Tổng hợp lý thuyết chuyên đề Tập hợp và bài tập rèn luyện

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪



    1. Tập hợp và phần tử của tập hợp

    Một nhóm các đối tượng có chung một đặc trưng gọi là tập hợp; các đối tượng của tập hợp gọi là phần tử của tập hợp. Các tập hợp thường được kí hiệu bằng những chữ cái in hoa: A, B, …, X, Y. Các phần tử của tập hợp được kí hiệu bằng các chữ in thường a, b, …, x, y. Kí hiệu a ∈ A để chỉ a là một phần tử của tập hợp A hay a thuộc tập hợp A. Ngược lại a
    [​IMG]
    A để chỉ a không thuộc A.
    Một tập hợp có thể được cho bằng cách liệt kê các phần tử của nó hoặc được cho bằng cách nêu tính chất đặc trưng của các phân tử của nó.
    Ví dụ: A = {1, 2} hay A = {x ∈ R/ x2– 3 x +2=0}.
    Một tập hợp không có phân tử nào được gọi là tập hợp rỗng, kí hiệu Ø .
    2. Biểu đồ Ven

    Để minh họa một tập hợp người ta dùng một đường cong khép kín giới hạn một phần mặt phẳng. Các điểm thuộc phần mặt phẳng này chỉ các phần tử của tập hợp ấy.
    Ví dụ về biểu đồ Ven biểu diễn các tập hợp:
    01.jpg
    Trong đó:
    - N* là tập các số tự nhiên khác 0
    - N là tập các số tự nhiên
    - Z là tập các số nguyên
    - Q là tập các số hữu tỉ
    - R là tập các số thực
    3. Tập hợp con

    Ta gọi A là tập hợp con của B, kí hiệu A ⊂ B ⇔ x ∈ A => x ∈ B
    4. Hai tập hợp bằng nhau

    Hai tập hợp A và B bằng nhau, kí hiệu A = B, nếu tất cả các phần tử của chúng như nhau
    A = B ⇔ A ⊂ B và B ⊂ A.
    Ví dụ:
    {1 ; 2 ; 3} = {3; 2; 1}
    {2 ; 4; 6; 8; 10} = { \(x\in\mathbb{N}\) : \(x\le10\) và \(x⋮2\) }
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho Xlà tập các số tự nhiên chia cho 3 dư 1. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
    • X = { \(3k+1\) \(|\) \(k\in\mathbb{N}\)* }
    • X = { \(3k+1\) \(|\) \(k\in\mathbb{Z}\)}
    • X = { \(3\left(k+1\right)\) \(|\) \(k\in\mathbb{N}\) }
    • X = { \(3\left(k+1\right)\) \(|\) \(k\in\mathbb{N}\)* }
    Hướng dẫn giải:

    Các số \(3\left(k+1\right)\) đều có dư 0 khi chia cho 3. Vì vậy X={ 3(k+1)| k\(\in\mathbb{N}\)* } và X = { 3(k+1) | k\(\in\mathbb{N}\) } là những đáp án sai.
    Số 1 chia 3 dư 1 nhưng 1\(\notin\)X={ 3k+1 | k \(\in\mathbb{N}\)*} nên X={ 3k+1 | k \(\in\mathbb{N}\)*} cũng là đáp án sai.
    Đáp án đúng là X = { 3k+1 | \(k\in\mathbb{N}\) }.
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
    • {2} \(\subset\) {1 ; 2; 4}
    • {2} \(\in\) {1 ; 2 ; 4}
    • \(2\subset\left\{1;2;4\right\}\)
    • \(\varnothing\in\left\{1;2;4\right\}\)
    Hướng dẫn giải:

    Tập hợp \(\left\{1;2;4\right\}\) gồm 3 phần tử 1; 2; 4. không chứa phần tử \(\left\{2\right\}\), cũng không chứa phần tử \(\varnothing\) nên {2} \(\in\) {1 ; 2; 4} và \(\varnothing\in\left\{1;2;4\right\}\) là những khẳng định sai.
    Các tập con của tập hợp \(\left\{1;2;4\right\}\) là \(\varnothing,\left\{1\right\},\left\{2\right\},\left\{4\right\},\left\{1;2\right\},\left\{1;4\right\},\left\{2;4\right\},\left\{1;2;4\right\}\)nên \(2\subset\left\{1;2;4\right\}\)là khẳng định sai và khẳng định đúng là {2} \(\subset\) {1 ; 2; 4}.
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
    • \(\left\{2\right\}\in\left\{\varnothing;\left\{1\right\};\left\{2\right\};\left\{1;2\right\}\right\}\)
    • \(\left\{2\right\}\subset\left\{\varnothing;\left\{1\right\};\left\{2\right\};\left\{1;2\right\}\right\}\)
    • \(\left\{1\right\}\subseteq\left\{\varnothing;\left\{1\right\};\left\{2\right\};\left\{1;2\right\}\right\}\)
    • \(1\in\left\{\varnothing;\left\{1\right\};\left\{2\right\};\left\{1;2\right\}\right\}\)
    Hướng dẫn giải:

    \(\left\{\varnothing;\left\{1\right\};\left\{2\right\};\left\{1;2\right\}\right\}\) gồm bốn phần tử \(\varnothing,\left\{1\right\},\left\{2\right\},\left\{1;2\right\}\) vì vậy khẳng định \(\left\{2\right\}\in\left\{\varnothing;\left\{1\right\};\left\{2\right\};\left\{1;2\right\}\right\}\) là khẳng định đúng.
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho tập X = {1; 2}. Gọi Y là tập hợp các tập con của X. Hãy xác định Y bằng cách mô tả các phần tử của nó.
    • Y = { {1} ; {2} }
    • Y = { {1} ; {2}; {1; 2} }
    • Y = { \(\varnothing\) ; {1} ; {2}; {1; 2} }
    • Y = { {0} ; {1} ; {2}; {1; 2} }
    Hướng dẫn giải:

    Tập hợp \(\left\{1;2\right\}\) có 2 phần tử và có các tập con sau đây:
    - Tập con 0 phần tử: \(\varnothing\)
    - Tập con 1 phần tử: \(\left\{1\right\},\left\{2\right\}\).
    - Tập con 2 phần tử: \(\left\{1;2\right\}\) .
    Tập hợp các tập con của tập hợp \(\left\{1;2\right\}\) là Y = { \(\varnothing\) ; {1} ; {2}; {1; 2} }.
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