Vật lý 8 Bài 13: Công cơ học

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Khi nào có công cơ học
    Công cơ học xuất hiện khi có lực tác dụng và làm vật chuyển dời

    2. Công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào?
    • Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển
    Lưu ý:
    • Trong các trường hợp có công có học, ta cần tìm ra lực nào đã thực hiện công đó.
    • Ví dụ: Trong trường hợp đầu tàu hỏa đang kéo các toa chuyển động thì lực thực hiện công là lực kéo của đầu tàu hỏa, hoặc trong trường hợp quả táo rơi từ trên cây xuống thì lực thực hiện công là trọng lực.
    3. Công thức tính công
    Công thức tính công:

    A = F .S

    Trong đó:

    • A: Công của Lực (J)
    • F: Lực tác dụng (N)
    • S: Quãng đường (m)
    • 1 J= 1N. 1 m = 1Nm. Bội số của Jun là kilojun (kí hiệu là kJ), 1kJ = 1 000J.
    Lưu ý:
    • Chỉ áp dụng cho trường hợp vật chuyển dời theo phương của lực, còn khi vật chuyển dời theo phương vuông góc với lực thì công của lực đó bằng 0.
    • trọng lực có phương vuông góc với phương chuyển động khi đó không có công cơ học

    Bài tập minh họa
    Bài 1.
    Một quả dừa có trọng lượng 2kg rơi từ trên cây cách mặt đất 6m. Tính công của trọng lực.

    Hướng dẫn giải:
    Ta có: quả dừa có khối lượng 2kg nghĩa là lực hút của Trái Đất tác dụng lên nó là 20N.

    Công của trọng lực là: ADCT

    A = P.h = 20.6 = 120J.

    Vậy công của trọng lực là: 120J

    Bài 2.
    Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 600N. Trong 5 phút công thực hiện được là 360kJ. Tính vận tốc chuyển động của xe.

    Hướng dẫn giải:
    Quãng đường con ngựa kéo xe đi được là:

    Ta có: A = F.s

    Suy ra:\(s=\frac{A}{F}=\frac{360000}{600}=600\)N

    Vận tốc chuyển động của xe là:

    \(v=\frac{s}{t}=\frac{600}{300}=2m/s\)

    Vậy vận tốc chuyển động của xe là 2m/s