Vấn đề ô nhiễm môi trường bởi rác thải, chất thải hiện nay

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Nghị luận: Vấn đề ô nhiễm môi trường bởi rác thải, chất thải hiện nay
    • Mở bài:
    Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội thì tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt càng trở nên phổ biến, không chỉ với các khu đô thị, thành phố mà nông thôn cũng vậy. Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những bãi rác công cộng ngay bên lề đường, hoặc rác thải bay bám khắp nơi trên đường phố, trong công viên, cạnh bờ hồ,…mà không có các giải pháp thu gom hay xử lý.

    Đặc biệt là tại các thành phố lớn ở nước ta, rác thải đang là một vấn đề nan giải đối với các cấp chính quyền. Dù đã có nhiều biện pháp xử lí, giáo dục, tuyên truyền và cổ động mạnh mẽ trong quần chúng nhân dân song vẫn chưa khắc phục được hiện trạng này. Ô nhiễm môi trường bởi rác thải đang diễn ra nghiêm trọng đến mức đáng báo động.

    • Thân bài:
    * Giải thích:

    Rác thải là gì?

    Rác thải (hay còn gọi là chất thải) là những vật chất mà con người thải ra môi trường trong quá trình sản xuất và đời sống sinh hoạt hằng ngày. Trong cuộc sống, chất thải được hình dung là những chất không còn được sử dụng cùng với những chất độc hại được xuất ra từ chúng gây hại cho môi trường xung quanh nếu không được xử lí. Rác thải gồm có hai nguồn chính: rác thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt. Cũng có cách phân biệt khác: chất thải vô cơ và chất thải hữu cơ.

    Rác thải liên quan trực tiếp tới sự phát triển của con người cả về công nghệ và xã hội. Cấu tạo của các loại rác biến đổi qua thời gian và nơi chốn, với quá trình phát triển và đổi mới có tính chất công nghiệp đang trực tiếp ảnh hưởng tới môi trường sống hiện nay hiện nay.

    * Hiện trạng ô nhiễm môi trường bởi rác thải:

    Rác thải, chất thải gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước. Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước. Nhiều dòng sông bị ô nhiễm trầm trọng, nguồn nước ngầm bị nhiễm độc nặng.

    Có thể thấy hầu hết các kênh rạch, sông suối, ao hồ và sông lớn trên thế giwois đêì bị ô nhiễm bởi chất thải, rác thải. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến trữ lượng nước sạch trên trái đất, trực tiếp đe dọa đến đời sống con người. Hàng trăm triệu người không có nước sạch dùng hàng ngày. Hàng trăm triệu người khác đang sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.

    Tại Việt Nam, tình trạng thiếu nước tập trung ở khu vực miền núi do tình trạng cạn kiệt nguồn nước. Tại các thành phố lớn, các vùng có nhà máy công nghiệp nguồn nước ngầm bị nhiễm đọc trầm trọng. Theo thống kê, cứ mỗi ngày nước ta có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước nhiễm bẩn và gần 200.000 người khác mắc chứng ung thư mà nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm nặng.

    Cùng với ô nhiễm nguồn nước thì ô nhiễm đất đai cũng là vấn đề đáng báo động hiện nay, đặc biệt trong việc sử dụng nông dược và phân hoá học. Trước hết, đất đai ô nhiễm do rác thải sinh hoạt và rác thải, chất thải công nghiệp. Hàng triệu chất thải thải ra môi trường đât mỗi năm mà không qua sử lí gây ô nhiễm nghiêm trọng. Hàng triệu lít chất hóa học được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp cũng làm đất mau cạn kiệt và không còn an toàn nữa. Đất đai bị nhiễm bẩn cũng trực tiếp ảnh hưởng đến nguồn nước bề mặt và nguồn nước ngầm do hiện tượng rửa trôi và lưu dẫn.

    Rác thải, chất thải làm ô nhiễm bầu không khí do việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu không khí. Nhiều độc tố từ các nhà máy công nghiệp và dụng cụ sunh hoạt phát tán vào bầu không khí làm không khí bị nhiễm độc, không còn trong lành, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nghiêm trọng nhất là khí oxit nitơ, khí CFC khi phản ứng với nước và dưới xúc tác của ánh sáng mặt trời gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, phá hỏng tầng ozon, làm trái đất nóng lên. Đây là nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất của con người.

    Cùng một số loại ô nhiễm khác ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm tiếng ồn, bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp ô nhiễm sóng, do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình… tồn tại với mật độ lớn. Ô nhiễm ánh sáng, hiện nay con người đã sử dụng các thiết bị chiếu sáng một cách lãng phí ảnh hưởng lớn tới môi trường như ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển và làm thay đổi tập tính sống của các loài động thực vật bị ảnh hưởng.

