Tổng hợp lý thuyết và bài tập Sự đồng biến và nghịch biến của hàm số

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    A. Kiến Thức Cần Nhớ
    Định nghĩa 1: Cho K là một khoảng, một đoạn hoặc một nửa khoảng và \(f\) là hàm số xác định trên K.
    • Hàm số \(f\) gọi là đồng biến (hay tăng) trên K nếu ∀\(x_1,x_2\in K,\), \(x_1\) < \(x_2\) ⇒ \(f\left(x_1\right)\) < \(f\left(x_2\right)\)
    • Hàm số \(f\) gọi là nghịch biến (hay giảm) trên K nếu ∀\(x_1,x_2\in K,\), \(x_1\) < \(x_2\) ⇒ \(f\left(x_1\right)\) > \(f\left(x_2\right)\)
    Lưu ý.
    • Nếu một hàm số đồng biến trên K thì trên đó, đồ thị của nó đi lên;
    • Nếu một hàm số nghịch biến trên K thì trên đó, đồ thị của nó đi xuống.
    Định lý 1 : Cho hàm số y = \(f\left(x\right)\)) có đạo hàm trên khoảng I.
    • Nếu \(f'\left(x\right)\) > 0, ∀x ∈ I thì y = \(f\left(x\right)\) đồng biến trên I;
    • Nếu \(f'\left(x\right)\) < 0, ∀x ∈ I thì y = \(f\left(x\right)\) nghịch biến trên I;
    • Nếu \(f'\left(x\right)\) = 0, ∀x ∈ I thì y = \(f\left(x\right)\) không đổi trên I.
    Lưu ý.
    • Nếu \(f'\left(x\right)\) $\geq $ 0 , ∀x ∈ I và \(f'\left(x\right)\)= 0 tại hữu hạn điểm của I thì y = \(f\left(x\right)\) đồng biến trên I.
    • Khoảng I ở trên có thể được thay bởi một đoạn hoặc nửa khoảng với giả thiết bổ sung : "Hàm số y = \(f\left(x\right)\) liên tục trên đoạn hoặc nửa khoảng đó"

    B. Kỹ Năng Cơ Bản
    1. Tìm các khoảng đơn điệu của hàm số.

    • Tìm tập xác định.
    • Tính y'. Tìm các điểm tại đó y' bằng 0 hoặc không xác định.
    • Lập bảng biến thiên. Từ bảng biến thiên rút ra kết luận.
    2. Điều kiện để hàm số luôn đồng biến, nghịch biến.
    • Tìm tập xác định \(D_f\) .
    • Tính y' và chỉ ra \(y'\ge0\), ∀x ∈ \(D_f\) (hoặc \(y'\le0\), ∀x ∈ \(D_f\) ).

