Tổng hợp lý thuyết chuyên đề Định luật Ôm với toàn mạch và bài tập rèn luyện

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    1. Định luật Ôm đối với toàn mạch

    Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó.
    \(I=\dfrac{E}{{{R}_{N}}+r}\)

    2. Hiện tượng đoản mạch


    Cường độ dòng điện trong mạch kín đạt giá trị lớn nhất khi RN = 0. Khi đó ta nói rằng nguồn điện bị đoản mạch và
    \(I=\dfrac{E}{r}\)

    3. Hiệu suất nguồn điện


    \(H=\dfrac{{{U}_{N}}}{E}\)

    4. Các dạng bài tập


    Dạng 1: Tính điện trở tương đương
    Các đặc điểm của đoạn mạch có điện trở mắc song song
    \(\dfrac{1}{R}=\dfrac{1}{R_1}+\dfrac{1}{R_2}+\dfrac{1}{R_3}+...\)
    \(U=U_1=U_2=U_3=...\)
    \(I=I_1+I_2+I_3+...\)
    Các đặc điểm của đoạn mạch có điện trở mắc nối tiếp
    \(R=R_1+R_2+R_3+...\)
    \(U=U_1+U_2+U_3+...\)
    \(I=I_1=I_2=I_3=...\)
    Dạng 2: Tính toán các đại lượng của dòng điện trong một mạch điện kín.
    Áp dụng các công thức tính cường độ mạch chính tùy theo cấu tạo của hệ nguồn điện. Thực hiện tính toán theo cường độ mạch chính.