Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phần tác phẩm - Ngữ văn 11

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt bài
    1. Tìm hiểu chung
    a. Hoàn cảnh sáng tác
    • Năm 1859, giặc Pháp tấn công Gia Định, nhân dân Nam bộ đứng lên chống giặc. Đêm 14/12/1861, trận Cần Giuộc nổ ra gây nhiều tổn thất lớn cho giặc, nhưng cuối cùng quân ta cũng thất bại. Tuần phủ Gia Định nhờ tác giả viết để tỏ lòng tiếc thương những người đã hi sinh. Như vậy Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc không đơn thuần là sản phẩm của nghệ thuật cá nhân mà còn là tác phẩm mang tính quốc gia, thời đại.
    b. Thể loại
    • Bài văn tế được viết theo thể phú luật Đường với bố cục 4 phần
    c. Bố cục
    • Câu 1 -2 (lung khởi): Hoàn cảnh chiến đấu và hi sinh của nghĩa quân
    • Câu 3 - 15 (thích thực): Cuộc đời, cảnh chiến đấu anh dũng của nghĩa quân
    • Câu 16 - 23 (ai vãn): Sự hi sinh cao quý của người nghĩa quân
    • Câu 24 - 30 (kết): Niềm tự hào và thương tiếc về những người đã hi sinh
    2. Đọc - hiểu văn bản
    a. Lung khởi
    • Câu 1: phép đối
      • súng giặc >< lòng dân
      • đất rền >< trời tỏ
    → Thời đại bão táp, tình thế đất nước căng thẳng, dữ dội.

    • Câu 2: Phép đối, so sánh
      • mười năm công vỡ ruông >< một trận nghĩa đánh Tây
      • chưa ắt còn danh nổi như phao >< tuy là mất tiếng vang như mõ
    → Khẳng định sự bất tử về cái chết của các nghĩa sĩ. Tiếng thơm còn mãi muôn đời.

    b. Thích thực:
    • Trước khi Pháp xâm lược
      • Là những người nông dân "cui cút làm ăn", "toan lo nghèo khó" → Hình ảnh người nông dân đơn độc, vất vả, lam lũ, luôn đối phó với cái nghèo
      • Phép đối: quen cày, cuốc, bừa >< không quen tập súng, mác, cờ, cung ngựa
    → Họ là những người nông dân hoàn toàn xa lạ với việc binh đao.

    • Khi giặc Pháp xâm lược
      • Tình cảm
        • Lo sợ: phập phồng, trông chờ ở triều đình
        • Căm ghét quân giặc: "muốn tới ăn gan", "muốn ra cắn cổ", "ghét....như nhà nông ghét cỏ"
      • Nhận thức: "một mối sa thư đồ sộ....theo dê bán chó" → Ý thức trách nhiệm đối với non sông, đất nước.
      • Hành động: Tự nguyện đứng lên đánh giặc
      • Trong trận công đồn:
        • Hoàn cảnh chiến đấu:
          • Không biết về kinh thư yếu lược
          • Trang bị: manh áo vải, ngọn tầm vông, dao phong...→ Trang bị thô sơ là những vật dung sinh hoạt thường ngày
          • Quân giặc: đạn nhỏ, đạn to, tàu sắt, tàu đồng → vũ khí tối tân
        • Khí thế chiến đấu:
          • Bút pháp tả thực
          • Động từ mạnh: đạp, xô, đâm, chém, xông → các cụm từ vừa diễn tả tinh thần vừa diễn tả khí thế chiến đấu: xô cửa, xông vào, đạp rào, hè trước...
          • Câu văn ngắn gọn, nhịp đệu khẩn trương, sôi động.
    ⇒ Tinh thần chiến đấu ngoan cường, quả cảm, dũng mãnh

    ⇒ Tác giả đã xây dựng bức tượng đài bất tử về người nông dân yêu nước, họ mang vẻ đẹp của người anh hùng chân chất mà làm nên lịch sử, vừa phi thường vừa bình thường.

    c. Phần ai vãn và kết thúc:
    • Tiếc hận cho các nghĩa sĩ ra đi khi sự nghiệp còn dang dở, ý nguyện chưa thành
      • Tiếc thương cho:
        • Quê hương; nhân dân:
          • Sông Cần Giuộc cỏ cây mấy dặm sầu giăng
          • Chợ Trường Bình già trẻ hai hàng lụy nhỏ
        • Gia đình; người thân: Mẹ già khóc trẻ vợ yếu chạy tìm chồng → cảnh tan tác, hắt hiu, đau thương
        • Khóc uất cho tình cảnh đau thương của quê hương đất nước.
    • Thể hiện được niềm cảm phục và tự hào đối với các nghĩa sĩ
      • Dũng cảm đứng lên đánh giặc
      • Cái chết đã làm sáng tỏ chân lí của thời đại "chết vinh còn hơn sống nhục"
      • Biểu dương tâm trạng "ôi một trận khói tan nghìn năm tiết rỡ..."
    ⇒ Khích lệ những người còn sống đứng lên đánh giặc

    3. Tổng kết
    a. Nội dung
    • Bài văn tế là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc. Tác giả đã xây dựng nên bức tượng đài bất tử về người nông dẫn nghĩa sĩ Cần Giuộc. Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam người nông dân có mặt ở vị trí trung tâm với tất cả vẻ đẹp bi tráng của tấm lòng dũng cảm hi sinh vì Tổ quốc.
    b. Nghệ thuật
    • Kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực
    • Ngôn ngữ vừa trang trọng vừa dân dã, bình dị, mang đậm sắc thái Nam bộ.

    Bài tập minh họa
    Ví dụ:
    Đề: Hãy chỉ ra tiếng khóc bi tráng của Nguyễn Đình Chiểu trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

    Gợi ý làm bài:

    Các em có thể dựa vào những gợi ý dưới đây:

    • Đoạn Ai vãn là tiếng khóc bi tráng của tác giả trong bài văn tế.
      • Tiếng khóc bi tráng ấy bắt nguồn từ:
      • Nỗi xót thương đối với người tử sĩ
      • Niềm tiếc hận cho người phải hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở.
      • Nỗi đau đớn, não nùng của gia đình mất đi người thân.
      • Nỗi căm hờn đối với những kẻ đã gây nên nghịch cảnh cho người nông dân.
    • Tiếng khóc thương trong bài văn tế không chỉ thể hiện tình cảm riêng của tác giả mà đó còn là tiếng khóc của nhân dân cả nước, là nõi niềm, là sự tri ân, ghi nhận, tuyên dương công trạng của người nghĩa sĩ.
    • Tiếng khóc không chỉ gợi lại sự tiếc thương mà còn khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí tiếp nối sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
    • Đoạn Ai vãn là tiếng khóc bi tráng, mang nỗi đau tột cùng nhưng không chìm ngập rồi tan biến theo sự thương tiếc mà tiếng khóc ấy hết sức hùng hồn, phảng phất âm hưởng tự hào, khẳng định ý nghĩa bất tử của cái chết vì dân vì nước của người nông dân.