫn giải:

    \(T_1 = 2\pi \sqrt{\frac{l_1}{g}}.(1)\)
    \(T_2 = 2\pi \sqrt{\frac{l_2}{g}}\)
    => \(\frac{T_1}{T_2} = \sqrt{\frac{l_1}{l_2}} = \frac{10}{9}\)
    => \(9^2 l_1 = 10^2 l_2\)
    mà \(l_2 = l_1 -19\)
    Giải hệ phương trình ta có \(l_1 = 100cm.\)
    Thay vào (1) => \(g = \frac{4\pi^2l}{T^2} =10m/s^2. \)
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Một con lắc đơn có chu kì dao động T = 2,4 s khi ở trên mặt đất. Hỏi chu kì dao động của con lắc sẽ là bao nhiêu khi đem lên Mặt Trăng. Biết rằng khối lượng Trái Đất lớn gấp 81 lần khối lượng Mặt Trăng và bán kính Trái Đất lớn gấp 3,7 lần bán kính Mặt Trăng. Coi nhiệt độ không thay đổi.
    • 5,8 s.
    • 4,8 s.
    • 2 s.
    • 1 s.
    Hướng dẫn giải:

    Do nhiệt độ không thay đổi nên chiều dài của con lắc không thay đổi.
    Chu kì trên Trái Đất: \(T_1 = 2\pi \sqrt{\frac{l}{g_1}} = 2,4 s.\)
    Chu kì trên Mặt Trăng: \(T_2 = 2\pi \sqrt{\frac{l}{g_2}}\)
    => \(\frac{T_1}{T_2} = \sqrt{\frac{g_2}{g_1}}\)
    Mặt khác ta có: \(g = G\frac{mM}{(R+h)^2}\) => \(\frac{g_2}{g_1} = \frac{M_2R_1^2}{M_1R_2^2} = \frac{1.3,7^2}{81.1} = 0,169.\)
    => \(\frac{T_1}{T_2} = 0,411 => T_2 = 5,83s.\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