Tổng hợp lý thuyết chuyên đề Đại cương về phương trình và bài tập rèn luyện

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    1. Phương trình một ẩn

    + Phương trình một ẩn số x là mệnh đề chứa biến có dạng:
    $f(x) = g(x)$ (1)
    trong đó f(x), g(x) là các biểu thức cùng biến số x. Ta gọi f(x) là vế trái, g(x) là vế phải của phương trình.
    + Điều kiện xác định (ĐKXĐ) của phương trình là điều kiện của biến x để các biểu thức ở hai vế có nghĩa.
    + Nếu có số x0 thỏa mãn ĐKXĐ và $f(x_0) = g(x_0)$ là mệnh đề đúng thì ta nói số x0 nghiệm đúng phương trình (1) hay x0 là một nghiệm của phương trình (1). Một phương trình có thể có nghiệm, có thể vô nghiệm. Ví dụ: 2 là một nghiệm của phương trình: $2 = 3x – x2$.

    2. Phương trình trương đương


    Hai phương trình
    $f_1(x) = g_1(x)$ (1)
    $f_2(x) = g_2(x)$ (2)
    đươc gọi là tương đương, kí hiệu $f_1(x) = g_1(x)$ ⇔ $f_2(x) = g_2(x)$ nếu các tập nghiệm của (1) và (2) bằng nhau.
    Định lí:
    a) Nếu h(x) là biểu thức thỏa mãn ĐKXĐ của phương trình f(x) = g(x) thì
    $f(x) + h(x) = g(x) + h(x) ⇔ f(x) = g(x)$
    b) Nếu h(x) thỏa mãn ĐKXĐ và khác 0 với mọi x thỏa mãn ĐKXĐ thì
    f(x).h(x) = g(x).h(x) ⇔ f(x) = g(x)
    $ \frac{f(x)}{h(x)}=\frac{g(x)}{h(x)} ⇔ f(x) = g(x)$.

    3. Phương trình hệ quả


    Phương trình f2(x) = g2(x) là phương trình hệ quả của phương trình $f_1(x) = g_1(x)$, kí hiệu $f_1(x) = g_1(x)$ => $f_2(x) = g_2(x)$
    nếu tập nghiệm của phương trình thứ nhất là tập con của tập nghiệm của phương trình thứ hai.
    Ví dụ: $2x = 3 – x$ => $(x-1)(x+2)=0$.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Số nghiệm của phương trình \(\sqrt{\left(x-1\right)\left(x-2\right)}=\left(1-x\right)\left(x-2\right)\) là
    • 0
    • 1
    • 2
    • vô số
    Hướng dẫn giải:

    Đặt \(u=\left(x-1\right)\left(x-2\right)\) thì phương trình có dạng \(\sqrt{u}=-u\Leftrightarrow\sqrt{u}+u=0\)
    Chú ý rằng điều kiện có nghĩa là \(u\ge0\). Mặt khác, theo định nghĩa căn số học bậc hai thì \(\sqrt{u}\ge0\) nên \(\sqrt{u}+u\ge0,\forall u\ge0\). Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(u=0\Leftrightarrow\left(x-1\right)\left(x-2\right)=0\)\(\Leftrightarrow x=1;x=2\). Phương trình đã cho có 2 nghiệm.
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Số nghiệm của phương trình \(\sqrt{-x^2+6x-9}+\left(1-x\right)\left(x-2\right)=0\) là
    • 0
    • 1
    • 2
    • vô số
    Hướng dẫn giải:

    Điều kiện có nghĩa \(-x^2+6x-9\ge0\Leftrightarrow-\left(x-3\right)^2\ge0\Leftrightarrow\)\(\left(x-3\right)^2=0\Leftrightarrow x=3\).
    Do đó mọi \(x\ne3\) đều không là nghiệm của phương trình. Mặt khác khi \(x=3\) thì vế trái phương trình có giá trị bằng -2 nên \(x=3\) cũng phải là nghiệm.
    Phương trình đã cho vô nghiệm.
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tìm tập nghiệm của phương trình \(\left(x^2-3x+2\right)\sqrt{x-2}=0\)
    • \(S=\varnothing\)
    • \(S=\left\{1\right\}\)
    • \(S=\left\{2\right\}\)
    • \(S=\left\{1;2\right\}\)
    Hướng dẫn giải:

    Điều kiện có nghĩa: \(x-2\ge0\Leftrightarrow x\ge2\). Phương trình đã cho được nghiệm đúng trong 2 trường hợp sau:
    a) \(\sqrt{x-2}=0\Leftrightarrow x-2=0\Leftrightarrow x=2\)(thỏa mãn điều kiện)
    b) \(x^2-3x+2=0\Leftrightarrow\left(x-1\right)\left(x-2\right)=0\Leftrightarrow x-2=0\)(do \(x-1>0,\forall x\ge2\)). Phương trình có nghiệm duy nhất \(x=2\). Tập nghiệm là \(S=\left\{2\right\}\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