Vàng da ở trẻ sơ sinh là do đâu và cách phòng chống

  1. Tác giả: LTTK CTV07
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Trẻ sơ sinh vàng da thường xuất hiện dấu hiệu vàng da từ ngày thứ hai hoặc thứ ba sau sinh. Vàng da rõ nhất ở trên mặt của bé sau đó là mắt, ngực, bụng, cánh tay và chân. Đây là một tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở trẻ đẻ non.

    Nguyên nhân thường do gan của bé chưa đủ trưởng thành để loại bỏ bilirubin trong máu – một sắc tố màu vàng của các chất thải ra khi hồng cầu bị phá hủy. Khi còn trong bụng mẹ thì gan của người mẹ đảm nhiệm quá trình này, nhưng sau khi sinh cơ thể bé phải tự gánh vác trong khi cơ thể trẻ sơ sinh lại sản xuất một lượng lớn các tế bào máu và được thoái hóa tương đối nhanh. Hiện tượng này được gọi là vàng da sinh lý.

    Ngoài ra vàng da còn do một vài tác nhân bệnh lý gây ra, khi đó bé sẽ cần sự chẩn đoán của bác sĩ cùng với các xét nghiệm sinh hóa để điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh. Vàng da nặng nếu không được chữa trị có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như vàng da nhân khi bilirubin độc hại đi vào não.

    Đưa bé đi khám khi có các dấu hiệu sau:

    – Da của bé ngày càng vàng hơn.

    – Lòng trắng của mắt bé trông vàng hơn.

    – Em bé có vẻ lơ đãng, khó đánh thức.

    – Em bé có bất kỳ dấu hiệu bất thường khác khiến mẹ lo lắng.

    – Vàng da kéo dài hơn ba tuần.

    03.jpg
    Trẻ bị vàng da hầu hết các trường hợp đều không nguy hiểm nên bạn đừng quá lo lắng

    Điều trị và cách phòng chống

    Trẻ sơ sinh vàng da nhẹ thường hết vàng da trong vòng hai hoặc ba tuần. Nếu bé bị nặng thì có thể vàng da sẽ kéo dài lâu hơn và phải nằm viện điều trị. Khi đó thì ngoài các phương pháp điều trị bằng thuốc và chăm sóc đặc biệt, người mẹ nên lưu ý một số điều sau trong cách chăm sóc bé bị vàng da.

    1. Nghe lời tư vấn của người có chuyên môn.

    Tâm lý chung của các bậc cha mẹ là hoảng hốt, lo lắng khi con có vấn đề dù chỉ nhỏ nhất. Vậy nên hãy đưa bé đi khám và nghe lời tư vấn của bác sĩ nhi khoa để an tâm hơn về tình trạng của bé mẹ nhé!

    2. Cho bé bú thường xuyên hơn.

    Cho bé bú thường xuyên không những cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bé mà còn khiến bé đi tiêu nhiều hơn, giúp cơ thể đảo thải bilirubin nhanh hơn. Bé cần phải được bú từ 8-12 lần một ngày trong những ngày đầu đời.

    3. Bổ sung cho ăn.

    Nếu em bé gặp các vấn đề về bú, bác sĩ có thể gợi ý cho sữa công thức để bổ sung cho bé. Trong một số trường hợp đặc biệt như trẻ đẻ non, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các hình thức nuôi ăn phù hợp như sữa công thức thay cho sữa mẹ trong vài ngày đầu. Một lần nữa, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé ăn để bé nhận được sự chăm sóc tốt nhất mẹ nhé!