Tổng hợp lý thuyết và bài tập chuyên đề Thể tích khối đa diện

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    1. Thể tích khối hình hộp
    - Thể tích khối hình hộp chữ nhật có có 3 kích thước a; b; c là
    \(V_{abc}=abc\)
    - Thể tích khối lập phương cạnh a là:
    \(V_{hlp}=a^3\)

    2. Thể tích khối chóp \(S.A_1A_2...A_n\)
    Cho khối chóp \(S.A_1.A_2...A_n\) có diện tích mặt đáy \(A_1A_2...A_n\) là \(S_{day}\) và h là khoảng cách từ đỉnh S tới mặt đáy khối chóp. Khi đó thể tích khối chóp đã cho là
    \(V_{hchop}=\frac{1}{3}S_{day}.h\)
    Với tứ diện ABCD
    \(V=V_{ABCD}=\frac{1}{3}S_{ABC}h_D=\frac{1}{3}S_{BCD}.h_A=\frac{1}{3}S_{ACD}.h_B=\frac{1}{3}S_{ABD}.h_C\)
    ở đó \(h_A,h_B,h_C,h_D\) lần lượt là chiều cao của hình tứ diện ABCD hạ từ đỉnh A; B; C; D.
    Từ đó, có \(h_A=\frac{3V}{S_{BCD}};h_B=\frac{3V}{S_{ACD}};h_C=\frac{3V}{S_{BAD}};h_D=\frac{3V}{S_{ABC}}\)
    Đặc biệt:
    a) Cho khối chóp tam giác S.ABC. Trên các đường thẳng SA, SB, SC lần lượt lấy các điểm M, N, E. Khi đó:
    \(\frac{V_{S.MNC}}{V_{S.ABC}}=\frac{SM}{SA}.\frac{SN}{SB}.\frac{SE}{SC}\)
    b) Cho khối chóp tam giác S.ABC. Trên các đường thẳng SA, SB lần lượt lấy các điểm M, N. Khi đó:
    \(\frac{V_{S.MNC}}{V_{S.ABC}}=\frac{SM}{SA}.\frac{SN}{SB}\)
    c) Cho khối chóp tam giác S.ABC. Trên đường thẳng SA lấy điểm M. Khi đó:
    \(\frac{V_{S.MBC}}{V_{S.ABC}}=\frac{SM}{SA}\)

    3. Thể tích khối lăng trụ
    Cho khối lăng trụ có diện tích một đáy là \(S_{day}\) và khoảng cách giữa hai mặt đáy của nó là h. Khi đó thể tích khối lăng trụ đó là:
    \(V_{htru}=S_{day}.h\)
    Đặc biệt đối với hình hộp ABCD.A'B'C'D': \(V_{hhop} = S_{ABCD}.d_{\left(A'\left(ABCD\right)\right)} = S_{ABB'A'}.d_{\left(C,\left(ABB'A'\right)\right)}= S_{ADD'A'}.d_{\left(B;\left(ADD'A'\right)\right)}\)
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tính thể tích V của khối lập phương ABCDA'B'C'D', biết AC' = \(a\sqrt{3}\)
    • \(V=a^3\)
    • \(V=\frac{3\sqrt{6}a^3}{4}\)
    • \(V=3\sqrt{3}a^3\)
    • \(V=\frac{1}{3}a^3\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    AC' là đường chéo của khối lập phương. Nếu gọi cạnh của hình lập phương là x thì:
    \(AC'^2=AA'^2+A'C'^2=AA'^2+A'B'^2+B'C'^2=3x^2\)
    Vậy \(x=\frac{AC'}{\sqrt{3}}=\frac{a\sqrt{3}}{\sqrt{3}}=a\)
    \(V=a^3\)
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hình chóp tứ giác S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, cạnh bên SA vuông góc với mặt phẳng đáy và SA = \(\sqrt{2}a\). Tính thể tích V của khối chóp S.ABCD.
    • \(V=\frac{\sqrt{2}a^3}{6}\)
    • \(V=\frac{\sqrt{2}a^3}{4}\)
    • \(V=\sqrt{2}a^3\)
    • \(V=\frac{\sqrt{2}a^3}{3}\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Thể tích hình chóp \(V=\frac{1}{3}S_{đáy}.h=\frac{1}{3}a^2.\sqrt{2}a=\frac{\sqrt{2}a^3}{3}\)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho tứ diện ABCD có các cạnh AB, AC và AD đôi một vuông góc với nhau; AB = 6a; AC = 7a và AD = 4a. Gọi M, N, P tương ứng là trung điểm các cạnh BC, CD, DB. Tính thể tích V của tứ diện AMNP.
    • \(V=\frac{7}{2}a^3\)
    • \(V=14a^3\)
    • \(V=\frac{28}{3}a^3\)
    • \(V=7a^3\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    \(V_{ABCD}=\frac{1}{3}S_{ACD}.AB=\frac{1}{3}.\frac{1}{2}AC.AD.AB=\frac{1}{6}7a.6a.4a=28a^3\)
    Vì M, N, P là trung điểm của BC, CD, BD nên ta có:
    \(S_{BMP}=S_{CMN}=S_{DNP}=S_{MNP}\)
    Vậy \(V_{ABMP}=V_{ACMN}=V_{ADNP}=V_{AMNP}=\frac{1}{4}V_{ABCD}\)
    Suy ra \(V_{AMNP}=\frac{28a^3}{4}=7a^3\)
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho chóp SACBD, ABCD là hình bình hành. Gọi M, N là trung điểm của AD và AB. Tính tỉ số \(\frac{V_{SAMN}}{V_{SMNDCB}}.\)
    • \(\frac{1}{7}\)
    • \(\frac{1}{8}\)
    • \(\frac{1}{6}\)
    • \(\frac{1}{5}\)
    Hướng dẫn giải:

