Vai trò của người chồng khi có vợ chuyển dạ sinh con

  1. Tác giả: LTTK CTV07
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Mẹ sẽ tự tin đi đẻ, chồng và người thân sẽ không còn đứng ngồi không yên với vô số các câu hỏi: "Vợ không biết đã sinh chưa, có đau đớn lắm không’"?

    1. Khi sinh em bé, chồng/ người thân có được vào phòng sinh cùng không?
    - Đối với trường hợp sinh thường, một người thân của sản phụ được vào phòng sinh để động viên, trấn an tình thần giúp sản phụ vượt cạn thuận lợi và cùng chung hưởng niềm hạnh phúc trong giây phút em bé chào đời.

    - Đối với trường hợp sinh mổ, bác sĩ Sản và bác sĩ gây mê sẽ xem xét và quyết định việc cho phép người thân của sản phụ được vào phòng mổ hay không, dựa trên việc tiên lượng ca mổ đẻ đó là bình thường hay phức tạp.

    2. Chồng cần phải làm gì khi vợ chuyển dạ?
    Chồng của bạn sẽ giúp bạn rất nhiều:

    - Hỗ trợ về tình cảm: Chồng bạn có thể động viên, an ủi và khuyến khích bạn. Chỉ bằng cách ôm bạn, nhìn bạn với ánh mắt âu yếm là bạn đã cảm thấy yên tâm rất nhiều. Điều này làm giảm đi sự lo lắng và nỗi đau của mỗi cơn co.

    - Hỗ trợ về thể chất: Chồng bạn giúp bạn chọn tư thế thoải mái. Nếu bạn muốn thư giãn bằng nước ấm thì anh ấy sẽ giúp bạn sử dụng vòi sen trong nhà tắm. Anh ấy còn giúp bạn uống đủ nước và nhắc bạn vào nhà vệ sinh đi tiểu thường xuyên hơn.

    - Người đồng hành: Khi có chồng ở bên cùng bạn trải qua các giai đoạn chuyển dạ nên anh ấy còn có thể giải thích cho bạn rõ hơn những gì đang xảy ra hoặc gợi ý điều gì đó cho bạn như đã học được ở lớp tiền sản.

    Nếu bạn phải thực hiện một thủ thuật nào đó như bấm ối hoặc cắt tầng sinh môn thì anh ấy sẽ cung cấp thêm thông tin để bạn hiểu thêm về thủ thuật này. Điều này có thể giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt. Anh ấy cũng có thể yêu cầu cho bạn thời gian suy nghĩ trước khi thực hiện thủ thuật trừ trường hợp cấp cứu.

    Cả hai bạn nên giữ một tâm trạng cởi mở để khám phá những giai đoạn tiếp của chuyển dạ vì đôi khi bạn không biết trước được điều gì cho đến thời điểm lúc đó. Điều quan trọng là bạn cảm thấy thoải mái khi giao tiếp đặc biệt là đón nhận một vài yếu tố bất ngờ với suy nghĩ của bạn.

    3. Làm thế nào để chồng tôi giúp tôi khi chuyển sinh mổ?
    Nếu bạn phải sinh mổ thì chồng bạn sẽ hỗ trợ bạn bằng nhiều cách có thể:

    - Vào phòng mổ cùng bạn để trấn an trong xuất cuộc mổ. Khi bạn lo lắng, căng thẳng thì có chồng ở bên sẽ là nguồn động viên lớn giúp bạn được thoải mái.
    - Giúp bạn chuẩn bị cho một ca mổ lấy thai. Biết những gì sẽ được tham gia trong và sau mổ để giúp bạn có sự tự tin trong cuộc mổ.

    14.jpg

    - Là người Đại diện cho bạn để nói chuyện với nhân viên y tế về ca mổ cấp cứu bởi vì bạn có thể sẽ mệt mỏi khi trải qua hàng giờ chuyển dạ. Bạn có thể lo lắng về kế hoạch đột ngột thay đổi vì thế bạn cần người thân gần gũi với bạn để hỗ trợ về tình cảm và giúp đỡ một cách thiết thực.

    4. Chồng của tôi phải chuẩn bị như thế nào?
    - Chồng bạn sẽ hiểu những gì đang xảy ra với một cuộc chuyển dạ và có vài ý tưởng về các biện pháp can thiệp được đề xuất. Điều này giúp bạn thực hiện một cách tốt nhất giúp để bạn có sự tự tin và làm giảm sự lo lắng khi trải nghiệm qua cuộc chuyển dạ.

    - Tham dự lớp học tiền sản là một cách tuyệt vời cho sự chuẩn bị. Cả hai hy vọng về một cuộc chuyển dạ mẹ tròn con vuông và thảo luận những điều mong muốn cũng như điều không mong muốn.

    15.jpg
    - Chồng có thể cùng vợ tham gia lớp tiền sản để có sự chuẩn bị nhất cho cuộc chuyển dạ.

    - Nếu bạn có kế hoạch sinh thì anh ấy cùng bạn thực hiện theo kế hoạch. Khi có triệu chứng nào xảy ra đột ngột trong cuộc chuyển dạ thì anh ấy cũng giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt về sự chăm sóc cho bạn.

    - Chồng bạn có thể tiếp tục giúp bạn bằng cách massage và bạn có thể thay đổi vị trí cho thoải mái hơn để không làm căng lưng hoặc cơ bắp khác. Bạn cũng có thể nghỉ ngơi giữa các cơn co giúp nhóm cơ giãn sau mỗi cơn co thắt.