Vật lý 6 Bài 15: Đòn bẩy

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    I. Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    • Mỗi đòn bẩy đều có:
      • Điểm tựa là O

      • Trọng lượng của vật cần nâng \(\left( {{F_1}} \right)\) tác dụng vào 1 điểm của đòn bẩy \(\left( {{O_1}} \right)\)

      • Lực nâng vật \(\left( {{F_2}} \right)\) tác dụng vào một điểm khác của đòn bẩy \(\left( {{O_2}} \right)\)
    • Chú ý: Đòn bẩy không thể thiếu yếu tố \(\left( {{F_2}} \right)\), vì thiếu lực này ta không thể bẩy vật lên được.

    • Đòn bẩy có 2 dạng:
      • Dạng 1: các lực tác dụng ở hai phía của điểm tựa

      • Dạng 2: các lực tác dụng ở cùng một phía với điểm tựa.
    • Ví dụ: Dùng xà beng di chuyển một vật nặng trên mặt đất
    II. Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
    1. Đặt vấn đề:
    [​IMG]

    Hình 15.4: Muốn lực nâng vật lên \(\left( {{F_2}} \right)\) nhỏ hơn trọng lượng của vật \(\left( {{F_1}} \right)\) thì các khoảng cách OO1 và OO2 phải thỏa mãn điều kiện gì?

    2. Thí nghiệm
    Khi OO2>OO1 thì F2< F1 nghĩa là khi khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng lực lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa đến điểm đặt vật thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng vật.

    3. Rút ra kết luận
    Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lực của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật


    Bài tập minh họa
    Bài 1:
    Hãy chỉ ra điểm tựa, các lực tác dụng của lực F1, F2 lên đòn bẩy trong hình vẽ sau:

    [​IMG]

    Hướng dẫn giải:
    • Điểm tựa
      • Chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền.

      • Trục bánh xe cút kít.

      • Ốc vít giữ chặt hai lưỡi kéo.

      • Trục quay bấp bênh.
    • Điểm tác dụng của lực F1:
      • Chỗ nước đẩy vào mái chèo.

      • Chỗ giữa mặt đáy thùng xe cút kít chạm vào thanh nối ra tay cầm.

      • Chỗ giấy chạm vào lưỡi kéo.

      • Chỗ một bạn ngồi.
    • Điểm tác dụng của lực F2:
      • Chỗ tay cầm mái chèo.

      • Chỗ tay cầm xe cút kít.

      • Chỗ tay cầm kéo.

      • Chỗ bạn thứ hai.
    Bài 2:
    Tác dụng của đòn bẩy là gì?

    Hướng dẫn giải:
    • Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực tác dụng vào vật.

    • Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật. Cụ thể, để đưa một vật lên cao ta tác dụng vào vật một lực hướng từ trên xuống.

    • Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực. Khi dùng đòn bẩy để nâng vật, nếu khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lực thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng của vật.