Tuyển tập những bài tập lý thuyết vật lý lớp 12 hay và chất

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 1: Khi nói về dao động cơ, phát biểu nào sau đây sai?
    A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động duy trì.
    B. Dao động cưỡng bức có biên độ không phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.
    C. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
    D. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.

    Câu 2:
    Khi nói về dao động điều hòa của con lắc lò xo, phát biểu nào sau đây đúng?
    A. Cơ năng của con lắc tỉ lệ thuận với biên độ dao động.
    B. Tần số của dao động tỉ lệ nghịch với khối lượng vật nhỏ của con lắc.
    C. Chu kì của dao động tỉ lệ thuận với độ cứng của lò xo
    D. Tần số góc của dao động không phụ thuộc vào biên độ dao động.

    Câu 3:
    Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ có khối lượng m và lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng k, dđđh theo phương thẳng đứng tại nơi có gia tốc rơi tự do là g. Khi viên bi ở vị trí cân bằng, lò xo dãn một đoạn Δlo. Chu kỳ dao động điều hoà của con lắc này là
    A. 2π\(\sqrt{\frac{g}{\Delta l}}\) B. 2π\(\sqrt{\frac{\Delta l_{0}}{g}}\) C. \(\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{m}{k}}\) D. \(\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{k}{m}}\)

    Câu 4:
    Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào dưới đây là sai?
    A. Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.
    B. Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ.
    C. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số ngoại lực cưỡng bức
    D. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ ngoại lực cưỡng bức.

    Câu 5:
    Một vật dao động điều hoà dọc theo trục Ox với phương trình x = Acosωt. Nếu chọn gốc toạ độ O tại vị trí cân bằng của vật thì gốc thời gian t = 0 là lúc vật
    A. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần dương của trục Ox.
    B. qua vị trí cân bằng O ngược chiều dương của trục Ox.
    C. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần âm của trục Ox.
    D. qua vị trí cân bằng O theo chiều dương của trục Ox.

    Câu 6:
    Một vật dao động điều hoà dọc theo trục Ox, quanh vị trí cân bằng O với biên độ A và chu kỳ T. Trong khoảng thời gian T/4, quãng đường lớn nhất mà vật có thể đi được là
    A. A.
    B. 3A/2.
    C. A√3.
    D. A√2 .

    Câu 7:
    Khi nói về năng lượng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng?
    A. Cứ mỗi chu kì dđ của vật, có 4 thời điểm thế năng bằng động năng
    B. Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
    C. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.
    D. Thế năng và động năng của vật biến thiên cùng tần số với tần số của li độ.

    Câu 8:
    Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần?
    A. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.
    B. Cơ năng của vật dao động tắt dần không đổi theo thời gian.
    C. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương.
    D. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực.

    Câu 9:
    Một vật dao động điều hòa có biên độ A và chu kì T, với mốc thời gian (t = 0) là lúc vật ở vị trí biên, phát biểu nào sau đây là sai?
    A. Sau thời gian T/8, vật đi được quãng đường bằng 0,5 A.
    B. Sau thời gian T/2, vật đi được quãng đường bằng 2 A.
    C. Sau thời gian T/4, vật đi được quãng đường bằng A.
    D. Sau thời gian T, vật đi được quãng đường bằng 4A.

    Câu 10:
    Tại nơi có g, một con lắc đơn dđđh với biên độ góc a0. Biết khối lượng vật nhỏ là m, dây l. Cơ năng của con lắc là
    A. \(\frac{1}{2}mgl\alpha _{0}\).
    B. \(mgl\alpha _{0}\)
    C. \(\frac{1}{4}mgl\alpha _{0}\).
    D. \(2mgl\alpha _{0}\)

    Câu 11:
    Vật dao động tắt dần có
    A. cơ năng luôn giảm dần theo thời gian.
    B. thế năng luôn giảm theo thời gian.
    C. li độ luôn giảm dần theo thời gian.
    D. pha dao động luôn giảm dần theo thời gian.

    Câu 12:
    Độ lệch pha của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và ngược pha nhau là
    A. \((2k+1)\frac{\pi }{2}\)(với k = 0, ±1, ±2...).
    B. \((2k+1)\)\(\pi\)(với k = 0, ±1, ±2...).
    C. kπ (với k = 0, ±1, ±2, ....).
    D. 2kπ (với k = 0, ±1, ±2, ....).

    Câu 13:
    Khi nói về dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây đúng?
    A. Dao động của con lắc lò xo luôn là dao động điều hòa.
    B. Cơ năng của vật dao động điều hòa không phụ thuộc vào biên độ dao động.
    C. Hợp lực tác dụng lên vật dao động điều hòa luôn hướng về vị trí cân bằng.
    D. Dao động của con lắc đơn luôn là dao động điều hòa.

