Tràng Giang – Huy Cận

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tràng GiangHuy Cận

    06.jpg
    Tràng Giang

    I. Tìm hiểu chung
    1. Tác giả:

    Huy Cận sinh năm 1919, mất năm 2005. Ông là một trong những tác giả xuất sắc của phong trào Thơ mới.
    Sau năm 1958, Huy Cận gắn bó với cuộc sống cách mạng của nhân dân trong những cảm xúc dồi dào, khỏe khoắn.
    Thơ của ông hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lý. Huy Cận là một trong những gương mặt tiêu biêu nhất của pohng trào thơ mới (1930-1945) và của nền thơ hiện đại Việt Nam.

    Tác phẩm tiêu biểu:

    Trước cách mạng tháng tám: Lửa thiêng, Vũ trụ ca,…
    Sau cách mạng tháng tám: Đất nở hoa, Bài ca cuộc đời, Trời mỗi ngày lại sáng,…

    2. Tác phẩm
    Hoàn cảnh sáng tác

    Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939, in trong tập Lửa thiêng. Cảm xúc cảu bài thơ được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang song nước.

    Ý nghĩa nhan đề “Tràng giang”

    Trang giang từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng, cổ kính.
    Điệp vầng “ang” gợi dư âm vang xa, trầm buồn, tạo nên âm hưởng chung cho giọng điệu của bài thơ. Gợi lên hình ảnh một con song không chỉ dài mà còn rộng.

    Ý nghĩa lời đề từ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”
    Tập trung thể hiện nội dung tư tưởng, ý đồ nghệ thuật của tác giả. Lời đề từ thâu tóm được cảnh và tình của tác phẩm (“Bâng khuâng”: cảm xúc ngỡ ngàng, luyến tiếc, nhớ thương xen kẽ. “Trời rộng, song dài”: cảnh vũ trụ bao la, bát ngát) nỗi buồn trước cảnh trời rộng song dài.

    II. Tìm hiểu văn bản.
    1. Cảnh sông nước mênh mông – nỗi buồn bất tận, khôn cùng (khổ thơ 1):


    Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
    Con thuyền xuôi mái nước song song,
    Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
    Củi một cành khô lạc mấy dòng.

    “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”
    : bằng cách vận dụng các từ hán việt tràng giang, từ láy điệp điệp gợi ra khung cảnh không gian sông nước mênh mang và nỗi buồn tràn dâng lớp lớp.
    “Con thuyền xuôi mái nước song song”: con thuyền xuôi mái giữa dòng, rẽ nước song song mở rộng không gian theo chiều dài. Con thuyền trở nên nhỏ bé trước dòng sông mênh mông. Hình ảnh này gợi tưởng đến sự trôi nổi, phó mặc đến đâu thì đến.
    “Thuyền về nước lại”: thuyền – nước vốn hay đi đôi với nhau nay lại vận động ngược chiều nhau gợi nỗi sầu chia li tan tác.
    Hình ảnh “củi một cành khô” nghệ thuật đảo trật tự từ: hình ảnh thật đơn sơ, bình dị mà cũng rất mới mẻ, hiện đại Cành củi khô nhỏ bé giữa dòng nước mênh mông, không biết trôi dạt về đâu như chính “cái tôi” cô đơn, tội nghiệp giữa dòng đời trong xã hội cũ.
    Nhận xét: Bằng cách sử dụng từ Hán Việt, từ láy, đỏa ngữ, hình ảnh mới mẻ, và nghệ thuật đối. Không gian “tràng giang” bao la đối lập với thế giới cõi nhân sinh nhỏ bé, đơn côi. Khổ thơ 1 là nỗi buồn mênh mang, cảm giác cô đơn lẻ loi cảu con người trong trời đất.

    2. Không gian mở ra nhiều chiều, mênh mông vô tận, tô đậm sự vắng lặng của cảnh vật (khổ thơ 2):


    Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
    Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
    Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
    Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

    Những từ láy gợi tả “lơ thơ”, “đìu hiu” kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ “lơ thơ cồn nhỏ” khắc họa độc đáo sự êm đềm, tĩnh lặng của cảnh vật, gợi được sự buồn bã, trống vắng.
    Không gian vắng lặng đến nỗi âm thanh cuộc sống dường như tách biệt: “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”. Đâu đó âm thanh xao xác đâu đó của chợ chiều vãn vọng lại càng gợi sự quạnh quẽ, vắng lặng. Đâu đó trong tâm hồn không một âm thanh của sự sống, vắng lặng đến tuyệt đối. Dù hiểu theo cách nào thì hình ảnh chợ chiều đã vãn cũng gợi thêm một nỗi buồn.
    Nghệ thuật đối lập “nắng xuống, trời lên”, “sông dài, trời rộng”: không gian được mở rộng cả ba chiều, mênh mông, khoáng đãng.
    “sâu chót vót”: cách nói sáng tạo, mới mẻ, giàu sức gợi tả. Dường như cái nhìn của tác giả vươn đến đâu là không gian rộng ra đến đó.
    “bến cô liêu”: nghệ thuật nhân hóa, gợi tâm trạng của con người, cảm thấy mình cô đơn, bé nhỏ, rợn ngợp trước vũ trụ rộng lớn.

