Vật lý 6 Bài 16: Ròng rọc

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    I. Tìm hiểu về ròng rọc
    • Ròng rọc là một bánh xe dễ dàng quay quanh một trục, trên vành bánh xe có xẻ rãnh để đặt dây kéo

    • Có 2 loại ròng rọc là: Ròng rọc cố định và ròng rọc động
      • Ròng rọc cố định là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe được mắc cố định ( có móc treo trên bánh xe).
        • Khi kéo dây, bánh xe quay quanh trục cố định.
    [​IMG]

    • Ròng rọc động là một bánh xe có rãnh để vắt qua dây, trục của bánh xe không được mắc cố định.
      • Khi kéo dây, bánh xe vừa chuyển động cùng với trục của nó.
    [​IMG]

    II. Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
    [​IMG]

    • Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua ròng rọc cố định là khác nhau. Độ lớn như nhau.

    • Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua ròng rọc động là không thay đổi. Độ lớn của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn độ lớn của lực kéo qua ròng rọc động

    • Kết luận:
      • Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

      • Dùng ròng rọc động thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật

    Bài tập minh họa
    Bài 1.
    Sử dụng ròng rọc ta được lợi gì? Cho ví dụ.

    Hướng dẫn giải:
    • Sử dụng ròng rọc khi đưa một vật lên cao ta được lợi:
      • Về lực.

      • Về hướng của lực.

      • Về đường đi.
    • Ví dụ:
      • Về lực: Trong xây dựng các công trình nhỏ, người công nhân dùng ròng rọc cố định để đưa các vật liệu lên cao. Khi dùng ròng rọc, thì người công nhân không phải mang, vác vật liệu lên cao mà chỉ cần đứng tại chỗ để di chuyển chúng.

      • Về hướng của lực: Ở đầu trên của cột cờ (ở sân trường) có gắn 01

      • Về đường đi: Ở đầu móc các cần cẩu hay xe ôtô cần cẩu đều được lắp các ròng rọc động, nhờ đó mà người ta có thể di chuyển một cách dễ dàng các vật rất nặng có khối lượng hàng tấn lên cao với một lực nhỏ hơn trọng lượng của chúng