Tổng hợp lý thuyết chuyên đề Hàm số bậc hai và bài tập rèn luyện

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Khảo sát hàm số bậc hai $y = ax^2 + bx + c$ (a ≠ 0):

    TXĐ : D = R.

    Tính biến thiên :


    Biến đổi hàm số dạng \(y=ax^2+bx+c=a\left(x+\frac{b}{2a}\right)^2-\frac{b^2-4ac}{4a}=\left(x+\frac{b}{2a}\right)^2-\frac{\Delta}{4a}\) với \(\Delta=b^2-4ac\)
    • a > 0 hàm số nghịch biến trên (-∞; -b/2a). và đồng biến trên khoảng (-b/2a; +∞); Điểm thấp nhất \(I\left(-\frac{b}{2a};\frac{-\Delta}{4a}\right)\)
    • a < 0 hàm số đồng biến trên (-∞; -b/2a). và nghịch biến trên khoảng (-b/2a; +∞); Điểm cao nhất \(I\left(-\frac{b}{2a};\frac{-\Delta}{4a}\right)\)
    • Trục đối xứng : x = -b/2a
    Bảng biến thiên :
    01.png
    Đồ thị

    02.png
    Đồ thị là một parabol có đỉnh là \(I\left(\frac{-b}{2a};\frac{-\Delta}{4a}\right)\), có trục đối xứng là đường thẳng \(x=-\frac{b}{2a}\). Parabol quay bề lõm lên trên nếu a > 0 ; quay bề lõm xuống dưới nếu a < 0; Đồ thị cắt trục tung tại (0; c).
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Hàm số \(y=-3x^2\) là hàm số :
    • chẵn
    • lẻ
    • không chẵn, không lẻ
    • vừa chẵn, vừa lẻ
    Hướng dẫn giải:

    Ta có: \(y\left(x\right)=-3x^2\)
    \(y\left(-x\right)=-3\left(-x\right)^2=-3.x^2\)
    => \(y\left(x\right)=y\left(-x\right)\) => y là hàm chẵn.
    Lại có \(y\left(1\right)=y\left(-1\right)=-3\) \(\Rightarrow y\left(-1\right)\ne-y\left(1\right)\) nên hàm số đã cho không phải là hàm số lẻ. Vậy A là phương án trả lời đúng; B, C, D là các phương án trả lời sai.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tìm tọa độ đỉnh I của đồ thị hàm số \(y=3x^2+2x+1\)
    • \(\left(\frac{1}{3};-\frac{2}{3}\right)\)
    • \(\left(\frac{1}{3};\frac{2}{3}\right)\)
    • \(\left(-\frac{1}{3};-\frac{2}{3}\right)\)
    • \(\left(-\frac{1}{3};\frac{2}{3}\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    Đỉnh parabol là: \(I\left(x_Đ;y_Đ\right)\)
    Với \(x_Đ=-\frac{b}{2a}=-\frac{2}{2.3}=-\frac{1}{3}\)
    Khi đó \(y_Đ=3x_Đ^2+2x_Đ+1=3.\left(-\frac{1}{3}\right)^2+2.\left(-\frac{1}{3}\right)+1=\frac{2}{3}\)
    Vậy \(I\left(-\frac{1}{3};\frac{2}{3}\right)\)
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hàm số \(y=f\left(x\right)=x^2-6x+1\). Khẳng định nào sau đây đúng?
    • Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left(-\infty;3\right)\) và nghịch biến trên khoảng \(\left(3;+\infty\right)\)
    • Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left(-\infty;3\right)\) và đồng biến trên khoảng \(\left(3;+\infty\right)\)
    • Hàm số luôn luôn đồng biến
    • Hàm số luôn luôn nghịch biến
    Hướng dẫn giải:

    Hàm số đã cho có dạng \(y=ax^2+bx+c\) với \(a=c=1,b=-6\). Đồ thị là một parabon quay bề lõm lên trên, vì vây các khẳng định khác với " Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left(-\infty;3\right)\) và đồng biến trên khoảng \(\left(3;+\infty\right)\)" đều sai.
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hàm số \(y=x^2-2x+3\). Mệnh đề nào sau đây đúng?
    • Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left(0;+\infty\right)\)
    • Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left(-\infty;2\right)\)
    • Đồ thị hàm số có đỉnh I(1;0)
    • Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left(1;+\infty\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    Hàm số đã cho có dạng \(y=ax^2+bx+c\) với \(a=1;b=-2;c=3\). Do đó đồ thị là một parabon quay bề lõm lên trên, có đỉnh với tọa độ : \(x=-\dfrac{b}{2a}=1\Rightarrow y=2\); hàm số nghịch viến trong khoảng \(\left(-\infty;1\right)\), đồng biến trong khoảng \(\left(1;+\infty\right)\). Vậy mệnh đề đúng duy nhất là "Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left(1;+\infty\right)\) ".
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