    Câu 14:
    Một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc \(\alpha _{0}\). Lấy mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Ở vị trí con lắc có động năng bằng thế năng thì li độ góc của nó bằng:
    A. \(\pm \frac{\alpha _{0}}{2}\)
    B. \(\pm \frac{\alpha _{0}}{3}\)
    C. \(\pm \frac{\alpha _{0}}{\sqrt{2}}\)
    D. \(\pm \frac{\alpha _{0}}{\sqrt{3}}\)

    Câu 15:
    Một vật nhỏ có chuyển động là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương. Hai dao động này có phương trình là \(x_{1}=A_{1}cos\omega t\) và \(x_{2}=A_{2}cos(\omega t+\frac{\pi }{2})\). Gọi E là cơ năng của vật. Khối lượng của vật bằng:
    A. \(\frac{2E}{\omega ^{2}\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}}}\)
    B. \(\frac{E}{\omega ^{2}\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}}}\)
    C. \(\frac{E}{\omega ^{2}({A_{1}^{2}+A_{2}^{2}})}\)
    D. \(\frac{2E}{\omega ^{2}({A_{1}^{2}+A_{2}^{2}})}\)

    Câu 16:
    Một vật dao động điều hòa với biên độ A và tốc độ cực đại vmax. Tần số góc của vật dao động là
    A. \(\frac{v_{max}}{A}\).
    B. \(\frac{v_{max}}{\pi A}\).
    C. \(\frac{v_{max}}{2\pi A}\).
    D. \(\frac{v_{max}}{2A}\).

    Câu 17:
    Tại một vị trí trên Trái Đất, con lắc đơn có chiều dài \(l_{1}\) dao động điều hòa với chu kì T1; con lắc đơn có chiều dài \(l_{2}\) (\(l_{2}\) < \(l_{1}\)) dao động điều hòa với chu kì T2. Cũng tại vị trí đó, con lắc đơn có chiều dài \(l_{1}\) - \(l_{2}\) dao động điều hòa với chu kì là
    A. \(\frac{T_{1}T_{2}}{T_{1}+T_{2}}\).
    B. \(\sqrt{T_{1}^{2}-T_{2}^{2}}\).
    C. \(\frac{T_{1}T_{2}}{T_{1}-T_{2}}\)
    D. \(\sqrt{T_{1}^{2}+T_{2}^{2}}\).

    Câu 18:
    Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên về vị trí cân bằng là chuyển động
    A. nhanh dần đều.
    B. chậm dần đều.
    C. nhanh dần.
    D. chậm dần.

    Câu 19:
    Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động cùng phương có phương trình lần lượt là x1=Acos\(\omega\)t và x2 = Asin\(\omega\)t. Biên độ dao động của vật là
    A. \(\sqrt{3}\)A.
    B. A.
    C. \(\sqrt{2}\)A.
    D. 2A.

    Câu 20:
    Một vật dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực F = F0cos\(\pi\)ft (với F0 và f không đổi, t tính bằng s). Tần số dao động cưỡng bức của vật là
    A. f.
    B. \(\pi\)f.
    C. 2\(\pi\)f.
    D. 0,5f.

    Câu 21:
    Hai con lắc đơn dao động điều hòa tại cùng một vị trí trên Trái Đất. Chiều dài và chu kì dao động của con lắc đơn lần lượt là \(l_{1}\), \(l_{2}\) và T1, T2. Biết \(\frac{T_{1}}{T_{2}}=\frac{1}{2}\). Hệ thức đúng là
    A. \(\frac{l_{1}}{l_{2}}=2\)
    B. \(\frac{l_{1}}{l_{2}}=4\)
    C. \(\frac{l_{1}}{l_{2}}=\frac{1}{4}\)
    D. \(\frac{l_{1}}{l_{2}}=\frac{1}{2}\)

    Câu 22:
    Khi xảy ra cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động
    A. với tần số bằng tần số dao động riêng.
    B. mà không chịu ngoại lực tác dụng.
    C. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng.
    D. với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng.

    Câu 23:
    Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa. Nếu tăng độ cứng k lên 2 lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì tần số dao động của vật sẽ
    A. tăng 2 lần.
    B. giảm 2 lần.
    C. giảm 4 lần.
    D. tăng 4 lần.

    Câu 24:
    Một vật dao động điều hòa có chu kì là T. Nếu chọn gốc thời gian t = 0 lúc vật qua vị trí cân bằng, thì trong nửa chu kì đầu tiên, vận tốc của vật bằng không ở thời điểm
    A. T/6
    B. T/4
    C. T/8
    D. T/2

    Câu 25:
    Cơ năng của một vật dao động điều hòa
    A. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng một nửa chu kỳ dao động của vật.
    B. tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi.
    C. bằng động năng của vật khi vật tới vị trí cân bằng.
    D. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng chu kỳ dao động của vật.