    Nhận xét: Nỗi buồn như thấm sâu, như lan tỏa vòa không gian ba chiều, con người trở nên nhỏ bé, cô đơn và lạc lõng giữ đất trời cao rộng.

    3. Không gian mênh mông, vắng lặng đến tuyệt đối (khổ thơ 3):


    Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
    Mênh mông không một chuyến đò ngang.
    Không cầu gợi chút niềm thân mật,
    Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

    Câu hỏi tu từ cùng với điệp từ “hàng”: nhấn mạnh hình ảnh lênh đênh, phiêu batjcuar những cánh bèo trên song nước; hình ảnh cánh bèo trôi gợi nỗi buồn trong lòng người về sự chia ly, sự trôi dạt giữa dòng đời vô định.
    Nghệ thuật phủ định: “không một chuyến đò ngang”, “không cầu” không gian vắng vẻ, đìu hiu. Không có sự giao tiếp của con người, chỉ có thiên nhiên nối tiếp với thiên nhiên hoang vắng.
    “bờ xanh tiếp bãi vàng”: cảnh thiên nhiên có màu sắc nhưng chỉ càng buồn hơn, chia lìa hơn. Sắc màu có sự xung đột dữ dội. Cái còn xanh tươi (bờ xanh) nói tiếp cái đang tàn lụi (bãi vàng) khiến cho tâm hồn càng thêm ão não.
    Nhận xét: Sông nước càng bao la, rộng lớn, tâm tư con người càng trĩu nặng, cô quạnh. Nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước thời cuộc.

    4. Cảnh hoàng hôn trên sông và tâm trạng tác giả (khổ thơ 4):

    Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
    Chìm nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
    Lòng quê dợn dợn vời con nước,
    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

    Hai câu đầu “lớp lớp”: có sức gợi tả cao, thể hiện sự chồng chất. “mây trắng hết lớp này đến lớp khác như những búp bông trắng nở ra trên trời cao”.
    “đùn”:
    gợi ấn tượng về sự hùng vĩ, hoành tráng của thiên nhiên lúc hoàng hôn.
    Huy Cận lấy ý thơ từ bài thơ của Đỗ Phủ:

    Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
    Tái thượng phong vân tiếp địa âm.

    (Thu Hứng – Đỗ Phủ)

    (Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm,
    Mặt đất mây đùn cửa ải xa)

    Hình ảnh “chim nghiêng cánh nhỏ”: nhỏ bé, cô độc, đáng thương giữa cái mênh mông của bầu trời. Cánh chim đơn lẻ, chao nghiêng chở nặng bóng chiều trên đôi cánh như một chấm nhỏ tưởng như mất hút vào khoảng trời xa là hình ảnh đẹp nhưng buồn, đậm chất cổ thi. Cánh chim nhỏ như đang oằn mình dưới bóng chiều sa nặng trĩu. Cánh chim vừa gợi không gian vừa gợi thời gian.
    Nghệ thuật đối ý thơ: Không gian vũ trụ rộng lớn >< cánh chim nhỏ bé gợi cảm giác lẻ loi, cô đơn đến cùng cực.
    Cảnh chiều buồn, tàn lụi (thể hiện ở thời gian “bóng chiêu sa”, ở màu sắc, ở cả sự đối lập giữa vũ trụ rộng lớn và cánh chim nhỏ) nhưng vẫn nên thơ, kì vĩ, tráng lệ.
    “Dợn dợn”: những đợt song ngầm trong lòng Huy Cận đang trào dâng nỗi nhớ quê nhà.
    “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”: câu thơ mang phong vị Đường thi, gợi nhớ hai câu thơ của Thôi Hiệu:

    Nhật mộ hương qua hà xứ thị
    Yên ba giang thượng sử nhân sầu
    (Hoàng Hạc Lâu – Thôi Hiệu)

    (Quê hương khuất bóng hoàng hôn
    Trên ông khói song cho buồn lòng ai)

    Từ Thôi Hiệu đến Huy Cận “có sự cách nhau hơn một ngàn năm”. Thôi Hiệu năm xưa phải có khói, song, hoàng hôn mới nhớ quê. Huy Cận – nhà thơ mới không có khói, song chỉ có hoàng hôn “cũng nhớ nhà”. Câu thơ trực tiếp bộc lộ tấm lòng thương nhớ que hương tha thiết của Huy Cận.
    • Nghệ thuật
    Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại. (Sự xuất hiện của những cái tưởng như tầm thường, vô nghĩa và cảm xúc buồn mang dấu ấn cái tôi cá nhân,…)
    Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm (lơ thơ, đìu hiu, chót vót,…)
    • Câu hỏi luyện tập:
    1. Cảm nhận của khổ thơ đầu của bài thơ Tràng giang cảu nhà thơ Huy Cận.
    2. Cảm nhận khổ thơ cuối của bài thơ Tràng giang cảu nhà thơ Huy Cận.
    3. Hình ảnh “Củi một cành khô lạc mấy dòng” và hình ảnh “Chim nghiêng cánh nhỏ”, “bóng chiều sa” gợi cho anh/chị những cảm nghĩ gì?
    4. Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang.
    5. Qua bài thơ Tràng giang, anh/chị hiểu được gì về cái tôi trữ tình của nhà thơ Huy Cận.
    6. Vì sao nói Tràng giang vừa mang tính cổ điển, vừa mang tính hiện đại?