Tổng hợp lý thuyết và bài tập chuyên đề Vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    1) Dạng 1: Đường thẳng song song với mặt phẳng
    *) $d\parallel (P)\Leftrightarrow \overrightarrow{v_d}.\overrightarrow{n_P}=0$.
    *) Nếu $d\parallel (P)$ thì $\overrightarrow{v_d}$ là VTCP của (P) và $\overrightarrow{n_P}$ là VTPT của d.


    Ví dụ 1:
    (Sở GD Bắc Ninh 2014) Cho mặt phẳng (P):x-3y+4z-1=0, đường thẳng $d:\dfrac{x-1}{3}=\dfrac{y+1}{1}=\dfrac{z}{2}$ và điểm $A(3;1;1)$. Tìm $B\in d$ sao cho $AB\parallel (P)$, viết phương trình AB.\\
    ĐS: $B(1;-1;0);AB:\dfrac{x-3}{2}=\dfrac{y-1}{2}=\dfrac{z-1}{1}$

    Ví dụ 2:
    (Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm-Quảng Nam 2013) Tìm $A\in d_1:\dfrac{x+5}{2}=\dfrac{y-3}{-4}=\dfrac{z+1}{3}$ và $B\in d_2:\dfrac{x-3}{-2}=\dfrac{y+1}{3}=\dfrac{z-2}{4}$ sao cho AB song song với các mặt phẳng (P):x+4y-z-2=0, (Q):3x-4y+9z+1=0. Viết phương trình đường thẳng $\Delta$ qua A,B.\\
    ĐS: $A(-3;-1;2),B(5;-4;-2);AB:\dfrac{x+3}{8}=\dfrac{y+1}{-3}=\dfrac{z-2}{-4}$

    Ví dụ 3:
    (Trần Quốc Tuấn-Phú Yên 2013) Tìm $A\in d_1:\dfrac{x}{1}=\dfrac{y}{1}=\dfrac{z}{2}$ và $B\in d_2:\dfrac{x+1}{-2}=\dfrac{y}{1}=\dfrac{z-1}{1}$ sao cho $AB=\sqrt{2}$ và $AB\parallel (P):x-y+z+2012=0$.\\
    \textbf{ĐS: $A(0;0;0),B(-1;0;1)$ hoặc $A\left(\dfrac{4}{7};\dfrac{4}{7};\dfrac{8}{7}\right),B\left(\dfrac{1}{7};-\dfrac{4}{7};\dfrac{3}{7}\right)$}

    Ví dụ 4:
    (Chuyên ĐH Vinh 2014 L1) Cho M(1;1;0) và $d_1:\dfrac{x-1}{1}=\dfrac{y-3}{-1}=\dfrac{z-1}{1}, d_2:\dfrac{x-1}{-1}=\dfrac{y+3}{2}=\dfrac{z-2}{-3}$. Viết phương trình mặt phẳng (P) song song với $d_1,d_2$, đồng thời cách M một khoảng bằng $\sqrt{6}$.\\
    ĐS: $(P):x+2y+z+3=0$ hoặc $(P):x+2y+z-9=0$

    Ví dụ 5:
    (Chuyên Hà Tĩnh 2015) Cho điểm $A(-2;1;5)$, mặt phẳng $(P):2x-2y+z-1=0$ và đường thẳng $d:\dfrac{x-1}{2}=\dfrac{y-2}{3}=\dfrac{z}{1}$. Viết phương trình mặt phẳng $(Q)$ đi qua $A$, vuông góc với $(P)$ và song song với $d$.\\
    ĐS: $(Q):x-2z+12=0$

    2) Dạng 2: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

    *) $d\perp (P)\Leftrightarrow \overrightarrow{v_d}\parallel\overrightarrow{n_P}$.
    *) Nếu $d\perp (P)$ thì $\overrightarrow{v_d}$ là VTPT của (P) và $\overrightarrow{n_P}$ là VTCP của d.


