Trắc Nghiệm Chuyên Đề Phương Trình, Bất Phương Trình Logarit

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 1:
    Cho hàm số \(f(x) = \frac{{{3^x}}}{{{2^{x - 1}}}}.\) Hỏi khẳng định nào sau đây là sai?
    • A. \(f(x) > 1 \Leftrightarrow x > (x - 1){\log _3}2.\)
    • B. \(f(x) > 1 \Leftrightarrow \frac{x}{{1 + {{\log }_3}2}} > \frac{{x - 1}}{{1 + {{\log }_2}3}}.\)
    • C. \(f(x) > 1 \Leftrightarrow x\ln 3 > (x - 1)\ln 2.\)
    • D. \(f(x) > 1 \Leftrightarrow x{\log _{\frac{1}{5}}}3 > (x - 1){\log _5}2.\)
    Xét hàm số \(f(x) = \frac{{{3^x}}}{{{2^{x - 1}}}}.\)

    Tập xác định: \(D = \mathbb{R}.\)

    \(f(x) > 1 \Leftrightarrow \frac{{{3^x}}}{{{2^{x - 1}}}} > 1 \Leftrightarrow {3^x} > {2^{x - 1}}\,\,(1)\)

    + Lấy logarit cơ số 3 cả hai vế của (1) ta được: \({\log _3}{3^x} > {\log _3}{2^{x - 1}}\)

    \( \Leftrightarrow x > (x - 1){\log _3}2.\) Suy ra phương án A đúng.

    + Lấy logarit cơ số 2 cả hai vế của (1) ta được:

    \({\log _2}{3^x} > {\log _2}{2^{x - 1}} \Leftrightarrow x{\log _2}3 > (x - 1) \Leftrightarrow \frac{{x{{\log }_2}3}}{{1 + {{\log }_2}3}} > \frac{{x - 1}}{{1 + {{\log }_2}3}}\)

    \( \Leftrightarrow \frac{x}{{1 + {{\log }_3}2}} > \frac{{x - 1}}{{1 + {{\log }_2}3}}.\) Suy ra phương án B đúng

    + Lấy logarit cơ số e cả hai vế của (1) ta được:

    \(\ln {3^x} > \ln {2^{x - 1}} \Leftrightarrow x\ln 3 > (x - 1)\ln 2\)

    Suy ra phương án C đúng.

    + Lấy logarit cơ số 5 cả hai vế của (1) ta được:

    \(\begin{array}{l}{\log _5}{3^x} > \log {2^{x - 1}}\\ \Leftrightarrow x{\log _5}3 > (x - 1){\log _5}2.\end{array}\)

    Vậy trong các phương án đưa ra, khẳng định sai cần chọn là:

    \(f(x) > 1 \Leftrightarrow x{\log _{\frac{1}{5}}}3 > (x - 1){\log _5}2.\)
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 3:
    Tìm tập xác định của hàm số \(y = \frac{{\ln (7x + 8)}}{{\sqrt {1 - x} }}.\)
    • A. \(D = \left( {\frac{{ - 8}}{7}; + \infty } \right)\)
    • B. \(D = ( - \infty ;1).\)
    • C. \(D = \left( {\frac{{ - 8}}{7};1} \right]\)
    • D. \(D = \left( {\frac{{ - 8}}{7};1} \right)\)
    Điều kiện: \(\left\{ \begin{array}{l}1 - x > 0\\7x + 8 > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x < 1\\x > - \frac{8}{7}\end{array} \right.\)

    Tập xác định là: \(D = \left( {\frac{{ - 8}}{7};1} \right)\)
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 4:
    Xét các mệnh đề:

    \(\begin{array}{l}(I)\,\,{\log _3}7.lo{g_2}5.{\log _{\sqrt {27} }}4.lo{g_{\frac{1}{2}}}\sqrt[5]{{47}} < 0\\(II)\,\,{\log _a}18.{\log _{{a^2}}}\sqrt[3]{{20}}.{\log _{{a^3}}}1 > 0\,\,\,(0 < a \ne 1).\end{array}\)

    Mệnh đề nào dưới đây đúng?
    • A. (I) đúng, (II) sai.
    • B. (I) sai, (II) đúng
    • C. Cả (I) và (II) đúng.
    • D. Cả (I) và (II) sai.
    Mấu chốt của bài toán này là ta để ý ngay mệnh đề (II) có: \({\log _{{a^3}}}1 = \frac{1}{3}{\log _a}1 = 0\)

    Nên \({\log _a}18.{\log _{{a^2}}}\sqrt[3]{{20}}.{\log _{{a^3}}}1 = 0\,\,(0 < a \ne 1).\) Suy ra mệnh đề (II) sai.

