Trắc Nghiệm Chuyên Đề Phương Trình, Bất Phương Trình Mũ

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 1:
    Số lượng của một loài vi khuẩn sau t (giờ) được ước tính theo công thức \(Q = {Q_0}.{e^{0,195t}},{Q_0}\) là số lượng vi khuẩn ban đầu. Nếu số lượng vi khuẩn ban đầu là 5000 con thì sau khoảng bao lâu có 100 000 con?
    • A. 24(giờ)
    • B. 15,36(giờ)
    • C. 3,55(giờ)
    • D. 20(giờ)
    \(Q = {Q_0}.{e^{0,195t}}.\)

    Thay \({Q_0} = 5000;Q = 100\,\,000\) vào ta được:

    \(\begin{array}{l}100\,\,000 = 5000.{e^{0,195t}}\\ \Leftrightarrow {e^{0,195t}} = 20\\ \Leftrightarrow 0,195t = \ln 20\\ \Leftrightarrow t = \frac{{\ln 20}}{{0,195}} \approx 15,36.\end{array}\)

    Vậy sau khoảng 15,36 giờ thì số lượng vi khuẩn có 100 000 con.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 2:
    Cho phương trình \({3^{{x^2} + 6x - 27}} = - {x^2} + 6x - 9.\) Khẳng định nào sau đây là đúng?
    • A. Phương trình vô nghiệm
    • B. Phương trình có 1 nghiệm
    • C. Phương trình có 2 nghiệm
    • D. Phương trình vô số nghiệm
    Xét phương trình: \({3^{{x^2} + 6x - 27}} = - {x^2} + 6x - 9.\)

    Ta có: \( - {x^2} + 6x - 9 = - ({x^2} - 6x + 9) = - {(x - 3)^2} \le 0,\,\,\forall x \in \mathbb{R}.\)

    \({3^{{x^2} + 6x - 27}} > 0,\,\,\forall x \in \mathbb{R}.\)

    Vậy phương trình đã cho vô nghiệm

    Nhận xét: Học sinh có thể nhầm lẫn với việc \({3^0} = 0\) từ đó dẫn đến nhầm lẫn phương trình có một nghiệm x = 3.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 4:
    Tìm tập nghiệm T của bất phương trình \({\left( {\frac{7}{3}} \right)^{4{x^2} - 5x}} < \frac{3}{7}.\)
    • A. \(T = \left( { - \infty ;\frac{1}{4}} \right) \cup (1; + \infty )\)
    • B. \(T = ( - \infty ;1)\)
    • C. \(T = \left( {\frac{1}{4};1} \right)\)
    • D. \(T = \left( { - 1; - \frac{1}{4}} \right).\)
    \({\left( {\frac{7}{3}} \right)^{4{x^2} - 5x}} < \frac{3}{7} \Leftrightarrow {\left( {\frac{7}{3}} \right)^{4{x^2} - 5x}} < {\left( {\frac{7}{3}} \right)^{ - 1}} \Leftrightarrow 4{x^2} - 5x < - 1\)

    \( \Leftrightarrow 4{x^2} - 5x + 1 < 0 \Leftrightarrow \frac{1}{4} < x < 1.\)

    Vậy tập nghiệm của bất phương trình là \(T = \left( {\frac{1}{4};1} \right)\)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 5:
    Đồ thị hàm số \(y = {(x - 1)^\alpha }\) luôn đi qua điểm nào với mọi \(\alpha \in \mathbb{R}?\)
    • A. A(2;1)
    • B. B(1;1)
    • C. C(1;0)
    • D. D(3;2)
    Để hàm số \(y = {(x - 1)^\alpha }\) luôn đi qua một điểm với mọi giá trị của \(\alpha \in \mathbb{R}\)thì:

    \(x - 1 = 1 \Rightarrow x = 2 \Rightarrow y = {1^\alpha } = 1,\forall \alpha \in \mathbb{R}.\)

    Vậy đồ thị hàm số luôn đi qua điểm A(2;1) với mọi \(\alpha \in \mathbb{R}\).
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 6:
    Một người gửi tiết kiệm với lãi suất 8,4 %/năm và tiền lãi hàng năm được nhập vào vốn. Hỏi sau bao nhiêu năm người đó thu được số tiền gấp 3 lần số tiền ban đầu?
    • A. 10 (năm)
    • B. 12 (năm)
    • C. 13 (năm)
    • D. 14 (năm)
    Gọi số tiền gửi ban đầu là P. Sau n năm số tiền thu được là:

    \({P_n} = P{(1 + 0,084)^n} = P.{(1,084)^n}\)

    Để \({P_n} = 3P\) thì \(P.{(1,084)^n} = 3P \Leftrightarrow n = {\log _{1,084}}3 \approx 13,62.\)

    Vì n là số tự nhiên nên chọn n=14.