    Ví dụ 6:
    (Đại học Khối B 2014) Cho điểm A(1;0;-1) và đường thẳng $d:\dfrac{x-1}{2}=\dfrac{y+1}{2}=\dfrac{z}{-1}$. Viết phương trình mặt phẳng qua A và vuông góc với d.
    ĐS: $(P):2x+2y-z-3=0$

    Ví dụ 7:
    (Đặng Thúc Hứa-Nghệ An 2013) Tìm $A\in Ox$ và $B\in d:\dfrac{x}{1}=\dfrac{y}{1}=\dfrac{z-1}{-1}$ sao cho $AB\perp (P):2x+y-2z-3=0$. Viết phương trình đường thẳng $\Delta$ qua A,B.
    ĐS: $A(1;0;0),B(-1;-1;2)\Rightarrow AB:\dfrac{x-1}{2}=\dfrac{y}{1}=\dfrac{z}{-2}$

    3) Dạng 3: Đường thẳng nằm trong mặt phẳng

    *) $d:\dfrac{x-x_0}{a}=\dfrac{y-y_0}{b}=\dfrac{z-z_0}{c}\subset (P)\Leftrightarrow M(x_0;y_0;z_0)\in (P)$ và $\overrightarrow{v_d}(a;b;c)$ là VTCP của (P).
    *) Nếu $d\subset (P)$ thì $\overrightarrow{n_P}$ là VTPT của d.
    *) (P) chứa $d:\dfrac{x-x_0}{a}=\dfrac{y-y_0}{b}=\dfrac{z-z_0}{c}$ và A có VTPT là $\overrightarrow{n_P}=[\overrightarrow{AM};\overrightarrow{v_d}]$ với $M(x_0;y_0;z_0)$.


    Ví dụ 8:
    (Chuyên ĐH Vinh 2015 L2)Cho điểm $M(-2;1;0)$ và đường thẳng $\Delta:\dfrac{x-2}{1}=\dfrac{y-1}{-1}=\dfrac{z-1}{2}$. Lập phương trình mặt phẳng $(P)$ qua $M$ và chứa $\Delta$.
    ĐS: $(P):x-7y-4z+9=0$

    Ví dụ 9:
    Cho hai đường thẳng $d_1:\begin{cases}
    x=1-t\\ y=t\\ z=-t
    \end{cases}, d_2:\dfrac{x}{2}=\dfrac{y-1}{-1}=\dfrac{z}{1}$. Viết phương trình mặt phẳng (P) qua $d_1$ và song song với $d_2$.
    ĐS: $(P):y+z=0$

    Ví dụ 10:
    (Đại học Khối A 2014) Cho mặt phẳng (P):2x+y-2z-1=0 và đường thẳng $d:\dfrac{x-2}{1}=\dfrac{y}{-2}=\dfrac{z+3}{3}$. Viết phương trình mặt phẳng $(\alpha)$ chứa d và vuông góc với (P).
    ĐS: $(\alpha):x+8y+5z+13=0$

    4) Dạng 4: Đường thẳng cắt mặt phẳng

    *) Giao điểm của $d:\dfrac{x-x_0}{a}=\dfrac{y-y_0}{b}=\dfrac{z-z_0}{c}$ và (P) là điểm $M(x_0+at;y_0+bt;z_0+ct)\in d$ thỏa mãn phương trình của (P).
    *) Để tìm hình chiếu H của điểm M trên mặt phẳng (P), ta viết phương trình đường thẳng MH qua M và nhận $\overrightarrow{n_P}$ làm VTCP. Khi đó H là giao điểm của đường thẳng MH và mặt phẳng (P).


    Ví dụ 11:
    (Đa Phúc-Hà Nội 2015 L2) Cho đường thẳng $\Delta:\dfrac{x-2}{1}=\dfrac{y+1}{2}=\dfrac{z-3}{-2}$ và mặt phẳng $(P):x-2y+z-2=0$. Tìm tọa độ giao điểm của $\Delta$ và $(P)$.
    ĐS: $M(3;1;1)$

    Ví dụ 12:
    (Hậu Lộc 2-Thanh Hóa 2015 L2) Cho mặt phẳng $(P):x-y+z+2=0$ và điểm $A(1;-1;2)$. Tìm tọa độ điểm $A'$ đối xứng với điểm $A$ qua mặt phẳng $(P)$.
    ĐS: $A'(-1;3;-2)$

    Ví dụ 13:
    (Phan Đăng Lưu-Nghệ An 2014) Cho hai mặt phẳng (P):x-2y+z=0,(Q):x-3y+3z+1=0 và đường thẳng $d:\dfrac{x-1}{2}=\dfrac{y}{1}=\dfrac{z-1}{1}$. Tìm giao điểm M của đường thẳng d và mặt phẳng (P). Viết phương trình đường thẳng $\Delta$ qua M nằm trong mặt phẳng (P), song song với (Q).
    ĐS: $\Delta:\dfrac{x+3}{3}=\dfrac{y+2}{2}=\dfrac{z+1}{1}$

