Tổng hợp lý thuyết và bài tập chuyên đề Vị trí tương đối giữa hai mặt phẳng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI MẶT PHẲNG

    Cho hai mặt phẳng $(P):ax+by+cz+d=0, (P'):a'x+b'y+c'z+d'=0$, khi đó:
    a) $(P)\parallel (P')\Leftrightarrow \dfrac{a}{a'}=\dfrac{b}{b'}=\dfrac{c}{c'}\neq \dfrac{d}{d'}$. Khi đó $\overrightarrow{n}_P\parallel \overrightarrow{n}_{P'}$ và là VTPT của (P')
    b) (P) và (P') cắt nhau khi và chỉ khi chúng không song song hay trùng nhau.
    c) $(P)\perp (P')\Leftrightarrow \overrightarrow{n}_P.\overrightarrow{n}_{P'}=0$.
    d) Góc giữa (P) và (P') $\varphi$ là góc giữa hai pháp tuyến, thỏa mãn $\cos\varphi=\dfrac{|\overrightarrow{n}_P.\overrightarrow{n}_{P'}|}{|\overrightarrow{n}_P|.|\overrightarrow{n}_{P'}|}$.
    ----------------​
    CÁC VÍ DỤ:
    Ví dụ 1: Tìm m để hai mặt phẳng $(P): (m+2)x+(2m+1)y+3z+2=0,(Q): (m+1)x+2y+(m+1)z-1=0$
    1. Song song.
    2. Vuông góc.
    3. Cắt nhau.
    ĐS: a) $m=1$; b) $m=-5\pm3\sqrt{2}$}; c) $m\neq 1$

    Ví dụ 2:
    (Tốt Nghiệp THPT 2011) Cho A(3;1;0) và mặt phẳng (P):2x+2y-z+1=0. Viết phương trình mặt phẳng (Q) qua A và song song với (P).
    ĐS: $2x+2y-z-8=0$

    Ví dụ 3:
    (Bắc Yên Thành-Nghệ An 2015) Cho hai điểm $A(-1;3;-2),B(-3;7;-18)$ và mặt phẳng $(P):2x-y+z+1=0$. Viết phương trình mặt phẳng chứa đường thẳng $AB$ và vuông góc với mặt phẳng $(P)$.
    ĐS: $2x+5y+z-11=0$

    Ví dụ 4:
    (Chuyên Võ Nguyên Giáp-Quảng Bình 2014) Viết phương trình mặt phẳng đi qua $M(2;3;-1)$, vuông góc với hai mặt phẳng lần lượt có phương trình $5x-4y+3z+20=0$ và $3x-4y+z-8=0$.
    ĐS: $(P):2x+y-2z-9=0$

    Ví dụ 5:
    (Bảo Thắng-Lào Cai 2015) Cho $A(-1;2;-1)$ và mặt phẳng $(\alpha):x+2y-2z-1=0$. Viết phương trình mặt phẳng $(\beta)$ song song với $(\alpha)$ sao cho khoảng cách từ điểm $A$ đến mặt phẳng $(\alpha)$ bằng khoảng cách từ điểm $A$ tới mặt phẳng $(\beta)$.
    ĐS: $x+2y-2z-9=0$
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho ba mặt phẳng sau:
    \(\left(\alpha\right):x+y+2z+1=0\)
    \(\left(\beta\right):x+y-z+2=0\)
    \(\left(\gamma\right):x-y+5=0\)
    Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?
    • \(\left(\alpha\right)\perp\left(\beta\right)\)
    • \(\left(\gamma\right)\perp\left(\beta\right)\)
    • \(\left(\alpha\right)\) // \(\left(\gamma\right)\)
    • \(\left(\alpha\right)\perp\left(\gamma\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    Vecto pháp tuyến của các mặt phẳng là:
    \(\overrightarrow{n_{\left(\alpha\right)}}=\left(1;1;2\right)\)
    \(\overrightarrow{n_{\left(\beta\right)}}=\left(1;1;-1\right)\)
    \(\overrightarrow{n_{\left(\gamma\right)}}=\left(1;-1;0\right)\)
    Ta có: \(\overrightarrow{n_{\left(\alpha\right)}}.\overrightarrow{n_{\beta}}=1.1+1.1+2.\left(-1\right)=0\) => \(\left(\alpha\right)\perp\left(\beta\right)\)
    \(\overrightarrow{n_{\left(\gamma\right)}}.\overrightarrow{n_{\beta}}=1.1+1.\left(-1\right)+\left(-1\right).0=0\) => \(\left(\gamma\right)\perp\left(\beta\right)\)
    \(\overrightarrow{n_{\left(\alpha\right)}}.\overrightarrow{n_{\gamma}}=1.1+1.\left(-1\right)+\left(2\right).0=0\) => \(\left(\alpha\right)\perp\left(\gamma\right)\) và \(\left(\alpha\right)\) không song song với \(\left(\gamma\right)\)
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Xác định vị trí tương đối của cặp mặt phẳng sau: (Q) x + 2y - z + 5 = 0 và (P) 2x + 3y - 7z - 4 = 9.
    • Hai mặt phẳng song song
    • Hai mặt phẳng cắt nhau
    • Hai mặt phẳng trùng nhau
    • Hai mặt phẳng chéo nhau
    Hướng dẫn giải:

