Tổng hợp lý thuyết và bài tập Tính lồi lõm và điểm uốn của đồ thị hàm số

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    I. Khái niệm cung lồi, cung lõm và điểm uốn

    Cho đồ thị ACB của hàm số y = f(x) như hình dưới, giả sử đồ thị có tiếp tuyến tại mọi điểm.
    01.png
    • f''(x) < 0 với mọi x thuộc (a,c): hàm số lồi trên (a,c)
    • f''(x) > 0 với mọi x thuộc (c,b): hàm số lõm trên (c,b)
    • f''(x) đổi dấu khi x đi qua c: hàm số có điểm uốn tại x = c
    Cung lồi: Tại mọi điểm của cung AC, tiếp tuyến luôn nằm bên trên cung, khi đó ta nói cung AC là một cung lồi. Khoảng [a, c] ứng vưới cung lồi AC gọi là khoảng lồi của đồ thị (với a là hoành độ điểm A, c là hoành độ điểm C)
    Cung lõm: Trên cung CB, mọi tiếp tuyến đều nằm dưới đồ thị, khi đó CB được gọi là cung lõm và đoạn [c, b] là khoảng lõm của đồ thị.
    Điểm uốn: điểm chuyển tiếp giữa cung lồi và cung lõm (từ lồi chuyển sang lõm hoặc từ lõm chuyển sang lồi) gọi là điểm uốn của đồ thị. Điểm C là điểm uốn.
    II. Dấu hiệu và cách tìm khoảng lồi, khoảng lõm và điểm uốn

    Định lý: Cho hàm số y = f(x) có đạo hàm cấp hai trên khoảng (a; b).
    - Nếu f''(x) < 0 với mọi \(x\in\left(a;b\right)\) thì đồ thị của hàm số lồi trên khoảng đó
    - Nếu f''(x) > 0 với mọi \(x\in\left(a;b\right)\) thì đồ thị của hàm số lõm trên khoảng đó
    - Nếu f''(x) đổi dấu khi x đi qua \(x_0\) thì điểm \(M_0\left(x_0;f\left(x_0\right)\right)\) là điểm uốn của đồ thị hàm số
    III. Ví dụ

    Ví dụ 1: Tìm các khoảng lồi, lõm và điểm uốn của các đồ thị hàm số
    a) \(y=x^5\)
    b) \(y=-\sin x\) trên đoạn \(\left[0;2\pi\right]\)
    Giải:
    a) Tập xác định \(\mathbb{R}\), ta có: \(y'=5x^4\); \(y''=20x^3\), bảng xét dấu \(y''\)
    02.png
    Vậy đồ thị hàm số lồi trên \(\left(-\infty;0\right)\), lõm trên khoảng \(\left(0;+\infty\right)\) và điểm (0; 0) là điểm uốn của đồ thị (xem hình vẽ dưới)
    03.png
    b) Ta có \(y'=-\cos x\) ; \(y''=\sin x\), bảng xét dấu \(y''\) trên \(\left(0;2\pi\right)\)
    04.png
    Vậy hàm số \(y=-\sin x\) lõm trên \(\left(0;\frac{\pi}{2}\right)\) , lồi trên \(\left(\frac{\pi}{2};2\pi\right)\). Điểm \(\left(\frac{\pi}{2};0\right)\) là điểm uốn của đồ thị (xem đồ thị phía dưới)
    05.png
    Ví dụ 2: Tìm các khoảng lồi, lõm của đồ thị \(y=\frac{x+1}{x-1}\)
    Giải: Tập xác định: \(\mathbb{R}\backslash\left\{1\right\}\)
    Ta có: \(y'=-\frac{2}{\left(x-1\right)^2}\) ; \(y'=\frac{4}{\left(x-1\right)^3}\)
    Bảng xét dấu của y'':
    06.png
    Đồ thị hàm số lồi trên \(\left(-\infty;1\right)\) và lõm trên \(\left(1;+\infty\right)\) (xem đồ thị phía dưới)
    07.png
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đồ thị của hàm số \(y=\frac{\left(x+1\right)^3}{x^2-x+1}\) có 3 điểm uốn. Tọa độ của cá điểm uốn này là :
    • \(\left(-1;0\right),\left(2;9\right),\left(\frac{1}{2};\frac{9}{2}\right)\)
    • \(\left(1;2\right),\left(2;-9\right),\left(\frac{1}{2};-\frac{9}{2}\right)\)
    • \(\left(0;1\right),\left(-2;-9\right),\left(-\frac{1}{2};-\frac{9}{2}\right)\)
    • \(\left(-2;1\right),\left(1;-2\right),\left(-\frac{1}{2};\frac{9}{2}\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    01.jpg
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đồ thị của hàm số \(y=\frac{x^2+3x+2}{x^2+x+1}\) có 3 điểm uốn. Tọa độ 3 điểm uốn này là :
    • \(\left(\frac{1}{2};\frac{1}{3}\right);\left(1;-2\right):\left(2;0\right)\)
    • \(\left(-\frac{1}{2};\frac{1}{3}\right);\left(-1;2\right):\left(-2;1\right)\)
    • \(\left(-\frac{1}{2};-\frac{1}{3}\right);\left(1;2\right):\left(-2;0\right)\)
    • \(\left(\frac{1}{2};-\frac{1}{3}\right);\left(-1;-2\right):\left(2;1\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    01.jpg
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