    C. Các dạng bài tập:
    Dạng 1:
    Ví dụ 1:
    Xét tính đơn điệu của hàm số :
    \(y=\frac{x^3}{3}-x^2-3x+2\)
    Bài giải :
    Tập xác định : \(D=R\)
    Ta có : \(y'=x^2-2x-3,y'=0\Leftrightarrow x^2-2x-3=0\Leftrightarrow x=-1;x=3\)
    Lập bảng biến thiên :
    bienthien.png
    Hàm số đồng biến trên mỗi khoảng \(\left(-\infty;-1\right)\) và \(\left(3;+\infty\right)\), nghịch biến trên \(\left(-1;3\right)\)
    Ví dụ 2: Chứng minh rằng hàm số \(f\left(x\right)=x+\cos^2x\) đồng biến trên R
    Bài giải :
    Tập xác định \(D=R\)
    Ta có \(f'\left(x\right)=1-\sin2x;f'\left(x\right)=0\Leftrightarrow\sin2x=1\Leftrightarrow x=\frac{\pi}{4}+k\pi,k\in Z\)
    Cách 1 : Hàm số \(f\) liên tục trên mỗi đoạn \(\left[\frac{\pi}{4}+k\pi;\frac{\pi}{4}+\left(k+1\right)\pi\right]\) và có đạo hàm \(f'\left(x\right)>0\) với mọi \(x\in\left[\frac{\pi}{4}+k\pi;\frac{\pi}{4}+\left(k+1\right)\pi\right],k\in Z\)
    Do đó hàm đồng biến trên mỗi đoạn \(x\in\left[\frac{\pi}{4}+k\pi;\frac{\pi}{4}+\left(k+1\right)\pi\right],k\in Z\)
    Vậy hàm đồng biến trên R
    Cách 2 : Vì \(f'\left(x\right)=0\) tại vô hạn điểm nên ta chưa kết luận được tính đơn điệu của hàm số
    Ta chứng minh hàm số nghịch biến theo định nghĩa.
    Với mọi \(x_1,x_2\in R,x_1\)<\(x_2\) khi đó sẽ tồn tại khoảng (a,b) chứa \(x_1,x_2\) ( chẳng hạn khoảng \(\left(x_1-1,x_2+1\right)\))
    Ta có \(f'\left(x\right)\ge0,\)với mọi \(x\in\left(a,b\right)\) và \(f'\left(x\right)=0\) có hữu hạn nghiệm trên (a,b). Do đó, hàm số đồng biến trên (a,b) suy ra \(f\left(x_1\right)>f\left(x_2\right)\)
    Ta đã chứng minh được mọi \(x_1,x_2\in R\) mà \(x_1\) <\(x_2\) thì \(f\left(x_1\right)>f\left(x_2\right)\)
    Hay hàm số đã cho đồng biến trên R
    Ví dụ 3: Tìm m để hàm số : \(y=x^3-3mx^2+3\left(2m+3\right)x+1\) nghịch biến trong khoảng \(\left(-\frac{1}{2};\frac{1}{2}\right)\)
    Bài giải :
    Tập xác định R
    Ta có \(y'=3x^2-6mx+3\left(2m-1\right)=3\left[x^2-2mx+\left(2m+3\right)\right]\)
    Hàm số nghịch biến trong khoảng \(\left(-\frac{1}{2};\frac{1}{2}\right)\) khi và chỉ khi \(y'\le0\), mọi \(x\in\left(-\frac{1}{2};\frac{1}{2}\right)\)
    hay \(f\left(x\right)=x^2-2mx+\left(2m+3\right)\le0\left(1\right)\)mọi \(x\in\left(-\frac{1}{2};\frac{1}{2}\right)\)
    Cách 1 : Ta có (1) \(\Leftrightarrow2m\left(x-1\right)\ge x^2+3\Leftrightarrow m\le\frac{x^2+3}{2x-2}\) với mọi \(x\in\left(-\frac{1}{2};\frac{1}{2}\right)\)
    Xét hàm số \(g\left(x\right)=\frac{x^2+3}{2x-2}\)\(x\in\left(-\frac{1}{2};\frac{1}{2}\right)\)
    \(g'\left(x\right)=\frac{2x\left(2x-2\right)-2\left(x^2+3\right)}{\left(2x-2\right)^2}=\frac{\left(x+1\right)\left(2x-6\right)}{\left(2x-2\right)^2}<0\) với mọi \(x\in\left(-\frac{1}{2};\frac{1}{2}\right)\)
    Bảng biến thiên :
    xg'(x)g(x)-1212-1312-134
    Từ bảng biến thiên suy ra \(m\le-\frac{13}{4}\) là giá trị cần tìm
    Cách 2 :
    Dễ thất nếu \(f\left(x\right)=0\) vô nghiệm hoặc có nghiệm kéo thì \(f\left(x\right)\ge0\) với mọi x, khi đó không có giá trị nào m thỏa mãn
    Phương trình \(f\left(x\right)=0\) có hai nghiệm phân biệt \(x_1,x_2\)
    \(x_1,x_2,\) (\(x_1\)<\(x_2\))\(\Leftrightarrow\Delta'>0\Leftrightarrow m^2-2m-2>0\) \(\Leftrightarrow m>3\) hoặc \(m<-1\)
    Khi đó \(f\left(x\right)\le0\), với mọi \(x\in\left(-\frac{1}{2};\frac{1}{2}\right)\)\(\Leftrightarrow\left(-\frac{1}{2};\frac{1}{2}\right)\subset\left[x_1;x_2\right]\Leftrightarrow x_1\le-\frac{1}{2}\)<\(\frac{1}{2}\le x_2\)
    \(\Leftrightarrow\begin{cases}\left(2x_1-1\right)\left(2x_2-1\right)\le0\\\left(2x_1+1\right)\left(2x_2+1\right)\le0\end{cases}\)
    \(\Leftrightarrow\begin{cases}4x_1x_2-2\left(x_1+x_1\right)+1\le0\\4x_1x_2+2\left(x_1+x_1\right)+1\le0\end{cases}\)
    Theo định lí Viet ta có : \(\begin{cases}x_1+x_2=2m\\x_1x_2=2m+3\end{cases}\) do đó \(\begin{cases}4\left(2m+3\right)-4m+1\le0\\4\left(2m+3\right)+4m+1\le0\end{cases}\)
    \(\Leftrightarrow m\le-\frac{13}{4}\)
    Vậy \(m\le-\frac{13}{4}\) là giá trị cần tìm.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hàm số $y=-x^{3}+3x^{2}-5$. Khẳng định nào dưới đây là đúng?
    • Hàm số đồng biến trên $(0;2)$, nghịch biến trên $(-\infty;0)$ và $(2;+\infty)$
    • Hàm số đồng biến trên $(-\infty;0)$ và $(2;+\infty)$, nghịch biến trên $(0;2)$
    • Hàm số đồng biến trên $(-1;2)$, nghịch biến trên $(-\infty;-1)$ và $(2;+\infty)$
    • Hàm số đồng biến trên $(-\infty;-1)$ và $(2;+\infty)$,nghịch biến trên $(-1;2)$
    Hướng dẫn giải:

    Tập xác định $D = R$
    Ta có $y' = -3x^{2}+6x = -3x(x-2)$
    $y' = 0 \Leftrightarrow x= 0; x=2$
    Bảng biến thiên
    bienthien.png
    Vậy hàm số đồng biến trên (0;2), nghịch biến trên $(--\infty;0)$ và $(2;+-\infty)$
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hàm số $y=(m^{2}-1)\frac{x^{3}}{3}+(m+1)x^{2}+3x+4$. Tìm $m$ để hàm số đồng biến trên $R$.
    • $m \leq -1$ hoặc $m\geq 2$
    • $m\leq -1$
    • $m\leq 2$
    • $m\geq 2$
    Hướng dẫn giải:

    \(y'=\left(m^2-1\right)x^2+2\left(m+1\right)x+3\)
    a) Xét \(m^2-1=0\) hay \(m=1\) hoặc \(m=-1\)
    - Với \(m=1\) thì \(y'=4x+3\). Ta có \(y'\ge0\) khi \(x\ge-\frac{3}{4}\) và \(y'< 0\) khi \(x< -\frac{3}{4}\). Tức là hàm số đồng biến trên [-3/4; \(+\infty\)) và nghịc biến trên (\(-\infty\);-3/4). Vậy với m = 1 không thỏa mãn
    - Với \(m=-1\) thì \(y'=3\). Ta có \(y'\ge0\) với mọi x nên hàm số luôn đồng biến trên tập số thực R. Vậy với m = -1 thỏa mãn.
    b) Xét \(m\ne\pm1\)
    Hàm số đồng biến trên R thì \(y'\ge0\) với mọi x.
    y' là tam thức bậc 2, để \(y'\ge0\) với mọi x thì điều kiện là: hệ số a > 0 và \(\Delta\le0\), hay là:
    \(\begin{cases}m^2-1>0\\\Delta'=\left(m+1\right)^2-3\left(m^2-1\right)\le0\end{cases}\)
    <=> \(\begin{cases}m< -1;m>1\\-m^2+m+2\le0\end{cases}\)
    <=> \(\begin{cases}m< -1;m>1\\\left(m-2\right)\left(m+1\right)\ge0\end{cases}\)
    <=> \(\begin{cases}m< -1;m>1\\m\le-1;m\ge2\end{cases}\)
    Biểu diễn các điều kiện trên trục số ta rút ra được \(m\in\left(-\infty;-1\right)\cup\)[2;+\(\infty\))
    bienthien.png
    Kết hợp với trường hợp b, ta kết luận: \(m\in\) (\(-\infty\); -1] \(\cup\) [2; +\(\infty\)).
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tìm m để hàm số $y=x^{3}- 3x^{2}+(m+1)x+4m$ nghịch biến trên $(-1; 1)$
    • $m \leq 10$
    • $m \leq -10$
    • $m \leq 2$
    • $-10 \leq m \leq 2$
    Hướng dẫn giải:

    \(y'=3x^2-6x+m+1\)
    Để y nghịch biến trên (-1; 1) thì \(y'\le0\) trên (-1 ; 1).
    Ta có y' là tam thức bậc hai có hệ số a dương, đồ thị là parabol có hướng lõm quay lên và đỉnh parabol có hoành độ bằng \(-\frac{b}{2a}=-\frac{-6}{2.3}=1\). Vậy để \(y'\le0\) trên (-1; 1) thì ta có điều kiện sau: (xem hình vẽ)
    01.png
    \(\begin{cases}y'\left(-1\right)\le0\\y'\left(1\right)\le0\end{cases}\)
    \(\Leftrightarrow\begin{cases}3.\left(-1\right)^2-6.\left(-1\right)+m+1\le0\\3.1^2-6.1+m+1\le0\end{cases}\)
    \(\Leftrightarrow\begin{cases}m+10\le0\\m-2\le0\end{cases}\)
    \(\Leftrightarrow\begin{cases}m\le-10\\m\le2\end{cases}\)
    \(\Leftrightarrow m\le-10\)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tìm $x$ để \(x^3-4x+3>0\) ?
    • \(x\in\left(-\infty;\frac{-1-\sqrt{13}}{2}\right)\cup\left(\frac{-1+\sqrt{13}}{2};\infty\right)\)
    • \(x>1\)
    • \(x\in\left(\frac{-1-\sqrt{13}}{2};1\right)\cup\left(\frac{-1+\sqrt{13}}{2};\infty\right)\)
    • \(x\in\left(\frac{-1-\sqrt{13}}{2};\frac{-1+\sqrt{13}}{2}\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    Đa thức vế trái có tổng các hệ số bằng 0 nên dễ thấy nó có nghiệm x = 1. Ta chia đa thức vế trái cho x - 1 để phân tích nó thành dạng \(\left(x-1\right)\left(ax^2+bx+c\right)\).
    01.png
    Vậy \(x^3-4x+3=\left(x-1\right)\left(x^2+x-3\right)\)
    Ta xét tiếp tam thức bậc hai \(x^2+x-3\) có hai nghiệm là \(\frac{-1-\sqrt{13}}{2};\frac{-1+\sqrt{13}}{2}\) . Suy ra
    \(x^2+x-3=\left(x-\frac{-1+\sqrt{13}}{2}\right)\left(x-\frac{-1-\sqrt{13}}{2}\right)\)
    \(\Rightarrow x^3-4x+3=\left(x-1\right)\left(x-\frac{-1+\sqrt{13}}{2}\right)\left(x-\frac{-1-\sqrt{13}}{2}\right)\)
    Ba nghiệm của đa thức sắp xếp từ bé đến lớn là: \(\frac{-1-\sqrt{13}}{2};1;\frac{-1+\sqrt{13}}{2}\)
    Vậy đa thức có dấu âm trong khoảng \(\left(-\infty;\frac{-1-\sqrt{13}}{2}\right)\) (vì cả ba thừa số đều âm); dương trong khoàng \(\left(\frac{-1-\sqrt{13}}{2};1\right)\); âm trong khoảng \(\left(1;\frac{-1+\sqrt{13}}{2}\right)\) , dương trong khoảng \(\left(\frac{-1+\sqrt{13}}{2};\infty\right)\)
    Vậy để đa thức dương thì \(x\in\left(\frac{-1-\sqrt{13}}{2};1\right)\cup\left(\frac{-1+\sqrt{13}}{2};\infty\right)\)
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m sao cho hàm số \(y=\frac{\tan x-2}{\tan x-m}\) đồng biến trên \(\left(0;\frac{\pi}{4}\right)\).
    • \(m\le0\) hoặc \(1\le m< 2\)
    • \(m\le0\)
    • \(1\le m< 2\)
    • \(m\ge2\)
    Hướng dẫn giải:

    \(y'=\frac{\left(\tan x-m\right)\frac{1}{\cos^2x}-\left(\tan x-2\right)\frac{1}{\cos^2x}}{\left(\tan x-m\right)^2}=\frac{2-m}{\cos^2x\left(\tan x-m\right)^2}\)
    Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left(0;\frac{\pi}{4}\right)\) khi hàm số xác định và \(y'>0\) trên \(\left(0;\frac{\pi}{4}\right)\).
    Để \(y'>0\Rightarrow2-m>0\Leftrightarrow m< 2\)
    Để hàm số xác định trên \(\left(0;\frac{\pi}{4}\right)\) thì \(\tan x\ne m\). Ta có \(0< \tan x< 1\) với \(0< x< \frac{\pi}{4}\) nên ta phải có: \(m\le0\) hoặc \(m\ge1\).
    Kết hợp với \(y'>0\) thì điều kiện là: \(m\le0\) hoặc \(1\le m< 2\).
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hàm số \(y=a\sin x+b\cos x+x\). Tìm hệ thức liên quan giữa a và b để hàm số luôn luôn đồng biến trên R.
    • \(\begin{cases}a^2+b^2< 1\\a>1\end{cases}\)
    • \(0\le a^2+b^2\le1\)
    • \(\begin{cases}a^2+b^2>1\\a< 1\end{cases}\)
    • \(\begin{cases}a^2+b^2\ge1\\a>1\end{cases}\)
    Hướng dẫn giải:

    Xét 2 trường hợp sau:
    - TH1 a = b = 0, khi đó y = x là hàm luôn đồng biến.
    - TH2: \(a\ne0\) hoặc \(b\ne0\)
    \(y'=a\cos x-b\sin x+1\)
    \(=\left[\frac{a}{\sqrt{a^2+b^2}}\cos x-\frac{b}{\sqrt{a^2+b^2}}\sin x+\frac{1}{\sqrt{a^2+b^2}}\right]\sqrt{a^2+b^2}\)
    \(=\left[\cos\phi.\cos x-\sin\phi.\sin x+\frac{1}{\sqrt{a^2+b^2}}\right]\sqrt{a^2+b^2}\)
    (với góc \(\phi\) thỏa mãn \(\cos\phi=\frac{a}{\sqrt{a^2+b^2}};\sin\phi=\frac{b}{\sqrt{a^2+b^2}}\))
    \(=\left[\cos\left(x+\phi\right)+\frac{1}{\sqrt{a^2+b^2}}\right]\sqrt{a^2+b^2}\)
    Để hàm số đồng biến với mọi x thì \(y'\ge0\) với mọi x, hay là:
    \(\cos\left(x+\phi\right)+\frac{1}{\sqrt{a^2+b^2}}\ge0\) với mọi x
    \(\Leftrightarrow\cos\left(x+\phi\right)\ge\frac{-1}{\sqrt{a^2+b^2}}\) với mọi x
    \(\Leftrightarrow-1\ge\frac{-1}{\sqrt{a^2+b^2}}\) (vì \(\cos\left(x+\phi\right)\in\left[-1;1\right]\))
    \(\Leftrightarrow1\le\frac{1}{\sqrt{a^2+b^2}}\)
    \(\Leftrightarrow\sqrt{a^2+b^2}\le1\)
    \(\Leftrightarrow a^2+b^2\le1\), đối chiếu với trường hợp đang xét ta có: \(0\ne a^2+b^2\le1\)
    Tổng hợp cả hai trường hợp ta có: \(0\le a^2+b^2\le1\)
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tìm m để hàm số \(y=\left(m-3\right)x-\left(2m+1\right)\cos x\) nghịch biến trên tập xác định.
    • \(m< 3\)
    • \(\frac{2}{3}< m< 3\)
    • \(m< -4\) hoặc \(m>3\)
    • \(-4\le m\le\frac{2}{3}\)
    Hướng dẫn giải:

    Tập xác định của y là \(\mathbb{R}\).
    \(y'=m-3+\left(2m+1\right)\sin x\)
    - Xét trường hợp 2m + 1 = 0, hay \(m=-\frac{1}{2}\), khi đó \(y=-\frac{7}{2}x\) là hàm giảm trên \(\mathbb{R}\), thỏa mãn yêu cầu bài toán.
    - Xét trường hợp 2m + 1 > 0, hay \(m>-\frac{1}{2}\), để hàm số giảm trên \(\mathbb{R}\) thì \(y'\le0\) với mọi x, điều kiện là:
    \(m-3+\left(2m+1\right)\sin x\le0\) với mọi x
    \(\Leftrightarrow\left(2m+1\right)\sin x\le3-m\) với mọi x
    \(\Leftrightarrow\sin x\le\frac{3-m}{2m+1}\) với mọi x (vì đang xét 2m+1>0)
    \(\Leftrightarrow1\le\frac{3-m}{2m+1}\) (vì \(\sin x\le1\))
    \(\Leftrightarrow2m+1\le3-m\)
    \(\Leftrightarrow m\le\frac{2}{3}\)
    Kết hợp với điệu kiện đang xét ta có: \(-\frac{1}{2}< m\le\frac{2}{3}\)
    - Xét trường hợp 2m + 1 < 0, hay \(m< -\frac{1}{2}\), tương tự trên, để \(y'\le0\) với mọi x thì:
    \(m-3+\left(2m+1\right)\sin x\le0\) với mọi x
    \(\Leftrightarrow\sin x\ge\frac{3-m}{2m+1}\) với mọi x (chú ý ta đang xét 2m+1 <0)
    \(\Leftrightarrow-1\ge\frac{3-m}{2m+1}\) (do \(\sin x\ge-1\))
    \(\Leftrightarrow-\left(2m+1\right)\le3-m\)
    \(\Leftrightarrow m\ge-4\)
    Kết hợp với trường hợp đang xét ta có: \(-4\le m< -\frac{1}{2}\)
    Tổng hợp ba trường hợp ta có: \(-4\le m\le\frac{2}{3}\)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Để hàm số \(y=-\frac{x^3}{3}+\left(a-1\right)x^2+\left(a+3\right)x-4\) đồng biến trong khoảng (0,3) thì giá trị cần tìm của tham số a là :
    • \(a>-3\)
    • \(-3< a< \frac{12}{7}\)
    • \(a\ge\dfrac{12}{7}\)
    • \(a< -3\)
    Hướng dẫn giải:

    \(y=-\frac{x^3}{3}+\left(a-1\right)x^2+\left(a+3\right)x-4\)
    \(\Rightarrow y'=-x^2+2\left(a-1\right)x+a+3\)
    \(\Leftrightarrow y'=-x^2+4+\left(a-1\right)\left(2x+1\right)\)
    Để hàm đồng biến trên khoảng \((0;3)\) thì \(y'=-x^2+4+(a-1)(2x+1)\geq 0\forall x\in (0;3)\)
    \(\Leftrightarrow (a-1)(2x+1)\geq x^2-4\)
    Vì \(x\in (0;3)\Rightarrow 2x+1>0\), do đó điều trên tương đương với \(a-1\geq \frac{x^2-4}{2x+1}\)
    \(\Leftrightarrow a\geq \frac{x^2-4}{2x+1}+1\Leftrightarrow a\geq \max (\frac{x^2-4}{2x+1}+1)\) (1)
    Xét hàm \(y=\frac{x^2-4}{2x+1}+1 \Rightarrow y'=\frac{2(x^2+x+4)}{(2x+1)^2}>0\) nên hàm đồng biến
    Do đó với \(x\in (0;3)\Rightarrow \frac{x^2-4}{2x+1}+1\in \left(\frac{0-4}{2.0+1}+1;\frac{3^2-4}{2.3+1}+1\right)\)
    \(\Leftrightarrow \frac{x^2-4}{2x+1}+1\in (-3;\frac{12}{7})\) (2)
    Từ \((1);(2)\Rightarrow a\geq \frac{12}{7}\)