Truyện cười tam đại con gà – Nhưng nó phải bằng hai mày

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Truyện cười tam đại con gàNhưng nó phải bằng hai mày


    15.jpg
    Tam đại con gà – Nhưng nó phải bằng hai mày​


    I. Tìm hiểu chung

    Thể loại:

    Khái niệm:
    truyện cười là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán.
    Văn bản:
    Hai văn bản là là truyện cười thuộc thể loại trào phúng.

    II. Tìm hiểu văn bản

    * Nội dung
    Tam đại con gà

    Sự việc gây cười thứ nhất: gặp chữ “kê” (nghĩa là gà), thầy không biết, trò hỏi gấp, bí quá, thầy nói liều “dủ dỉ là con dù dì”. Người đọc cười vì sự dốt nát, nói liều của thầy.
    Sự việc gây cười thứ hai: “thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khe khẽ”. Người đọc bật cười vì sự giấu dốt, sĩ diện hão của thầy.
    Sự việc gây cười thứ ba: thầy khấn thổ công, xin ba đài âm dương thì được cả ba. Thầy đắc chí, tự tin cho trò đọc to. Người đọc bật cười vì cái dốt vô tình được khuếch đại. Cái dốt được nhân lên khi có thêm một nhân vật dốt nữa là thổ công.
    Sự việc gây cười thứ tư: chủ nhà phát hiện, thầy đồ tìm cách khống chế, che giấu bằng cách giải thích “tam đại con gà” nhưng cái dốt càng lộ rõ. Người đọc bật cười vì thói giáu dốt bị lật tẩy.
    Thông qua nhân vật thầy đồ, truyện phê phán thói giấu dốt, sĩ diện hão và nhắc nhỡ mọi người không nên giấu dốt, hãy mạnh dạng học hỏi không ngừng vì cái dốt không che đậy được, càng giấu càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ.

    Nhưng nó phải bằng hai mày

    Nhân vật: viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.
    Việc “ nổi tiếng xử kiện giỏi” chỉ là hình thức để che đậy bản chất tham lam của thầy lí trưởng.
    Với thầy lí trưởng, lẽ phải được đo bằng tiền, thuộc về kẻ nhiều tiền. Đồng tiền là thước đo công lí, là tiêu chuẩn để xử kiện.
    Cải đã lót tiền trước cho thầy lí năm đồng, Ngô biện chè lá mười đồng → thầy lí tuyên bố Ngô thắng kiện, đánh Cải mười roi.
    Cải xin xét lại, thầy lí kết luận “tao biết mày phải…nhưng nó lại phải…bằng hia mày”
    Cải vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm, vừa đáng cười, lại vừa đáng thương, đáng trách.
    Thông qua nhân vật thầy lý trưởng, tác giả dân gian phê phán cách xử kiện vì tiền, vạch trần bản chất tham nhũng của một số quan lại địa phương. Đồng thời truyện cũng phê phán hiện tượng đút lót, đưa hối lộ của một số người trong xã hội thông qua nhân vật Cải.

    * Nghệ thuật

    Tam đại con gà

    – Truyện ngắn gọn, kết cấu chặt chẽ ngôn ngữ giản dị, sâu sắc.
    – Cách vào truyện tự nhiên, cách kết thúc bất ngờ, gây cười.
    – Các mâu thuẫn trái tự nhiên gây cười.
    – Thủ pháp “nhân vật tự bộc lộ”: cái dốt của nhân vật tự hiện ra, tăng dần cho đến đỉnh điểm là lúc kết thúc.

    Nhưng nó phải bằng hai mày

    – Kết cấu truyện ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị sâu sắc.
    – Sử dụng yếu tố bất ngờ, đầy kịch tính.
    – Tạo tình huống gây cười.
    – Kết hợp giữa ngôn ngữ và động tác, cử chỉ để gây cười, giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ chỉ.
    – Hình thức chơi chữ độc đáo: “phải” và “phải bằng hai”

    * Ý nghĩa văn bản

    Tam đại con gà

    Không chỉ nhằm vào một con người cụ thể, truyện Tam đại con gà còn phê phán thói dốt hay nói chữ, dốt học làm sang, dốt lại bảo thủ, qua đó nhắn nhủ đến mọi người phải luôn học hỏi, không nên che giấu cái dôt của mình.

    Nhưng nó phải bằng hai mày

    Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày vạch trần bản chất tham nhũng của hàng ngũ quan lại xưa.

    Câu hỏi luyện tập:

    – Nêu khái niệm truyện cười? phân loại truyện cười?
    – Nêu khái quát nội dung, nghệ thuật của văn bản “tam đại con gà” và “Nhưng nó phải bằng hai mày”
    – Phân tích hành động và lời nói của nhân vật “thầy” để làm sáng tỏ thủ pháp gây cười trong truyện?
    – Hãy phân tích cả hai truyện cười đã học để làm sáng rõ các đặc trưng của thể loại truyện cười.
    – Đóng vai nhân vật ông chủ nhà, kể lại chuyện tam đại con gà.
    – Biện pháp chơi chữ thể hiện rõ nhất ở câu nào trong truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”?
    – Tại sao nói trong truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” nhân vật Ngô, Cải vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm của chính mình?