    Ta xét tỉ lệ giữa các hệ số của hai mặt phẳng:
    \(\frac{1}{2};\frac{2}{3};-\frac{1}{-7};\frac{5}{-4}\)
    Ta thấy: \(\frac{1}{2}\ne\frac{2}{3}\ne-\frac{1}{-7}\) vậy nên hai mặt phẳng đã cho cắt nhau.
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Xác định vị trí tương đối của hai mặt phẳng sau: (Q) x + 2y + z + 1 = 0 và (P) 2x + 4y + 2z + 2 = 0.
    • Hai mặt phẳng trùng nhau
    • Hai mặt phẳng cắt nhau
    • Hai mặt phẳng song song
    • Hai mặt phẳng chéo nhau
    Hướng dẫn giải:

    Cách 1: Ta có tỉ số giữa các hệ số của hai mặt phẳng có tính chất sau:
    \(\frac{1}{2}=\frac{2}{4}=\frac{1}{2}=\frac{1}{2}\)
    nên hai măt trùng nhau.
    Cách 2: Xét phương trình mf (P):
    \(2x+4y+2z+2=0\)
    \(\Leftrightarrow2\left(x+2y+z+1\right)=0\)
    \(\Leftrightarrow x+2y+z+1=0\)
    Vậy hai phương trình của hai mặt phẳng (P) và (Q) giống nhau.
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hai mặt phẳng có phương trình
    2x - my + 3z - 6 + m = 0 và (m + 3)x - 2y + ( 5m + 1)z - 10 = 0.
    Xác định m để hai mặt phẳng này song song.
    • m = 1
    • m = - 1
    • \(m\ne0\)
    • Không có m thỏa mãn
    Hướng dẫn giải:

    Hai mặt phẳng song song với nhau \(\Leftrightarrow\frac{2}{m+3}=\frac{-m}{-2}=\frac{3}{5m+1}\ne\frac{-6+m}{-10}\)
    Ta có: \(\begin{cases}\frac{2}{m+3}=\frac{m}{2}\\\frac{m}{2}=\frac{3}{5m+1}\end{cases}\) \(\Leftrightarrow\begin{cases}m^2+3m-4=0\\5m^2+m-6=0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow m=1\)
    Nhưng với m = 1 ta có: \(\frac{m}{2}=\frac{1}{2};\frac{-6+m}{-10}=\frac{1}{2}\) nên hai mặt phẳng trùng nhau.
    Vậy m = 1 không thỏa mãn và không có m nào thỏa mãn.
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Xác định tham số m để hai mặt phẳng sau vuông góc với nhau :
    (Q) 2x + 3y + (2m + 1) z + 10 = 0 và (P) (m + 1)x + 2y + 2z + 2 = 0
    • \(m=-\frac{5}{3}\)
    • \(m=\frac{5}{3}\)
    • \(m\ne\frac{5}{3}\)
    • m = 0
    Hướng dẫn giải:

    Để hai mặt phẳng vuông góc với nhau thì hai vecto pháp tuyến cũng vuông góc với nhau.
    => \(\left(2;3;2m+1\right).\left(m+1;2;2\right)=0\)
    \(\Leftrightarrow2\left(m+1\right)+6+2\left(2m+1\right)=0\)
    \(\Leftrightarrow m=-\frac{5}{3}\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Trong hệ tọa độ Oxyz , viết phương trình mặt phẳng qua giao tuyến của hai mặt phẳng
    3x - y + z - 2 = 0 và x + 4y - 5 = 0,
    đồng thời vuông góc với mặt phẳng thứ ba:
    2x - z + 7 = 0.
    • x - 22y +2z + 21 = 0
    • x + 22y - 2z + 21= 0
    • x - 22y + 2z - 21 = 0
    • z + y + z + 1 = 0
    Hướng dẫn giải:

    M ( x ; y ; z ) thuộc giao tuyến của hai mặt phẳng suy ra: \(\begin{cases}3x-y+z-2=0\\x+4y-5=0\end{cases}\)
    Chọn y = 0 suy ra x = 5, z = -13 vậy điểm A ( 5 ; 0; -13 ) thuộc giao tuyến của hai mặt phẳng.
    Chọn y = 1 suy ra x = 1, z = 0 vậy điểm B ( 1; 1; 0) thuộc giao tuyến của hai mặt phẳng.
    Khi đó mặt phẳng cần tìm đi qua B (1; 1; 0) và có véc tơ pháp tuyến là:
    \(\overrightarrow{u}=\left[\overrightarrow{BA},\overrightarrow{n}\right]\)
    với \(\overrightarrow{n}=\left(2;0;-1\right)\) là vecto pháp tuyến của mặt phẳng thứ ba.
    và \(\overrightarrow{BA}=\left(5-1;0-1;-13-0\right)=\left(4;-1;-13\right)\)
    \(\overrightarrow{u}=\left(\left|\begin{matrix}0&-1\\-1&-13\end{matrix}\right|;\left|\begin{matrix}-1&2\\-13&4\end{matrix}\right|;\left|\begin{matrix}2&0\\4&-1\end{matrix}\right|\right)=\left(-1;22;-2\right)\).
    Phương trình mặt phẳng cần tìm là:
    -1.( x - 1) + 22( y - 1) - 2z = 0
    hay x - 22y + 2z + 21 = 0
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Viết phương trình mặt phẳng (P) song song với mặt phẳng x + y - z - 2 = 0 (Q) và cách nó một khoảng bằng \(\sqrt{3}\).
    • Có 2 mặt phẳng (P) thỏa mãn \(x+y-z+1=0\) và \(x+y-z-5=0\)
    • Có 1 mặt phẳng (P) thỏa mãn x + y - z + 1 = 0
    • Có 2 mặt phẳng (P) thỏa mãn x + y - z + 1 = 0 và x + y - z = 0
    • Có 1 mặt phẳng (P) thỏa mãn là x + y - z = 0
    Hướng dẫn giải:

    Mặt phẳng (P) song song với mặt phẳng x + y - z - 2 = 0 nên có phương trình
    x + y - z + m = 0.
    Lấy một điểm thuộc mặt phẳng (Q):
    Cho y = 0; z = 0 => x - 2 = 0 => x = 2
    Vậy M(2; 0; 0) thuộc mặt phẳng (Q)
    Ta có: \(d\left(M,\left(P\right)\right)=\frac{\left|2+0+0+m\right|}{\sqrt{1^2+1^2+\left(-1\right)^2}}=\sqrt{3}\)
    \(\Leftrightarrow\left[\begin{array}{nghiempt}m=1\\m=-5\end{array}\right.\)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Trong hệ tọa độ Oxyz cho hai mặt phẳng:
    ( P) x + 2y + 3z + 4 = 0 và
    ( Q ) 3x + 2y - z + 1 = 0.
    Viết phương trình mặt phẳng đi qua A ( 1; 1; 1) và vuông góc với hai mặt phẳng (P) và (Q).
    • x + 2y + 3z - 6 = 0
    • 3x + 2y - z - 4 = 0
    • 4x + 4y + 2z - 10 = 0
    • 4x - 5y + 2z - 1 = 0
    Hướng dẫn giải:

    Gọi mặt phẳng cần tìm là (R).
    Do (R) vuông góc với ( P ) và (Q) nên
    \(\overrightarrow{n_R}=\left[\overrightarrow{n_P},\overrightarrow{n_Q}\right]=\left[\left(1;2;3\right),\left(3;2;-1\right)\right]=\left(\left|\begin{matrix}2&3\\2&-1\end{matrix}\right|;\left|\begin{matrix}3&1\\-1&3\end{matrix}\right|;\left|\begin{matrix}1&2\\3&2\end{matrix}\right|\right)\)
    \(=\left(-8;10;-4\right)=-2.\left(4;-5;2\right)\)
    Mặt phẳng (R) đi qua A(1; 1; 1) và có vecto chỉ phương (4;-5;2) nên có phương trình là:
    4( x - 1 ) - 5(y - 1) + 2(z - 1) = 0 hay 4x - 5y + 2z - 1 = 0.