    * Hậu quả:
    Hậu quả của ô nhiễm môi trường Theo ước tính của các nhà khoa học, cứ mỗi giờ trên Trái Đất lại có tới hàng trăm mét băng ở Nam Cực tan chảy ra, do đó thời gian mà nước biển ở các đại dương dâng lên ngày càng rút ngắn lại. Nhiều vùng đất trù phú đã bị nhấn chìm trong nước. Trong tương lại, một vài vùng đất khác cũng phải hứng chịu thảm họa này, trong đó có một phần đất ven bờ và các đồng bằng trũng thấp ở nước ta. Nguồn nước sạch dành cho sinh hoạt và sản xuất ngày càng khan hiếm, đặc biệt là tại các thành phố đông dân.

    Nguồn đất bị thu hẹp, không khí ô nhiễm, bầu không khí nóng dần lên gây ra những vấn đề cần phải giải quyết như sức ép dân số, tệ nạn xã hội, thiếu việc làm và nghiêm trọng hơn đó chính là vấn đề bạo lực, phân biệt chủng tộc với những người vừa mới di cư đến, một thế giới hòa bình hạnh phúc sẽ không còn nữa mà thay vào đó là một thế giới của sự tranh chấp về chỗ ở, về những nhu cầu được sống, được tồn tại. Môi trường sống bị ô nhiêm, thực phẩm sạch khan hiếm sẽ ảnh hưởng rất lớn đe dọa trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và sự tồn tại của toàn nhân loại. Những hiểm họa bao vây và rình rập đe dọa trực tiếp đến đời sống con người.

    * Nguyên nhân của việc xả thải bừa bãi:

    Do ý thức xử lí rác thải và bảo vệ môi trường của người dân còn thấp kém. Người dân thờ ơ, không quan tâm đến môi trường sống trong cộng đồng. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền…trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng “chẳng ăn thua”, và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Việc phá hoại môi trường của một người chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng nếu gọp nhiều người lại thì rất lớn.

    Các cơ sở sản xuất thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, xả thãi chất thải bừa bãi, bất chấp những nguy hại do chất thải độc hại gây ra đối với con người, sinh vật và môi trường đã góp phần gây ô nhiễm môi trường đáng kể.

    Hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp chưa hoạt động hiệu quả, nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên.

    Bộ máy chính quyền quan liêu, thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý bảo vệ môi trường cũng đang tiếp tay cho hành vi phá hoại môi trường. Công tác giáo dục, tuyên truyền, cổ động thực hiện nếp sống văn minh chưa thực sự có hiệu quả trong cộng đồng.

    * Giải pháp khắc phục:

    Trước hết, nhà nước phải có những biện pháp quyết liệt để khắc phục những hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra, tạo môi trường sống an toàn và ổn định cho người dân

    Mỗi công dân phải nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi của người dân là giải pháp quan trọng nhất hiện nay. Một khi người dân có ý thức rõ ràng và kiên quyết thực hiện lối sống văn minh không rác thải thì môi trường sẽ được bảo vệ rộng khắp nhất.

    Giáo dục, nâng cao nhận thức cho học sinh về bảo vệ môi trường, từng bước nâng cao nhận thức trong toàn xã hội.

    Thay đổi thói quan sinh hoạt gây hại cho môi trường bằng cách hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt cống thoát nước, vì như thế sẽ vô tình đưa vào môi trường một chất thải nguy hại mới, đồng thời cũng làm nguồn nước bị nhiễm độc. Thay vào đó, hãy áp dụng cách xử lý ống thoát nước bị tắc bằng vi sinh.

    Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn.

    Thông qua các kênh truyền thông, tăng cường tổ chức tuyên truyền, hội thảo và phổ biến công tác bảo vệ và quản lí môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng, khuyến khích người dân thu gom rác thải đúng cách để bảo vệ môi trường.

    • Kết bài:
    Bảo vệ môi trường sống là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. Hãy hành động ngay bây giờ để bảo vệ lấy trái đất. Đó là trách nhiệm của mọi người dân. Một khi môi trường sống bị hủy hoại thì sự sống con người trên trái đất có thể cũng chấp dứt. Bởi thế, hơn lúc nào hết, toàn nhân loại phải đoàn kết lại, tìm lấy một tiếng nói chung và đưa ra những giải pháp thiết thực, hiệu quả nhanh chóng giải quyết hiện trạng này.