    Từ đó ta loại được 2 phương án B và C.

    Ở mệnh đề (I) ta quy xét dấu của tích về xét dấu của từng thừa số. Cụ thể: \({\log _3}7 > 0;lo{g_2}5 > 0;lo{g_{\sqrt {27} }}4 = \frac{2}{3}{\log _3}4 > 0;lo{g_{\frac{1}{2}}}\sqrt[5]{{47}} = - \frac{1}{5}{\log _2}47 < 0\)

    \( \Rightarrow {\log _3}7.lo{g_2}5.lo{g_{\sqrt {27} }}4.lo{g_{\frac{1}{2}}}\sqrt[5]{{47}} < 0 \Rightarrow \) (I) đúng.

    Vậy mệnh đề đúng là: (I) đúng, (II) sai.
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 7:
    Tìm tập nghiệm T của bất phương trình \({\log _\pi }(3x - 4) > {\log _\pi }(x - 1).\)
    • A. \(T = \left( {\frac{3}{2}; + \infty } \right
    • B. \(T = \left( {1;\frac{3}{2}} \right)\)
    • C. \(T = (1; + \infty )\)
    • D. \(T = \left( {\frac{4}{3};\frac{3}{2}} \right)\)
    \({\log _\pi }(3x - 4) > {\log _\pi }(x - 1) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}3x - 4 > x - 1\\x - 1 > 0\end{array} \right.\,\,\,(Vi\,\pi \, > \,1)\)

    \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2x > 3\\x > 1\end{array} \right. \Leftrightarrow x > \frac{3}{2}.\)

    Vậy tập nghiệm của bất phương trình là \(T = \left( {\frac{3}{2}; + \infty } \right)\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 8:
    Trong bốn đồ thị hàm số ở hình vẽ dưới đây có đồ thị của hàm số luỹ thừa \(y = {x^{\frac{{\sqrt 2 }}{2}}}.\) Hãy cho biết đồ thị hàm số \(y = {x^{\frac{{\sqrt 2 }}{2}}}\) là hình nào?

    [​IMG]
    • A. Hình 1
    • B. Hình 2
    • C. Hình 3
    • D. Hình 4
    Ta có hàm số \(y = {x^{\frac{{\sqrt 2 }}{2}}}\) có tập xác định là \((0; + \infty )\) do đó đồ thị hàm số chỉ có thể có dạng ở Hình 1 hoặc Hình 4.

    Mặt khác \(0 < \frac{{\sqrt 2 }}{2} < 1\) nên “Hình 4” chính là đồ thị của hàm số \(y = {x^{\frac{{\sqrt 2 }}{2}}}\)
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 10:
    Với điều kiện các biểu thức trong các khẳng định sau có nghĩa. Chọn khẳng định đúng.
    • A. \({\log _{xa}}(xb) = \frac{{{{\log }_b}a + {{\log }_b}x}}{{1 + {{\log }_b}x}}\)
    • B. \({\log _{xa}}(xb) = \frac{{1 + {{\log }_a}x}}{{{{\log }_a}b + {{\log }_a}x}}\)
    • C. \({\log _{xa}}(xb) = \frac{{{{\log }_a}b + {{\log }_a}x}}{{1 + {{\log }_a}x}}\)
    • D. \({\log _{xa}}(xb) = \frac{{1 + {{\log }_a}x}}{{1 + \log bx}}\)
    Ta có: \({\log _{ax}}(bx) = \frac{{{{\log }_a}(bx)}}{{{{\log }_a}(ax)}} = \frac{{{{\log }_a}b + {{\log }_a}x}}{{1 + {{\log }_a}x}}\)

    \( \Rightarrow {\log _{xa}}(xb) = \frac{{{{\log }_a}b + {{\log }_a}x}}{{1 + {{\log }_a}x}}\)