    Ví dụ 14:
    (Chuyên Nguyễn Huệ-Hà Nội 2013 L2) Cho mặt phẳng (P):x+y+z+2=0 và đường thẳng $d:\dfrac{x-2}{2}=\dfrac{y+2}{1}=\dfrac{z+1}{-1}$. Viết phương trình đường thẳng $\Delta$ qua M(3;0;-3) cắt đường thẳng d và mặt phẳng (P) tại A và B sao cho M là trung điểm AB.\\
    ĐS: $A(5;-1;-2),B(1;1;-4); AB:\dfrac{x-3}{2}=\dfrac{y}{-1}=\dfrac{z+3}{1}$
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho mặt phẳng \(\left(\alpha\right):2x+y+3z+1=0\) và đường thẳng \(d\) có phương trình tham số:
    \(d:\begin{cases}x=-3+t\\y=2-2t\\z=1\end{cases}\)
    Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng ?
    • \(d\perp\left(\alpha\right)\)
    • \(d\) không vuông góc nhưng cắt \(\left(\alpha\right)\)
    • \(d\) // \(\left(\alpha\right)\)
    • \(d\subset\left(\alpha\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    Vecto pháp tuyến của \(\left(\alpha\right)\) là \(\overrightarrow{n_{\alpha}}=\left(2;1;3\right)\)
    Đường thẳng \(d\) đi qua A(-3;2;1) và có vecto chỉ phương là \(\overrightarrow{u_d}=\left(1;-2;0\right)\) .
    Dễ thấy: \(\overrightarrow{n_{\alpha}}.\overrightarrow{u_d}=\left(2;1;3\right).\left(1;-2;0\right)=2.1+1.\left(-2\right)+3.0=0\)
    => \(d\) vuông góc với vecto pháp tuyến của \(\left(\alpha\right)\) => \(d\) song song hoặc nằm trong mặt phẳng \(\left(\alpha\right)\).
    Ta kiểm tra A(-3;2;1) có thuộc \(\left(\alpha\right)\) không? Thay tọa độ A vào phương trình của \(\left(\alpha\right)\) ta có:
    2.(-3) + 2 +3.1 + 1 = 0
    <=> 0 = 0 Thỏa mãn.
    Vậy \(d\) đi qua A thuộc \(\left(\alpha\right)\) và \(d\) vuông góc với vecto pháp tuyến của \(\left(\alpha\right)\) => \(d\subset\left(\alpha\right)\)
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz, cho đường thẳng \(\Delta\) có phương trình:
    \(\frac{x-10}{5}=\frac{y-2}{1}=\frac{z+2}{1}\)
    Xét mặt phẳng (P) : 10x + 2y +mz + 11 = 0, m là tham số thực. Tìm tất cả các giá trị của m để mặt phẳng (P) vuông góc với đường thẳng \(\Delta\).
    • m = -2
    • m = 2
    • m = -52
    • m = 52
    Hướng dẫn giải:

    Đường thẳng \(\Delta\) có vec tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{v}=\left(5;1;1\right)\).
    Để (P) vuông góc với \(\Delta\) thì vec tơ pháp tuyến của (P) song song với vec tơ chỉ phương của \(\Delta\).
    Vec tơ pháp tuyến của (P) là: \(\overrightarrow{n}=\left(10;2;m\right)\). Để \(\overrightarrow{n}\) // \(\overrightarrow{v}\) thì:
    \(\frac{10}{5}=\frac{2}{1}=\frac{m}{1}\) => m = 2
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai điểm A(0;1;1) và B(1;2;3). Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua A và vuông góc với đường thẳng AB.
    • x + 2y - 4z - 6 = 0
    • 2x + 3y + 4z - 7 = 0
    • x + y + 2z - 3 = 0
    • x - 3y - 4z + 7 = 0
    Hướng dẫn giải:

    \(\overrightarrow{AB}=\left(1-0;2-1;3-1\right)=\left(1;1;2\right)\)
    Mặt phẳng (P) vuông góc với \(\overrightarrow{AB}\) nên nhận \(\overrightarrow{AB}\) là vec tơ pháp tuyến.
    Phương trình (P) đi qua A(0;1;1) và có vecto pháp tuyến (1;1;2) là:
    1.(x - 0) + 1.(y - 1) + 2.(z - 1) = 0.
    <=> x + y + 2z - 3 = 0
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tìm giao điểm của đường thẳng \(\Delta:\frac{x-1}{1}=\frac{y-2}{2}=\frac{z-2}{3}\) và mặt phẳng (P) \(2x+z-5=0\)
    • \(A\left(1;2;2\right)\)
    • \(A\left(\frac{6}{5};\frac{12}{5};\frac{13}{5}\right)\)
    • \(A\left(\frac{4}{5};\frac{8}{5};\frac{17}{5}\right)\)
    • \(A\left(2;4;5\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    \(\Delta:\frac{x-1}{1}=\frac{y-2}{2}=\frac{z-2}{3}=t\)
    Chuyển sang dạng tham số: \(\begin{cases}x=1+t\\y=2+2t\\z=2+3t\end{cases}\)
    Gọi giao điểm là M, vì M nằm trên đường thẳng \(\Delta\) nên M có tọa độ (1+t; 2+2t; 2+3t). Thay tọa độ này vào phương trình mặt phẳng (P) ta có:
    \(2x+z-5=0\)
    \(\Leftrightarrow2\left(1+t\right)+2+3t-5=0\)
    \(\Leftrightarrow5t=1\)
    \(\Leftrightarrow t=\frac{1}{5}\)
    Vậy \(A\left(\frac{6}{5};\frac{12}{5};\frac{13}{5}\right)\)
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz , cho hai đường thẳng \(d_1,d_2\) lần lượt có phương trình:
    \(\frac{x-2}{2}=\frac{y-2}{1}=\frac{z-3}{3}\)
    \(\frac{x-1}{2}=\frac{y-2}{-1}=\frac{z-1}{4}\)
    Viết phương trình mặt phẳng cách đều hai đường thẳng \(d_1,d_2\).
    • \(14x-4y-8z+3=0\)
    • \(14x+4y+8z-3=0\)
    • \(14x-4y-8z-3=0\)
    • \(14x+4y-8z-3=0\)
    Hướng dẫn giải:

    \(d_1\) đi qua \(A\left(2;2;3\right)\) có véc tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u_{d_1}}=\left(2;1;3\right)\).
    \(d_2\) đi qua \(B\left(1;2;1\right)\) có véc tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u_{d_2}}=\left(2;-1;4\right)\).
    Do mặt phẳng (P) cách đều hai đường thẳng \(d_1,d_2\) nên mặt phẳng cần tìm song song với hai đường thẳng \(d_1,d_2\) nên suy ra vecto pháp tuyến của (P) là:
    \(\overrightarrow{n_P}=\left[\overrightarrow{u_{d_1}},\overrightarrow{u_{d_2}}\right]=\left(\left|\begin{matrix}1&3\\-1&4\end{matrix}\right|;\left|\begin{matrix}3&2\\4&2\end{matrix}\right|;\left|\begin{matrix}2&1\\2&-1\end{matrix}\right|\right)\)
    \(=\left(7;-2;-4\right)\)
    Vậy phương trình (P) có dạng 7x - 2y - 4z + d = 0.
    Do mặt phẳng cách đều hai đường thẳng \(d_1,d_2\) nên \(d\left(A,\left(P\right)\right)=d\left(B,\left(P\right)\right)\)
    \(\Leftrightarrow\frac{\left|7.2-2.2-4.3+d\right|}{\sqrt{69}}=\frac{\left|7.1-2.2-4.1+d\right|}{\sqrt{69}}\)
    \(\Leftrightarrow\left|d-2\right|=\left|d-1\right|\)
    \(\Leftrightarrow\left[\begin{array}{nghiempt}d-2=d-1\\d-2=1-d\end{array}\right.\)
    \(\Leftrightarrow d=\frac{3}{2}\)
    Vậy phương trình mặt phẳng cần tìm là:
    \(7x-2y-4z+\frac{3}{2}=0\)
    \(\Leftrightarrow14x-4y-8z+3=0\)
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Trong hệ tọa Oxyz với A(2; 1; 0), B(1; 2; 2), C(1; 1; 0) và mặt phẳng (P) x+ y + z - 10 = 0.
    Xác định điểm D thuộc đường thẳng AB sao cho đường thẳng CD song song với mặt phẳng (P).
    • \(D\left(\frac{5}{2};\frac{1}{2};-1\right)\)
    • \(D\left(\frac{3}{2};\frac{3}{2};1\right)\)
    • \(D\left(3;3;2\right)\)
    • \(D\left(\frac{-5}{2};\frac{1}{2};1\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    Ta có: \(\overrightarrow{AB}=\left(1-2;2-1;2-0\right)=\left(-1;1;2\right)\),
    Phương trình đường thẳng AB (đi qua A và có vecto chỉ phương \(\overrightarrow{AB}\)) là:
    \(\begin{cases}x=2-t\\y=1+t\\z=2t\end{cases}\)
    D thuộc AB nên \(D\left(2-t;1+t;2t\right)\)
    Khi đó \(\overrightarrow{CD}=\left(2-t-1;1+t-1;2t-0\right)=\left(1-t;t;2t\right)\).
    Do CD song song với (P) nên CD vuông góc với vecto pháp tuyến \(\overrightarrow{n_P}=\left(1;1;1\right)\):
    => \(\overrightarrow{CD}.\overrightarrow{n_P}=0\)
    <=> 1.(1 - t ) + 1. t + 1.2t = 0
    \(\Leftrightarrow t=-\frac{1}{2}\)
    Vậy \(D\left(\frac{5}{2};\frac{1}{2};-1\right)\).
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hai đường thẳng \(d_1:\begin{cases}x=5+2t\\y=1-t\\z=5-t\end{cases}\) và \(d_2:\begin{cases}x=9-t'\\y=t'\\z=-2+t'\end{cases}\)
    Mặt phẳng (P) chứa cả \(d_1,d_2\) là:
    • \(\left(P\right):3x-5y+z-25=0\)
    • \(\left(P\right):-y+z-4=0\)
    • \(\left(P\right):-y+z+2=0\)
    • Không có mặt phẳng nào
    Hướng dẫn giải:

    Đường thằng \(d_1\) đi qua A(5; 1; 5) và có vecto chỉ phương \(\overrightarrow{u_{d_1}}=\left(2;-1;-1\right)\)
    Đường thằng \(d_2\) đi qua B(9; 0; -2) và có vecto chỉ phương \(\overrightarrow{u_{d_2}}=\left(-1;1;1\right)\)
    Mặt phẳng (P) chứa \(d_1\) và \(d_2\) nên nhận vecto pháp tuyến là \(\left[\overrightarrow{u_{d_1}},\overrightarrow{u_{d_2}}\right]\).
    Ta có: \(\left[\overrightarrow{u_{d_1}},\overrightarrow{u_{d_2}}\right]=\left(\left|\begin{matrix}-1&-1\\1&1\end{matrix}\right|;\left|\begin{matrix}-1&2\\1&-1\end{matrix}\right|;\left|\begin{matrix}2&-1\\-1&1\end{matrix}\right|\right)\)
    \(=\left(0;-1;1\right)\)
    Vì (P) chứa cả \(d_1\) và \(d_2\) nên (P) đi qua A(5;1;5) và có vecto pháp tuyến (0; -1; 1), phương trình của (P) là:
    \(-1\left(y-1\right)+1.\left(z-5\right)=0\)
    \(\Leftrightarrow-y+z-4=0\)
    Ta cần kiểm tra xem B(9; 0; -2) của \(d_2\) có thuộc (P) không (bằng cách thay tọa độ B vào P):
    \(-0-2-4=0\) không đúng
    => B không thuộc (P), hay là hai đường thẳng đã cho là chéo nhau. Vậy không có mặt phẳng nào chứa hai đường chéo nhau.
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hai đường thẳng chéo nhau:
    \(d:\begin{cases}x=2-t\\y=-1+t\\z=1-t\end{cases}\) và \(d':\begin{cases}x=2+2t'\\y=t'\\z=1+t'\end{cases}\)
    Viết phương trình mặt phẳng \(\left(\alpha\right)\) chứa d và song song với d'.
    • \(\left(\alpha\right):2x-y-3z-6=0\)
    • \(\left(\alpha\right):2x-y-3z-12=0\)
    • \(\left(\alpha\right):2x+y+3z-6=0\)
    • \(\left(\alpha\right):2x+y+3z-12=0\)
    Hướng dẫn giải:

    Đường thẳng d đi qua (2;-1;1) và có vecto chỉ phương \(\overrightarrow{u_d}=\left(-1;1-1\right)\).
    Đường thẳng d' đi qua (2; 0; 1) và có vecto chi phương \(\overrightarrow{u_{d'}}=\left(2;1;1\right)\).
    Mặt phẳng \(\left(\alpha\right)\) chứa d và song song với d' nên \(\left(\alpha\right)\) đi qua (2 ; -1 ; 11) và nhận \(\left[\overrightarrow{u_d}.\overrightarrow{u_{d'}}\right]\) làm vecto pháp tuyến.
    Ta có: \(\left[\overrightarrow{u_d}.\overrightarrow{u_{d'}}\right]=\left(\left|\begin{matrix}1&-1\\1&1\end{matrix}\right|;\left|\begin{matrix}-1&-1\\1&2\end{matrix}\right|;\left|\begin{matrix}-1&1\\2&1\end{matrix}\right|\right)\)
    \(=\left(2;-1;-3\right)\)
    Mặt phẳng \(\left(\alpha\right)\) đi qua (2; -1 ; 1) và nhận (2; -1; -3) làm vecto pháp tuyến có phương trình là:
    \(2\left(x-2\right)-1\left(y-1\right)-3\left(z+3\right)=0\)
    \(\Leftrightarrow2x-y-3z-12=0\)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho đường thẳng d: \(\frac{x-2}{2}=\frac{y+1}{1}=\frac{z-2}{1}\). Hình chiếu vuông góc của d trên mặt phẳng tọa độ (Oxy) là:
    • \(\begin{cases}x=-2+t\\y=-3+t\\z=0\end{cases}\)
    • \(\begin{cases}x=1+2t\\y=-1+t\\z=0\end{cases}\)
    • \(\begin{cases}x=-1+2t\\y=1+t\\z=0\end{cases}\)
    • \(\begin{cases}x=2+2t\\y=-1+t\\z=0\end{cases}\)
    Hướng dẫn giải:

    Phương trình tham số của d là:
    \(\begin{cases}x=2+2t\\y=-1+t\\z=2+t\end{cases}\)
    Lấy hai điểm thuộc d:
    cho t = -2 => A(-2 ; -3 ; 0) [Chú ý lấy t = -2 để z = 0 và ta được điểm là giao của d với mặt phẳng Oxy]
    cho t = 0 => B(2 ; -1; 2)
    Hình chiếu của A lên mặt phẳng Oxy (chỉ việc cho thành phần z =0) chính là: A(-2; -3; 0)
    Hình chiếu của B lên mặt phẳng Oxy là; B'(2; -1; 0)
    => Hình chiếu của đường thẳng AB (tức đường thẳng d) lên mặt phẳng Oxy là đường thẳng AB'.
    Đường thẳng AB' đi qua A(-2; -3; 0) và có vecto chỉ phương là:
    \(\overrightarrow{AB'}=\left(2+2;-1+3;0-0\right)=\left(4;2;0\right)=2\left(2;1;0\right)\).
    Suy ra AB' đi qua A(-2;-3;0) và có vecto chỉ phương (2;1;0) :
    \(\begin{cases}x=-2+2t\\y=-3+t\\z=0\end{cases}\) (*)
    Ta cần kiểm tra xem trong 4 đáp án cho trong đầu bài, đáp án nào trùng với đường thẳng trên.
    - Đáp án 1: đường thẳng đi qua (-2;-3;0) và có vecto chỉ phương (1;1;0): không đúng vì vecto chỉ phương (1;1;0) không cùng phương với vecto chỉ phương của đường thẳng (*) [là vecto (2;1;0)]
    - Đáp án 2: đường thẳng đi qua (1;-1;0) và có vecto chỉ phương (2;1;0): không đúng vì (1;-1;0) không thuộc đường thẳng (*)
    - Đáp án 3: đường thẳng đi qua (-1;1;0) và có vecto chỉ phương (2;1;0): không đúng vì (-1;1;0) không thuộc đường thẳng (*)
    - Đáp án 4: đường thẳng đi qua (2;-1;0) và có vecto chỉ phương (2;1;0): đúng vì (2;-1;0) thuộc đường thẳng (*) (ứng với t = 1) và có vecto chỉ phương trùng với vecto chỉ phương của (*)