Tổng hợp lý thuyết chuyên đề Cuộn dây không thuần cảm, cộng hưởng điện và bài tập rèn luyện

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    1. Cuộn dây không thuần cảm
    01.png

    • Cuộn dây không thuần cảm là một cuộn dây có điện trở \(r\) do điện trở của dây cuốn. Ở đây mình cần phải phân biệt với cuộn dây thuần cảm, là một cuộn dây lí tưởng có điện trở bằng 0. Cuộn dây thuần cảm hay còn gọi là cuộn cảm.
    • Cuộn dây không thuần cảm tương đương với một cuộn cảm nối tiếp với một điện trở.
    02.png

    • Giản đồ véc tơ
    03.png

      • Ta được: \(U_d=\sqrt{U_r^2+U_L^2}\)
      • Hay: \(Z_d=\sqrt{r^2+Z_L^2}\)
    2. Hiện tượng cộng hưởng điện
    • Điều kiện: \(Z_L=Z_C\)\(\Leftrightarrow\omega L=\frac{1}{\omega C}\)\(\Leftrightarrow \boxed{\omega =\frac{1}{\sqrt{LC}}}\)
    • Kết quả:
      • \(u\) cùng pha với \(i\)
      • Hệ số công suất \(\cos\varphi=1\)
      • Cường độ hiệu dụng đạt giá trị cực đại \(I=\frac{U}{R}\)
      • Công suất tiêu thụ đạt giá trị cực đại \(P=U.I=I^2.R=\frac{U^2}{R}\)
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Một đoạn mạch gồm tụ điện có điện dung C, điện trở thuần R, cuộn dây có điện trở trong r và hệ số tự cảm L mắc nối tiếp. Khi đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế \(u = U\sqrt2\cos\omega t (V)\) thì dòng điện trong mạch có giá trị hiệu dụng là I. Biết cảm kháng và dung kháng trong mạch là khác nhau. Công suất tiêu thụ trong đoạn mạch này là
    • \(U^2/(R + r).\)
    • \((r + R ) I^2.\)
    • \(I^2R.\)
    • \(UI.\)
    Hướng dẫn giải:

    Công suất tiêu thụ của mạch gồm R và r là:
    \(P=I^2\left(R+r\right)\)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Mạch điện xoay chiều mắc nối tiếp gồm cuộn dây và tụ. Đặt vào hai đầu mạch một hđt xoay chiều \(u=160\sqrt2\cos (100\pi t)(V)\) thì hđt hiệu dụng hai đầu cuộn dây và tụ là 120V và 200V. Xác định hệ số công suất của mạch.
    • 0,8.
    • 0,5.
    • 0,75.
    • 0,6.
    Hướng dẫn giải:

    Nhận xét: Cuộn dây phải có điện trở r.
    \(U^2=U_r^2+\left(U_L-U_C\right)^2=160^2\)(1)
    \(U_d^2=U_r^2+U_L^2=120^2\)(2)
    \(U_C=200\)(3)
    Từ (1) \(\Rightarrow U_r^2+U_L^2+U_C^2-2U_LU_C=160^2\)
    \(\Rightarrow120^2+200^2-2.U_L.200=160^2\)
    \(\Rightarrow U_L=72V\)
    Thay vào (2) \(\Rightarrow U_r=96V\)
    Hệ số công suất: \(\cos\varphi=\frac{r}{Z}=\frac{U_r}{U}=\frac{96}{160}=0,6\)
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ 2.
    upload_2019-2-15_12-20-32.png
    Biết \(U_{AM} = 5V\); \(U_{MB} = 25V\); \(U_{AB} = 20\sqrt2 V\). Hệ số công suất của mạch có giá trị là
    • \(\sqrt2 / 2.\)
    • \(\sqrt3/2.\)
    • \(\sqrt2.\)
    • \(\sqrt3.\)
    Hướng dẫn giải:

    Theo giả thiết:
    \(U_R=5\) (1)
    \(U_r^2+U_L^2=25^2\)(2)
    \(\left(U_R+U_r\right)^2+U_L^2=2.20^2\)(3)
    Từ (3) \(\Rightarrow U_R^2+2U_RU_r+U_r^2+U_L^2=2.20^2\)
    \(\Rightarrow5^2+2.5.U_r+25^2=2.30^2\)
    \(\Rightarrow U_r=15V\)
    Hệ số công suất: \(\cos\varphi=\frac{U_R+U_r}{U}=\frac{5+15}{20\sqrt{2}}=\frac{1}{\sqrt{2}}\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho mạch RLC nối tiếp, cuộn dây không thuần cảm. Biết R = 80 ; r = 20 ; \(L = 2/\pi \)(H). Tụ C có điện dung biến đổi được. Điện áp hai đầu đoạn mạch \(u_{AB} = 120\sqrt2\cos(100\pi t)(V)\). Điện dung C nhận giá trị nào thì công suất trên mạch cực đại? Tính công suất cực đại đó. Chọn kết quả đúng:
    • \(C = 100/\pi (\mu F); 120W.\)
    • \(C = 100/2\pi (\mu F); 144W.\)
    • \(C = 100/4\pi (\mu F);100W.\)
    • \(C = 300/2\pi (\mu F); 164W.\)
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp. Cuộn dây gồm \(r = 20\Omega \) và \(L = 2/\pi \)(H); \(R = 80\Omega\); tụ có C biến đổi được. Điện áp hai đầu đoạn mạch là \(u = 120\sqrt2\cos100\pi t(V)\). Điều chỉnh C để \(P_{max}\). Công suất cực đại có giá trị bằng
    • 120W.
    • 144W.
    • 164W.
    • 100W.
    Hướng dẫn giải:

    C thay đổi để Pmax => Hiện tượng cộng hưởng xảy ra: \(Z_C=Z_L\)
    Công suất của mạch lúc đó: \(P=\frac{U^2}{R+r}=\frac{120^2}{80+20}=144W\)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