Vật lý 11 nâng cao - Bài 10. Dòng điện không đổi. Nguồn điện

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu C1 trang 48 SGK Vật Lí 11 Nâng cao. Nêu các tác dụng của dòng điện mà em đã biết. Nêu ví dụ minh họa cho mỗi tác dụng.
    Giải
    Dòng điện có các tác dụng nhiệt (bếp điện, bàn ủi...).
    Tác dụng hoá (mạ điện, đúc điện...)
    Tác dụng từ (nam châm nhân tạo...)




    Câu C2 trang 48 SGK Vật Lí 11 Nâng cao. Nối hai đầu bóng đèn dây tóc vào hai cực của một pin.
    - Chiều và cường độ dòng điện chạy qua đèn có thay đổi theo thời gian không?
    - Cho biết trong 4 s có 1 điện lượng 2C chạy qua tiết diện thẳng của dây tóc đèn. Tìm cường độ dòng điện chạy qua đèn.
    Giải
    [​IMG]
    Nối hai đầu bóng đèn dây tóc vào hai cực của pin. Chiều và cường độ dòng điện chạy qua đèn xác định; không đổi theo thời gian \(I = {{{U_{AB}}} \over R}\).
    Giả sử trong thời gian t = 4(s) có một điện lượng q = 2 (C) qua tiết diện thẳng của dây tóc bóng đèn thì cường độ dòng điện chạy qua đèn là
    \(I = {q \over t} = {2 \over 4} = 0,5\left( A \right)\)




    Câu C3 trang 49 SGK Vật Lí 11 Nâng cao. Hãy nêu quy tắc dùng ampe kế.
    Giải
    [​IMG]

    Ampe kế được mắc nối tiếp vào đoạn mạch, điện trở ampe kế rất nhỏ không đáng kể, số chỉ cùa ampe kế cho ta biết cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch
    \({U_{AB}} = {V_A} - {V_B} > 0\)





    Câu C4 trang 49 SGK Vật Lí 11 Nâng cao. Trình bày cách xác định điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế.
    Giải
    [​IMG]

    Ta mắc mạch như hình vẽ: Vôn kế (V) và ampe kế (A) được mắc vào mạch, số chỉ (V) cho biết UAB, số chỉ (A) cho biết cường độ dòng điện.
    Ta có: \(R + r = {U \over I}\)
    Biết R, suy ra điện trở r của dây dẫn.





    Câu C5 trang 49 SGK Vật Lí 11 Nâng cao. Viết công thức tính điện trở của một đoạn dây dẫn đồng tính có dạng hình trụ tiết diện S chiều dài l, làm bằng vật liệu có điện trở suất \(\rho \) và chỉ ra đơn vị của các đại lượng trong công thức.
    Giải
    \(R = \rho {l \over S}\)
    \(\rho \): điện trở suất của kim loại làm dây dẫn, đơn vị là (\(\Omega m\)).





    Bài 1 trang 51 SGK Vật Lí 11 Nâng cao. Chọn phương án đúng.
    Bốn đồ thị a, b, c, d ở Hình 10.4 diễn tả sự phụ thuộc của đại lượng trên trục tung theo đại lượng trên trục hoành. (Các) trường hợp trong đó vật dẫn tuân theo định luật Ôm là:
    A. Hình 10.4a B. Hình 10.4d
    C. Hình 10.4c D. Hình 10.4b.
    [​IMG]
    Giải
    Chọn C

    Hình (c) là đường đặc tuyến vôn - ampe biểu thị vật dẫn tuân theo định luật Ôm.





    Bài 2 trang 52 SGK Vật Lí 11 Nâng cao. Chọn phương án đúng.
    Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho
    A. Khả năng tích điện cho hai cực của nó.
    B. Khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện
    C. Khả năng thực hiện công của nguồn điện.
    D. Khả năng tác dụng lực của nguồn điện.
    Giải
    Chọn C
    Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.





    Bài 3 trang 52 SGK Vật Lí 11 Nâng cao. Tính số êlectron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây nếu có điện lượng 15 Cu-lông dịch chuyển qua tiết diện đó trong 30 giây.
    Giải
    Tính số êlectron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây nếu có điện lượng q = 15 (C) dịch chuyển qua tiết diện đó trong thời gian t = 30(s).
    Ta có \(I = {q \over t} = {{15} \over {30}} = 0,5\left( A \right)\) nghĩa là cứ trong một giây, điện lượng dịch chuyển qua đoạn mạch là 0,5 (C). Suy ra số êlectron
    \(n = {I \over e} = {{0,5} \over {1,{{6.10}^{ - 19}}}} = 3,{125.10^{18}}\)