Trắc Nghiệm Chuyên Đề Nguyên Hàm, Tích Phân Và ứng Dụng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 1:
    Người ta dự định trồng hoa trang trí trên một mảnh đất hình tròn bằng hai loại hoa hồng và hoa lan. Phần hoa hồng trồng trong hình elip cùng tâm với hình tròn, phần còn lại trồng hoa lan (như hình vẽ). Biết rằng phần đất elip có độ dài trục lớn bằng 8m và trục bé bằng 6m. Tính diện tích trồng hoa lan.

    [​IMG]
    • A. \(16\pi \,\,({m^2})\)
    • B. \(4\pi ({m^2})\)
    • C. \(6\pi \,\,({m^2})\)
    • D. \(10\pi \,\,({m^2})\)
    Xét hệ trục toạ độ Oxy sao cho elip có phương trình chính tắc là:

    \(\frac{{{x^2}}}{{16}} + \frac{{{y^2}}}{9} = 1 \Rightarrow y = \pm 3\sqrt {1 - \frac{{{x^2}}}{{16}}} .\)

    Diện tích trồng hoa là: \(S = 2\int\limits_{ - 4}^4 3 \sqrt {1 - \frac{{{x^2}}}{{16}}} dx.\)

    Đặt x = 4 sin t

    Đổi cận x = -4 sao cho \(t = - \frac{\pi }{2};x = 4\) sao cho \(t = \frac{\pi }{2}\)

    Khi đó: \(dx = 4\cos t\,dt;\,\sqrt {1 - \frac{{{x^2}}}{{16}}} = c{\rm{ost}}{\rm{.}}\)

    \(S = \int\limits_{ - \frac{\pi }{2}}^{\frac{\pi }{2}} {24\,c{\rm{o}}{{\rm{s}}^2}} t\,dt = \int\limits_{ - \frac{\pi }{2}}^{\frac{\pi }{2}} {12(1 + c{\rm{os}}2t} )dt = \left. {12\left( {t + \frac{{\sin 2t}}{2}} \right)} \right|_{ - \frac{\pi }{2}}^{\frac{\pi }{2}} = 12\pi \,\,({m^2}).\)

    Diện tích mảnh đất hình tròn là: \(\pi {.4^2} = 16\pi \,\,({m^2}).\)

    Vậy diện tích đất trồng lan là: \(16\pi \, - \,12\pi = 4\pi \,({m^2})\)
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 2:
    Cho hàm số y=f(x) thoả mãn \(\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}}\,f(x)dx = f(0) = 1.} \) Tính \(\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {{\rm{cosx}}\,f'(x)dx.} \)
    • A. I=1
    • B. I=-1
    • C. I=0
    • D. I=2
    Đặt \(u = c{\rm{osx;}}\,\,{\rm{v = f(x)}}{\rm{.}}\)

    \(I = \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {{\rm{cos}}} x.f'(x)dx = \left. {c{\rm{os}}x.f(x)} \right|_0^{\frac{\pi }{2}} - \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {( - {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx)}}{\rm{.f(x)dx}}} \)

    \( = - f(0) + \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}}.f(x)dx = - 1 + 1 = 0} \)
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 3:
    Tính tích phân: \(I = \int\limits_0^1 {(x + 1).{e^{ - x}}} dx.\)
    • A. \( - \frac{1}{e}\)
    • B. \(2 - \frac{3}{e}\)
    • C. \( - \frac{3}{e}\)
    • D. \(2 - \frac{1}{e}\)
    Sử dụng máy tính cầm tay ta được kết quả, sau đó so sánh với các phương án suy ra đáp án đúng của bài toán.

    Hoặc dùng phương pháp tích phân từng phần suy ra kế quả.

    (Đặt \(\left\{ \begin{array}{l}u = x + 1\\dv = {e^{ - x}}dx\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}du = dx\\v = - {e^{ - x}}\end{array} \right.\) )
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 4:
    Cho đồ thị hàm số y = f(x) và y = g(x) như hình vẽ. Tính diện tích phần được tô màu trong hình.