    Xét mặt phẳng đáy:
    01.png
    Do \(\Delta AMN\sim\Delta ADB\) theo hệ số tỉ lệ là \(\frac{1}{2}\) nên \(\frac{S_{AMN}}{SADB}=\frac{1}{4}\Rightarrow\frac{S_{AMN}}{S_{ABCD}}=\frac{1}{8}\Rightarrow\frac{S_{AMN}}{S_{MNBCD}}=\frac{1}{7}\)
    Ta thấy hai khối chóp S.AMN và S.MNDCB có chung chiều cao nên
    \(\frac{V_{S.AMN}}{V_{S.MNBCD}}=\frac{S_{AMN}}{S_{MNBCD}}=\frac{1}{7}.\)
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Thể tích khối bát diện đều cạnh x là:
    • \(\frac{\sqrt{2}}{6}x^3\)
    • \(\frac{\sqrt{2}}{3}x^3\)
    • \(\frac{2}{3}x^3\)
    • \(\frac{2}{\sqrt{3}}x^3\)
    Hướng dẫn giải:

    Ta chia khối bát diện đều thành hai khối chóp tứ giác đều bằng nhau.
    01.jpg
    \(V_{ABCDE}=\frac{1}{3}S_{BCDE}.AI\)
    BCDE là hình vuông cạnh x nên \(S_{BCDE}=x^2\)
    Ta có \(BD=\sqrt{CD^2+CB^2}=\sqrt{2}x\Rightarrow DI=\frac{\sqrt{2}x}{2}\)
    \(\Rightarrow AI=\sqrt{x^2-\frac{x^2}{2}}=\frac{x}{\sqrt{2}}\)
    Vậy \(V_{ABCDE}=\frac{1}{3}.x^2.\frac{x}{\sqrt{2}}=\frac{x^3}{3\sqrt{2}}\)
    Vậy thể tích bát diện đều là: \(2.\frac{x^3}{3\sqrt{2}}=\frac{\sqrt{2}}{3}x^3.\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Nếu tăng tất cả các cạnh của khối hộp chữ nhật lên 3 lần thì thể tích khối hộp sẽ tăng:
    • 3 lần
    • 9 lần
    • 27 lần
    • 81 lần
    Hướng dẫn giải:

    Giả sử các kích thước ban đầu của khối hộp chữ nhật là a, b, c.
    Khi đó thể tích khối hộp chữ nhật là abc.
    Sau khi gấp 3 lần các cạnh, kích thước khối hộp chữ nhật mới là 3a, 3b ,3c.
    Thể tích mới là 3a.3b.3c = 27abc.
    Vậy thể tích khối hộp chữ nhật tăng lên 27 lần.
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho khối chóp tam giác đều SABC, cạnh đáy dài a, các cạnh bên tạo với đáy góc \(60^o\) . Tính thể tích khối chóp đó.
    • \(\frac{\sqrt{3}}{12}a^3\)
    • \(\frac{\sqrt{3}}{7}a^3\)
    • \(\frac{\sqrt{3}}{4}a^3\)
    • \(\frac{2\sqrt{3}}{13}a^3\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Gọi M là trung điểm BC, H là chân đường cao kẻ từ S tới (ABC).
    Ta có: \(AM=\sqrt{a^2-\frac{a^2}{4}}=\frac{a\sqrt{3}}{2}\Rightarrow AH=\frac{2}{3}AM=\frac{2}{3}.\frac{\sqrt{3}a}{02}=\frac{a}{\sqrt{3}}\)
    Do \(\widehat{SAH}=60^o\Rightarrow SH=AH.tan60^o=\frac{a}{\sqrt{3}}.\sqrt{3}=a.\)
    \(S_{ABC}=\frac{1}{2}BC.AM=\frac{1}{2}a.\frac{a\sqrt{3}}{2}=\frac{a^2\sqrt{3}}{4}\)
    Vậy \(V_{SABC}=\frac{1}{3}S_{ABC}.SH=\frac{1}{3}\frac{a^2\sqrt{3}}{4}.a=\frac{\sqrt{3}}{12}a^3.\)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho lăng trụ đứng, đáy là tam giác ABC cân tại B. Biết BC = BA = x; \(\widehat{ABC}=150^o\) ; góc tạo bởi BA' và (A'B'C') là \(60^o\) . Tính thể tích khối lăng trụ.
    • \(\frac{\sqrt{3}}{12}x^3\)
    • \(\frac{\sqrt{3}}{2}x^3\)
    • \(\frac{\sqrt{3}}{8}x^3\)
    • \(\frac{\sqrt{3}}{4}x^3\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Do đây là lăng trụ đứng nên \(BB'\perp\left(A'B'C'\right)\)
    Vậy tam giác A'B'B vuông tại B'. Vậy thì \(BB'=A'B'.tan60^o=x\sqrt{3}\)
    \(S_{ABC}=\frac{1}{2}BA.BC.sin150^o=\frac{1}{2}.x.x.\frac{1}{2}=\frac{x^2}{4}\)
    Vậy \(V_{ABCA'B'C}=S_{ABC}.BB'=\frac{x^2}{4}.\sqrt{3}x=\frac{\sqrt{3}}{4}x^3.\)