Vật lý 10 nâng cao - Bài 4: Chuyển động thẳng biến đổi đều

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu C1 trang 23 Vật Lý 10 Nâng Cao. Tại thời điểm t1 trên hình 4.4 vận tốc bằng bao nhiêu?
    [​IMG]
    Giải
    Tại thời điểm t1 trên hình 4.4 , v1 = 0 ⇔ vật dừng lại




    Bài 1 trang 24 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao. Nhận xét nào sau đây không đúng với một chất điểm chuyển động thẳng theo một chiều với gia tốc a = 4m/s2
    A. Lúc đầu vận tốc bằng 0 thì 1s sau vận tốc của nó bằng 4 m/s
    B. Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì sau 1s vận tốc của nó bằng 6 m/s
    C. Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì 2s sau vận tốc bằng 8 m/s
    D. Lúc vận tốc bằng 4 m/s thì 2 s sau vận tốc của nó bằng 12 m/s
    Giải :
    C. Sai . (Lúc đầu vận tốc bằng 2 m/s thì sau 2s vận tốc của nó thì phải bằng 2 + 4 . 2 = 10 m/s mới đúng).




    Bài 2 trang 24 SGK 10 Nâng Cao. Chọn câu sai.
    Khi một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều thì nó
    A. có gia tốc không đổi
    B. có gia tốc trung bình không đổi
    C. chỉ có thể chuyển động nhanh dần đều hoặc chậm dần đều
    D. có thể lúc đầu chuyển động chậm dần đều, sau đó chuyển động nhanh dần đều
    Giải:
    Câu C sai. (Búng cho một viên bi lên dốc, bị chuyển động chậm dần đều, dừng lại rồi lăn nhanh dần đều xuống dốc).




    Bài 3 trang 24 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao. Tốc độ vũ trụ cấp I (7,9 km/s) là tốc độ nhỏ nhất để các con tàu vũ trụ có thể bay quanh Trái Đất. Hãy tính xem tên lửa phóng tàu vũ trụ phải có gia tốc bằng bao nhiêu để sau khi phóng 160s con tàu đạt được tốc độ trên ? Coi gia tốc của tên lửa là không đổi.
    Giải:
    Chọn chiều dương là chiều chuyển động, t0 = 0 là lúc bắt đầu phóng
    \(a = {{v - {v_0}} \over {t - {t_0}}} = {v \over t} = {{7900} \over {160}} \approx 49,4\,(m/{s^2})\)




    Bài 4 trang 24 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao. Một chất điểm chuyển động trên trục Ox với gia tốc không đổi \(a = 4m/{s^2}\) và vận tốc ban đầu \({v_0} = - 10m/s\)
    a) Sau bao lâu thì chất điểm dừng lại ?
    b) Tiếp sau đó chất điểm chuyển động như thế nào ?
    c) Vận tốc của nó lúc t = 5s là bao nhiêu ?
    Giải
    [​IMG]

    \(\overrightarrow a \,;\,\overrightarrow v \) ngược chiều chuyển động là chậm dần đều. Chọn t0 = 0 là lúc có \({v_0} = - 10\,m/s\)
    a) Chất điểm dừng lại : \(v = {v_0} + at = 0\)
    -10 + 4t = 0 ⟹ t= 2,5 (s)
    b) Từ thời điểm t > 2,5 s :
    v = -10 + 4t > 0 , v.a > 0 nên chất điểm chuyển động nhanh dần đều theo chiều ngược lại
    c) Tại t = 5 (s) có : v = -10 + 4.5 = 10 (m/s)




    Bài 5 trang 24 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao. Một người đi xe đạp trên một đường thẳng. Sau khi khởi hành 5s, vận tốc của người đó là 2 m/s sau 5s tiếp theo vận tốc 4 m/s, sau 5s tiếp theo vận tốc 6 m/s.
    a) Có thể kết luận chuyển động của người đó là nhanh dần đều được không ? Tại sao ?
    b) Tính gia tốc trung bình mỗi khoảng thời gian 5 s và gia tốc trung bình cả khoảng thời gian từ lúc khỏi hành
    Giải:
    a) Không. Tuy cứ sau 5 s vận tốc tăng lên 1 lượng 2 m/s, tuy nhiên trong mỗi khoảng 5s ấy có thể có lúc vận tốc giảm đi, có lúc tăng rất nhanh, do đó không thể kết luận chuyển động này là nhanh dần đều.
    b , Gia tốc trung bình trong mỗi khoảng 5s là như nhau :
    \({a_{tb}} = {{2 - 0} \over 5} = {{4 - 2} \over 5} = {{6 - 4} \over 5} = 0,4(m/{s^2})\)
    Gia tốc trung bình trong 15 s :
    \({a_{tb}} = {6 \over {15}}\, = \,0,4\,(m/{s^2})\)