Tổng hợp lý thuyết chuyên đề Tụ điện và bài tập rèn luyện

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    1. Cấu tạo, tác dụng của tụ điện
    • Tụ điện là một hệ gồm hai vật dẫn đặt gần nhau, và ngăn cách nhau bởi một lớp cách điện.
    01.jpg

    • Tác dụng: tụ điện dùng để chứa điện tích
    • Tụ điện phẳng: Gồm hai bản kim loại phẳng đặt song song với nhau và ngăn cách với nhau bởi một lớp cách điện (điện môi)
    • Tụ điện được phân loại theo tên gọi của chất điện môi: Tụ giấy, tụ gốm, tụ hóa,...
    • Trong mạch điện, tụ được kí hiệu:
      02.png
    2. Điện dung của tụ
    • Người ta chứng minh được rằng điện tích Q của tụ điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U đặt vào tụ: \(Q=CU\)
    • Hay: \(C=\frac{Q}{U}\), C được gọi là điện dung của tụ, đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ.
    • Đơn vị:
      • \(F\) (Fara), \(1F=\frac{1C}{1V}\)
      • \(\mu F\), \(1\mu F=10^{-6}F\)
      • \(nF\), \(1nF=10^{-9}F\)
      • \(pF\), \(1pF=10^{-12}F\)
    • Điện dung của tụ phẳng:
      • \(C=\frac{\varepsilon S}{4\pi kd}\)
      • Trong đó:
        • \(\varepsilon\) là hằng số điện môi
        • \(S\) là phần diện tích đối diện giữa hai bản tụ, đơn vị \(m^2\)
        • \(d\) là khoảng cách giữa hai bản tụ, đơn vị \(m\)
        • \(k=9.10^9\frac{Nm^2}{C^2}\) là hằng số tĩnh điện.
    3. Năng lượng của tụ
    • Khi một tụ điện đặt vào hiệu điện thế U thì nó mang một năng lượng, gọi là năng lượng điện trường: \(W=\frac{1}{2}CU^2\)
    • Với \(U=\frac{Q}{C}\), ta suy ra một công thức tương đương: \(W=\frac{1}{2}\frac{Q^2}{C}\)
    4. Ghép tụ
    • Ghép nối tiếp
      • 03.png
      • Do tính chất mạch nối tiếp nên: \(U=U_1+U_2+U_3\)
      • Điện tích mỗi tụ: \(Q_1=Q_2=Q_3=Q_b\)
      • Khi đó, ta sẽ tìm được điện dung của bộ tụ: \(\frac{1}{C_b}=\frac{1}{C_1}+\frac{1}{C_2}+\frac{1}{C_3}\)
    • Ghép song song
      • 04.png
      • Do tính chất mạch song song nên: \(U_1=U_2=U_3=U_b\)
      • Điện tích của bộ tụ: \(Q_b=Q_1+Q_2+Q_3\)
      • Khi đó, ta sẽ tìm được điện dung của bộ tụ: \(C_b=C_1+C_2+C_3\)