    Vậy muốn thu được số tiền gấp ba lần số tiền ban đầu thì người đó phải gửi tiền tiết kiệm sau 14 năm.
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 7:
    Bác Hoàng gửi 15 triệu đồng vào ngân hàng theo thể thức lãi kép kì hạn 1 năm với lãi suất \(8\% \) /năm. Hỏi sau bao nhiêu năm, bác Hoàng sẽ có ít nhất 50 triệu đồng từ số tiền gửi ban đầu (giả sử lãi suất không thay đổi)
    • A. 13 năm
    • B. 14 năm
    • C. 15 năm
    • D. 16 năm
    Sau năm thứ nhất, bác Hoàng có số tiền lãi là: 15.0,08 (triệu đồng)

    Sau năm thứ nhất, bác Hoàng có số tiền cả vốn lẫn lãi là:

    15+15.0,08=15(1+0,08) (triệu đồng)

    Sau năm thứ hai, bác Hoàng có cả số vốn lẫn lãi là:

    \(15.{\rm{ }}\left( {1 + 0,08} \right){\rm{ }} + 15.\left( {1 + 0,08} \right).0,08 = 15{\left( {1 + 0,08} \right)^2}\) (triệu đồng)

    Tương tự, sau n năm, thì bác Hoàng có cả vốn lẫn lãi là:

    \(15.{(1 + 0,08)^n} = 15.{(1,08)^n}\) (triệu đồng)

    Để số tiền ít nhất là 50 triệu đồng thì:

    \(15.{(1,08)^n} \ge 50 \Leftrightarrow {(1,08)^n} \ge \frac{{10}}{3} \Leftrightarrow n \ge {\log _{1,08}}\frac{{10}}{3}\)

    Vậy sau 16 năm thì bác Hoàng sẽ có ít nhất 50 triệu đồng.
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 9:
    Rút gọn \(P = \frac{{\sqrt[5]{{{b^2}\sqrt b }}}}{{\sqrt[3]{{b\sqrt b }}}}\,\,(b > 0).\)
    • A. \(P = {b^{\frac{6}{5}}}.\)
    • B. \(P = {b^{\frac{1}{{30}}}}.\)
    • C. \(P = 1\)
    • D. \(P = {b^{\frac{5}{6}}}.\)
    Với điều kiện b>0, ta có:
    \(P = \frac{{\sqrt[5]{{{b^2}\sqrt b }}}}{{\sqrt[3]{{b\sqrt b }}}}\,\, = \frac{{\sqrt[5]{{{b^2}.{b^{\frac{1}{2}}}}}}}{{\sqrt[3]{{b.{b^{\frac{1}{2}}}}}}} = \frac{{\sqrt[5]{{{b^{\frac{5}{2}}}}}}}{{\sqrt[3]{{{b^{\frac{3}{2}}}}}}} = \frac{{{b^{\frac{5}{{2.5}}}}}}{{{b^{\frac{3}{{2.3}}}}}} = 1\)

    Vậy P=1
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 10:
    Cho các hàm số sau: \(y = f(x) = {(2x)^{ - 3}};y = g(x) = {\left( {\sqrt[3]{4}} \right)^x};y = h(x) = {x^2};y = k(x) = |x|.\)

    Trong các hàm số trên hàm số nào là hàm số mũ?
    • A. \(y = g(x).\)
    • B. \(y = f(x);y = h(x).\)
    • C. \(y = f(x);y = g(x);y = h(x)\)
    • D. Tất cả các hàm số đã cho.
    Hàm số mũ là hàm có dạng \(y = {a^x},(0 < a \ne 1).\)

    Ta có \(y = g(x) = {\left( {\sqrt[3]{4}} \right)^x} = {\left( {{4^{\frac{1}{3}}}} \right)^x} = {4^{\frac{x}{3}}}.\)

    Trong các hàm số đã cho thì hàm số mũ là hàm số y=g(x).

    Nhận xét: Trong bài này học sinh có thể dễ bị nhầm giữa hàm số luỹ thừa và hàm số mũ.