    Câu 26:
    Một vật dao động điều hòa có phương trình \(x_{1}=A_{1}cos\omega t\). Gọi v và a lần lượt là vận tốc và gia tốc của vật. Hệ thức đúng là :
    A. \(\frac{v^{2}}{\omega ^{4}}+\frac{a^{2}}{\omega ^{2}}=A^{2}\)
    B. \(\frac{v^{2}}{\omega ^{2}}+\frac{a^{2}}{\omega ^{2}}=A^{2}\)
    C. \(\frac{v^{2}}{\omega ^{2}}+\frac{a^{2}}{\omega ^{4}}=A^{2}\)
    D. \(\frac{\omega ^{2}}{v^{2}}+\frac{a^{2}}{\omega ^{4}}=A^{2}\)

    Câu 27:
    Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?
    A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.
    B. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
    C. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
    D. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.

    Câu 28:
    Vật dao động điều hòa theo một trục cố định thì
    A. động năng của vật cực đại khi gia tốc của vật có độ lớn cực đại.
    B. khi vật đi từ VTCB ra biên, vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu.
    C. khi ở vị trí cân bằng, thế năng của vật bằng cơ năng.
    D. thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên.

    Câu 29:
    Hình chiếu của một chất điểm chuyển động tròn đều lên một đường kính quỹ đạo có chuyển động là dao động điều hòa. Phát biểu nào sau đây sai?
    A. Tần số góc của dao động điều hòa bằng tốc độ góc của chuyển động tròn đều.
    B. Biên độ của dao động điều hòa bằng bán kính của chuyển động tròn đều.
    C. Lực kéo về trong dao động điều hòa có độ lớn bằng độ lớn lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều.
    D. Tốc độ cực đại của dao động điều hòa bằng tốc độ dài của chuyển động tròn đều.

    Câu 30:
    Khi một vật dao động điều hòa thì
    A. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật ở VTCB.
    B. gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
    C. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ.
    D. vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

    Câu 31:
    Một vật dđđh với chu kì T. Chọn gốc thời gian là lúc vật qua vị trí cân bằng, vận tốc của vật bằng 0 lần đầu tiên ở thời điểm
    A. T/2.
    B. T/6.
    C. T/8.
    D. T/4.

    Câu 32:
    Một con lắc lò xo dđ đều hòa với tần số \(2f_{1}\). Động năng của con lắc biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số \(f_{2}\) bằng
    A. \(2f_{1}\).
    B. \(\frac{f_{1}}{2}\).
    C. \(f_{1}\).
    D. 4\(f_{1}\).

    Câu 33:
    Vật dđđh với chu kì T. Thời gian ngắn nhất khi đi từ vị trí biên có li độ x = A đến vị trí x = -A/2, tốc độ trung bình là
    A. \(\frac{6A}{T}\)
    B. \(\frac{9A}{2T}\)
    C. \(\frac{3A}{2T}\)
    D. \(\frac{4A}{T}\)

    Câu 34:
    Lực kéo về tác dụng lên vật dao động điều hòa có độ lớn
    A. tỉ lệ với độ lớn của li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng.
    B. tỉ lệ với bình phương biên độ.
    C. không đổi nhưng hướng thay đổi.
    D. và hướng không đổi.

    Câu 35:
    Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là
    A. biên độ và gia tốc
    B. li độ và tốc độ
    C. biên độ và năng lượng
    D. biên độ và tốc độ

    Câu 36:
    Khi nói về một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây sai?
    A. Lực kéo về tác dụng lên vật biến thiên điều hòa theo thời gian.
    B. Động năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
    C. Vận tốc của vật biến thiên điều hòa theo thời gian.
    D. Cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

    Câu 37:
    Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Vectơ gia tốc của chất điểm có
    A. độ lớn cực đại ở vị trí biên, chiều luôn hướng ra biên.
    B. độ lớn cực tiểu khi qua VTCB luôn cùng chiều với vectơ vận tốc.
    C. độ lớn không đổi, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng.
    D. độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng.

    Câu 38:
    Một vật dao động tắt dần có các đại lượng nào sau đây giảm liên tục theo thời gian?
    A. Biên độ và tốc độ
    B. Li độ và tốc độ
    C. Biên độ và gia tốc
    D. Biên độ và cơ năng

    Câu 39:
    Tại nơi có gia tốc trọng trường là g, một con lắc lò xo treo thẳng đứng đang dao động điều hòa. Biết tại vị trí cân bằng của vật độ dãn của lò xo là \(\Delta l\). Chu kì dao động của con lắc này là
    A. \(2\pi \sqrt{\frac{g}{\Delta l}}\)
    B. \(2\pi \sqrt{\frac{\Delta l}{g}}\)
    C. \(\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{\Delta l}{g}}\)
    D. \(\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{g}{\Delta l}}\)

    Câu 40:
    Theo quy ước, số 12,10 có bao nhiêu chữ số có nghĩa?
    A. 1.
    B. 4.
    C. 2.
    D. 3.