    [​IMG]
    • A. \(\int\limits_0^4 {|f(x) + g(x)|dx.} \)
    • B. \(\int\limits_0^4 {|f(x) - g(x)|dx.} \)
    • C. \(\int\limits_0^3 {g(x)dx + \int\limits_3^4 {f(x)dx.} } \)
    • D. \(\int\limits_0^3 {f(x)dx + \int\limits_3^4 {g(x)dx.} } \)
    Diện tích phần được tô màu trong hình là:

    \(\int\limits_0^3 {|g(x)|dx + \int\limits_3^4 {|f(x)|dx} } = \int\limits_0^3 {g(x)dx + \int\limits_3^4 {f(x)dx.} } \)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 8:
    Thể tích khối tròn xoay do hình phẳng giới hạn bởi đường \(x = 0,{\rm{ }}x = 1,y = \frac{1}{{{x^2} + 1}},y = 0,\) quay quanh trục hoành là \(\frac{\pi }{4} + b{\pi ^2}.\) Tìm giá trị của b.
    • A. \(\frac{1}{{10}}\)
    • B. \(\frac{1}{2}\)
    • C. \(\frac{1}{8}\)
    • D. \(\frac{1}{4}\)
    Thể tích của vật thể là: \(V = \pi \int\limits_0^1 {{{\left( {\frac{1}{{{x^2} + 1}}} \right)}^2}} dx\)

    Đặt \(x = \tan u\left( {u \ne \frac{\pi }{2} + k\pi } \right) \Rightarrow dx = ({\tan ^2}u + 1)du\)

    Đổi cận: x=0 sao cho u=0, x=1 sao cho \(u = \frac{\pi }{4}\)

    Khi đó:

    \(V = \pi \int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {\frac{1}{{{{({{\tan }^2}u + 1)}^2}}}} .({\tan ^2}u + 1)du = \pi \int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {\frac{1}{{{{\tan }^2}u + 1}}} du\)

    \( = \pi \int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {{\rm{co}}{{\rm{s}}^2}} udu = \pi \int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {\frac{{{\rm{cos2u + 1}}}}{2}} du = \left. {\pi \left( {\frac{{\sin 2u}}{4} + \frac{u}{2}} \right)} \right|_0^{\frac{\pi }{4}} = \frac{\pi }{4} + \frac{{{\pi ^2}}}{8}.\)

    Vậy giá trị của b là \(\frac{1}{8}\)
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 9:
    Cho hàm số y=f(x) với f(0)=f(1)=1. Biết rằng:

    \(\int\limits_0^1 {{e^x}} \left[ {f(x) + f'(x)} \right]dx = ae + b.\)

    Tính \(Q = {a^{2017}} + {b^{2017}}.\)
    • A. Q=0
    • B. Q=2
    • C. Q=1
    • D. Q=-2
    Đặt \(u = {e^x};v = f(x)\) thì \(\int\limits_0^1 {u.v'dx + } \int\limits_0^1 {v.u'dx = \left. {(u.v)} \right|_0^1} \)

    \( \Rightarrow \int\limits_0^1 {{e^x}} .f'(x)dx + \int\limits_0^1 {{e^x}} .f(x)dx = \left. {\left[ {{e^x}.f(x)} \right]} \right|_0^1\)

    \( \Rightarrow \int\limits_0^1 {{e^x}} \left[ {f(x) + f'(x)} \right]dx = e.f(1) - f(0) = e - 1.\)

    Do đó \(a = 1;{\rm{ }}b = - 1 \Rightarrow Q = 0\)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 10:
    Một vật chuyển động với vận tốc v(t) (m/s) có gia tốc \(a(t) = 6{t^2} + t\,\,(m/{s^2}).\) Vận tốc ban đầu của vật là 3m/s. Tính vận tốc vật sau 2 giây.
    • A. 21(m/s)
    • B. 25(m/s)
    • C. 12 (m/s)
    • D. 15(m/s)
    Ta có: \(v(t) = \int a (t)dt = \int {(6{t^2}} + t)dt = 2{t^3} + \frac{1}{2}{t^2} + C.\)

    Theo đề bài \(v\left( 0 \right) = 3 \Leftrightarrow C = 3.\)

    Do đó: \(v(t) = 2{t^3} + \frac{1}{2}{t^2} + 3.\)

    Vận tốc của vật sau 2 giây là: \(v(2) = {2.2^3} + \frac{1}{3}{.2^2} + 3 = 21\,\,(m/s)\)