Tổng hợp lý thuyết và bài tập chuyên đề Nhị thức Niu-tơn

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    1) Công thức nhị thức Niu-tơn

    Định lý:
    \(\left(a+b\right)^n=C^0_na^n+C^1_na^{n-1}b+...+C^k_na^{n-k}b^k+...+C^{n-1}_nab^{n-1}+C^n_bb^n\) (1)
    Định lý này ta thừa nhận (không chứng minh trong chương trình Toán phổ thông).
    Công thức nhị thức Niu-tơn ở trên có thể viết gọn lại thành
    01.png
    với: \(\left(\begin{matrix}n\\k\end{matrix}\right)=C^k_n=\frac{n!}{k!\left(n-k\right)!}\)
    Chú ý rằng:
    - Lũy thừa của x giảm dần cho tới khi đạt đến 0 ($x^0 = 1$), giá trị bắt đầu là n (n trong $(x+y)^n$.)
    - Lũy thừa của y tăng lên bắt đầu từ 0 ($y^0 = 1$) cho tới khi đạt đến n (n trong $(x+y)^n$.)
    - Hàng nhị thức của tam giác Pascal sẽ là các hệ số của nhị thức mở rộng (chú ý rằng đỉnh là hàng 0)
    - Với mỗi hàng, tích số (tổng của các hệ số) bằng $2^n$.
    - Với mỗi hàng, nhóm tích số bằng $n+1$.
    Ví dụ:
    \(\left(a+b\right)^2=C^0_2a^2+C^1_2a.b+C^2_2b^2=a^2+2ab+b^2\)
    \(\left(a+b\right)^3=C^0_3a^3+C^1_3a^2b+C^2_3ab^2+C^3_3b^3=a^3+3a^2b+3ab^2+b^3\)

    2) Tam giác Pa-xcan


    Trong nhị thức Niu-tơn (1) ở trên, cho n = 0; 1; 2; ... và xếp các hệ số \(C^k_n\) thành dòng, ta nhận được tam giác sau (còn gọi là tam giác Pa-xcan)
    03.png
    Trong tam giác trên, mỗi phần tử ở dòng dưới bằng tổng của hai phần tử đứng ngay trên đầu nó ở dòng trên, ví dụ dòng ứng với n = 5, số 10 trong dòng này bằng tổng của 2 số 4 và 6 ở dòng n = 4. Ta có cách làm này là do tính chất sau:
    \(C_n^k=C_{n-1}^{k-1}+C^k_{n-1}\)
    Nhờ tam giác Pa-xcan mà ta có thể triển khai lũy thừa bậc n của tổng hai số một cách dễ dàng mà không cần phải tính \(C^k_n\). Ví dụ:
    \(\left(a+b\right)^6=a^6+6a^5b+15a^4b^2+20a^3b^3+15a^2b^4+6ab^5+b^6\)
    Chú ý:
    - Định lý nhị thức có thể áp dụng với lũy thừa của bất cứ nhị thức nào. Ví dụ:
    - Với một nhị thức có phép trừ, định lý có thể được áp dụng khi chuyển phép trừ thành phép cộng với số đối, ví dụ:
    \(\left(a-b\right)^3=\left[a+\left(-b\right)\right]^3=a^3+3a^2\left(-b\right)+3a\left(-b\right)^2+\left(-b\right)^3=a^3-3a^2b+3ab^2-b^3\)
    - Trong trường hợp tổng quát trên trường số phức: Nếu r là một số thực và z là một số phức có môđun nhỏ hơn 1 thì:
    02.png
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tìm hệ số của \(x^3\) trong triển khai của biểu thức sau: \(\left(x+\frac{2}{x^2}\right)^6\)
    • 8
    • 12
    • 16
    • 20
    Hướng dẫn giải:

    \(\left(x+\frac{2}{x^2}\right)^6\)
    \(=x^6+6x^5\frac{2}{x^2}+15x^4\left(\frac{2}{x^2}\right)^2+20x^3\left(\frac{2}{x^2}\right)^3+15x^2\left(\frac{2}{x^2}\right)^4+6x\left(\frac{2}{x^2}\right)^5+\left(\frac{2}{x^2}\right)^6\)
    \(=x^6+12x^3+60+\frac{160}{x^2}+\frac{240}{x^6}+\frac{192}{x^9}+\frac{64}{x^{12}}\)
    Hệ số của \(x^3\) trong triển khai trên là 12.
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Trong khai triển nhị thức \(\left(2x+y\right)^{15}\), hệ số của \(x^{10}y^5\) là bao nhiêu?
    • \(2^5C_{15}^{10}\)
    • \(2^5C_{15}^5\)
    • \(2^{10}C_{15}^5\)
    • \(2^{10}C_{15}^{11}\)
    Hướng dẫn giải:

    Theo công thức triển khai nhị thức:
    \(\left(a+b\right)^n=C^0_na^n+C^1_na^{n-1}b+...+C^k_na^{n-k}b^k+...+C^{n-1}_nab^{n-1}+C^n_nb^n\)
    Áp dụng vào triển khai nhị thức \(\left(2x+y\right)^{15}\), số hạng chứa phần biến \(x^{10}y^5\) là \(C^{15-10}_{15}.\left(2x\right)^{15-5}y^5\).
    Vậy hệ số của \(x^{10}y^5\) là \(2^{10}C^5_{15}\).
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Khai triển \(\left(2x+1\right)^{2001}\) ta được \(a_{2001}x^{2001}+a_{2000}x^{2000}+.........+a_1x+a_0\). Hệ số của số hạng chứa \(x^{1000}\) là:
    • \(C^{1000}_{2001}.2^{1000}\)
    • \(2^{1000}\)
    • \(C^{1000}_{2001}\)
    • \(C^{2001}_{2001}.2^{1000}\)
    Hướng dẫn giải:

    Số hạng tổng quát trong khai triển \(\left(2x+1\right)^{2001}\) là: \(C^k_{2001}\left(2x\right)^k.1^{2001-k}=C^k_{2001}.2^k.x^k\).
    Thay k = 1000 ta được hệ số của số hạng chứa \(x^{1000}\) là: \(C^{1000}_{2001}.2^{1000}\).
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tìm hệ số chứa \(x^5\)trong khai triển \(\left(1+x\right)+2\left(1+x\right)^2+3\left(1+x\right)^3+......+10\left(1+x\right)^{10}\) .
    • 4290
    • 4200
    • 4500
    • 4300
    Hướng dẫn giải:

    Hệ số của \(x^5\) trong \(5\left(1+x\right)^5\) là: \(5.C^5_5=5\).
    Hệ số của \(x^5\) trong \(6\left(1+x\right)^6\) là: \(6.C^5_6=36\).
    Hệ số của \(x^5\) trong \(7\left(1+x\right)^7\) là: \(7.C^5_7=147\).
    Hệ số của \(x^5\) trong \(8\left(1+x\right)^8\) là: \(8.C^5_8=448\).
    Hệ số của \(x^5\) trong \(9\left(1+x\right)^9\) là: \(9.C^5_9=1134\).
    Hệ sô của \(x^5\) trong \(10\left(1+x\right)^{10}\) là: \(10.C^5_{10}=2520\).
    Vậy hệ số của \(x^5\) trong khai triển \(\left(1+x\right)+2\left(1+x\right)^2+3\left(1+x\right)^3+......+10\left(1+x\right)^{10}\) là:
    \(5+36+147+448+1134+2520=4290\).