    Câu 41: Các hạt nhân đồng vị là những hạt nhân có
    A. cùng số nuclôn nhưng khác số prôtôn.
    B. cùng số nơtron nhưng khác số prôtôn.
    C. cùng số nuclôn nhưng khác số nơtron.
    D. cùng số prôtôn nhưng khác số nơtron.

    Câu 42:
    Ban đầu có N0 hạt nhân của một mẫu phóng xạ nguyên chất. Biết chu kì bán rã của chất phóng xạ này là T. Sau thời gian 3T, kể từ thời điểm ban đầu, số hạt nhân chưa phân rã của mẫu phóng xạ này bằng
    A. \(\frac{1}{3}\)N0.
    B. \(\frac{1}{4}\)N0.
    C. \(\frac{1}{8}\)N0.
    D. \(\frac{1}{5}\)N0.

    Câu 43:
    Hạt nhân 16C sau một lần phóng xạ tạo ra hạt nhân 17N. Đây là
    A. phóng xạ γ.
    B. phóng xạ β+.
    C. phóng xạ α.
    D. phóng xạ β-.

    Câu 44:
    So với hạt nhân Ca \(_{20}^{40}\textrm{Ca}\), hạt nhân Co \(_{27}^{56}\textrm{Co}\) có nhiều hơn
    A. 16 nơtron và 11 prôtôn.
    B. 11 nơtron và 16 prôtôn.
    C. 9 nơtron và 7 prôtôn.
    D. 7 nơtron và 9 prôtôn.

    Câu 45:
    Cho phản ứng hạt nhân \(_{X}^{A}\textrm{Z}+_{4}^{9}\textrm{Be}\rightarrow _{6}^{12}\textrm{C}+n\). Trong phản ứng này X là
    A. prôtôn.
    B. hạt α.
    C. êlectron.
    D. pôzitron.

    Câu 46:
    Một chất phóng xạ có hằng số phóng xạ \(\lambda\). Ở thời điểm ban đầu có N0 hạt nhân. Số hạt nhân đã bị phân rã sau thời gian t là:
    A. \(N_{0}e^{-\lambda t}\)
    B. \(N_{0}(1-\lambda t)\)
    C. \(N_{0}(1-e^{\lambda t})\)
    D. \(N_{0}(1-e^{-\lambda t})\)

    Câu 47:
    Số prôtôn và số nơtron trong hạt nhân nguyên tử lần lượt là:
    A. 30 và 37
    B. 30 và 67
    C. 67 và 30
    D. 37 và 30

    Câu 48:
    Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì có
    A. năng lượng liên kết càng lớn.
    B. năng lượng liên kết riêng càng nhỏ.
    C. năng lượng liên kết càng nhỏ.
    D. năng lượng liên kết riêng càng nhỏ.

    Câu 49:
    Hạt nhân \(_{Z_{1}}^{A_{1}}\textrm{X}\) và hạt nhân \(_{Z_{2}}^{A_{2}}\textrm{Y}\) có độ hụt khối lần lượt là Δm1 và Δm2. Biết hạt nhân \(_{Z_{1}}^{A_{1}}\textrm{X}\) bền vững hơn hạt nhân \(_{Z_{2}}^{A_{2}}\textrm{Y}\). Hệ thức đúng là
    A.\(\frac{\Delta m_{1}}{A_{1}}\) > \(\frac{\Delta m_{2}}{A_{2}}\)
    B. A1 > A2.
    C. \(\frac{\Delta m_{2}}{A_{2}}\) > \(\frac{\Delta m_{1}}{A_{1}}\).
    D. Δm1 > Δm2.

    Câu 50:
    Trong một phản ứng hạt nhân, tổng khối lượng các hạt trước phản ứng:
    A. có thể lớn hay nhỏ hơn tổng khối lượng các hạt sau phản ứng
    B. luôn lớn hơn tổng khối lượng các hạt sau phản ứng
    C. luôn bằng tổng khối lượng các hạt sau phản ứng.
    D. luôn nhỏ hơn tổng khối lượng các hạt sau phản ứng

    Câu 51:
    Sự phóng xạ và phản ứng nhiệt hạch giống nhau ở những điểm nào sau đây?
    A. Đều là các phản ứng hạt nhân xảy ra một cách tự phát không chịu tác động bên ngoài.
    B. Để các phản ứng đó xảy ra thì đều phải cần nhiệt độ rất cao.
    C. Tổng khối lượng của các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng khối lượng của các hạt trước phản ứng.
    D. Tổng độ hụt khối của các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng độ hụt khối của các hạt trước phản ứng.